Hiện nay trong khoảng thời gian đầu tháng 4 cho đến hết ngày 20/4 là khoảng thời gian để thí sinh trên cả nước ghi phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 và đăng ký xét tuyển Đại học Cao đẳng Trung cấp (xem hướng dẫn ghi phiếu ở đây), với sự quan tâm lớn dành cho những trường top đầu như Đại học Hà Nội.

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Luật Kinh tế khi ra trường

Cử nhân ngành Luật Kinh tế của HLU khi ra trường có thể dễ dàng có được công việc với mức lương hấp dẫn. Một số công việc như:

– Chuyên viên tư vấn pháp luật phụ trách việc phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước và các công ước của quốc tế.

– Trở thành chuyên viên hoặc luật sư thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý.

– Trở thành giảng viên giảng dạy trong các trường có đào tạo về ngành Luật Kinh tế…

Luật sư kinh tế là một nghề có cơ hội phát triển rất tốt.

Tùy theo kinh nghiệm cũng như vị trí đảm nhận, mà người làm trong ngành Luật kinh tế có những mức lương khác nhau, dao động từ 4-6 triệu cho người chưa có kinh nghiệm và có thể lên tới 30 – 40 triệu nếu lên vị trí Partner/Trưởng nhóm.

Với chương trình giảng dạy chất lượng, sự đầu tư bài bản kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Cử nhân ngành Luật Kinh tế tại HLU luôn được các công ty, tập đoán đánh giá khá cao về khả năng làm việc chuyên nghiệp, độc lập và hiệu quả. Còn đối với các teen lớp 12, Luật Kinh tế luôn là niềm mơ ước của những em yêu thích ngành Luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng.

Review ngành Luật Kinh tế – Đại học Luật Hà Nội (HLU): Cơ hội việc làm rộng mở

Là một trong những ngành đào tạo thế mạnh của Đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Kinh tế luôn là lựa chọn của rất nhiều thí sinh có nguyện vọng theo đuổi lĩnh vực luật pháp.  Vậy ngành Luật Kinh tế là gì? Chương trình học tại HLU ra sao? Dưới đây là review chi tiết nhất về ngành Luật Kinh tế tại HLU mà teen lớp 12 có thể tham khảo.

Ngành Luật kinh tế là gì? Có giống ngành Luật không?

Luật Kinh tế là một bộ phận của pháp luật và thuộc lĩnh vực kinh tế. Các quy định của Luật Kinh tế được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những phát sinh trong quan hệ kinh tế (tổ chức, quản lý, tranh chấp…) của nhà nước và giữa các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh khác nhau.

Luật Kinh tế là một phần rất quan trọng của nền kinh tế, sự ra đời của ngành này giúp đảm bảo các quy định kinh doanh và quy trình hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình giao thương trong và ngoài nước. Trong trường hợp có các tranh chấp xảy ra, các điều khoản trong Luật Kinh tế sẽ là cán cân công ty giúp các chủ thể kinh doanh giải quyết tranh chấp, thỏa thuận hợp đồng một cách rõ ràng.

Điểm đầu vào của HLU có cao so với mặt bằng chung không?

Điểm đầu vào của trường Luật Hà Nội thường được xếp vào khoảng trung bình cao so với mặt bằng chung của các trường đại học ở trong nước. Theo thống kê của trường năm 2022, điểm chuẩn đầu vào của trường cho ngành Luật đại cương là khoảng 24-25 điểm (theo thang điểm 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Chương trình Luật kinh tế tại HLU như thế nào?

