Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng được ký mấy lần?
Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động dưới 1 tháng thuộc loại hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Khi hợp đồng này hết hạn, nếu các bên vẫn có nhu cầu tiếp tục thực hiện công việc thì phải tiến hành ký hợp đồng mới theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động nắm 2019:
- Ký hợp đồng mới trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động dưới 1 tháng hết hạn:
+ Được ký tiếp 01 lần hợp đồng có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Được ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 01 tháng với những trường hợp sau:
- Không ký hợp đồng mới mà vẫn để người lao động tiếp tục làm việc: Sau 30 ngày, hợp đồng lao động dưới 1 tháng trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Như vậy, với hầu hết người lao động, doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng dưới 1 tháng 02 lần.
Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như người lao động cao tuổi, lao động nước ngoài, người được thuê làm giám đốc trong doanh nước, thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động thì được phép ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
Phân biệt hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động
Dưới đây là bảng phân biệt chi tiết hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động:
Là sự thoả thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và được bên sử dụng dịch vụ trả một khoản tiền dịch vụ như thỏa thuận.
Nội dung của hợp đồng phải đáp