Theo học Luật kinh tế tại HLU, bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, người học còn được đào tạo để trở thành những người có phẩm chất chính trị và đạo đức phục vụ cho công việc và đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Thời gian và lộ trình chi tiết về chương trình đào tạo Cử nhân Luật kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội như sau:

– Khối lượng kiến thức đào tạo 126 tín chỉ (25 tín chỉ khối kiến thức đại cương; 91 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; 10 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp);

Các học phần được Đại học Luật Hà Nội đưa vào giảng dạy trong ngành Luật Kinh tế

Với học phần khóa luận tốt nghiệp, sinh viên phải đạt kết quả học tập theo quy định của trường. Trường hợp sinh viên không có nguyện vọng làm khóa luận tốt nghiệp có thể lựa chọn 2 cách sau:

– Đăng ký học và thi các môn học thuộc khối kiến thức chuyên sâu của ngành Luật Kinh tế hoặc các môn kỹ năng với số tín chỉ là 10.

– Đăng ký đi thực tập theo điều kiện và kế hoạch của trường được tính 4 tín chỉ đồng thời đăng ký học và thi các môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành Luật Kinh tế với số tín chỉ là 6.

Trường Đại Học Luật Hà Nội (HLU) – Mã Trường: LPH

Trường Đại học Luật Hà Nội (tên tiếng Anh: Hanoi Law University, tên viết tắt: HLU) là trường đại học công lập đào tạo luật pháp hàng đầu của Việt Nam, trực thuộc Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường HLU là trường đại học có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước.

Trường được thành lập vào 10/11/1079 với tên là trường Đại học Pháp lý Hà Nội. Đến 10/1982, trường sáp nhập thêm Trường Cao đẳng tòa án và đến 6/7/1993 thì chính thức đổi tên thành ĐH Luật Hà Nội (Hanoi Law University – HLU). Trường đặt mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý đi đầu trong cả nước và có vị thế lớn mạnh trong khu vực.

Hiện nay, trường có đa dạng các hệ đào tạo như:

Tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội năm 2024 của 4 nhóm ngành với 5 phương thức xét tuyển sau đây:

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng.

Phương thức 2: Xét tuyển các thi sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.

– Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của bậc THPT đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

– Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2022 dao động từ 19 đến 29.5 điểm. Điểm chuẩn cao nhất 29,5 ở tổ hợp C00 ngành Luật Kinh tế, cao hơn 0,25 so với năm 2021.

Học phí ĐH Luật Hà Nội đã có sự thay đổi với khóa tuyển sinh năm học 2022 – 2023 như sau:

Như vậy, học phí của Trường ĐH Luật Hà Nội đã tăng gấp đôi với hệ đại trà, trong khi học phí của hệ chất lượng cao tăng 62%.

Để nhận được học bổng khuyến khích học tập, các bạn sinh viên HLU cần đạt được những điều kiện nhất định về kết quả học tập và kết quả rèn luyện.

Học bổng được chia thành các mức khác nhau như:

Còn đối với các sinh viên thuộc lớp chất lượng cao thì sẽ được chia các mức khác nhau, do khác nhau về mức học phí phải đóng.

Chất lượng đầu ra của sinh viên trường HLU có được đảm bảo hay không?

HLU là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo luật. Chất lượng đầu ra của sinh viên trường được đánh giá cao và được đảm bảo.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp HLU thường sẽ làm ở các vị trí gì?

Sau khi tốt nghiệp trường Luật Hà Nội, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như:Chính trị   gia, luật sư, giáo viên, nhà nghiên cứu, chuyên viên tư vấn pháp lý, quản lý tài sản, quản lý nhân sự, quản lý dự án, lãnh đạo doanh nghiệp…

Mức điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế

Điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế của HLU thuộc nhóm cao so với các trường có cùng ngành đào tạo. Mức điểm lấy riêng biệt theo từng tổ hợp, mỗi tổ hợp môn khác nhau sẽ có điểm chuẩn khác nhau. Điểm chuẩn năm 2021 theo từng tổ hợp như sau: Khối A00 lấy 26.26 điểm; khối A01 có điểm chuẩn 26.9 điểm; khối C00 lấy 29.25 điểm;

Như vậy, để có thể trúng tuyển vào HLU với Ngành Luật Kinh tế, thí sinh sẽ phải chuẩn bị thật tốt cho việc ôn tập cùng với sự thông minh khi đặt nguyện vọng vào trường.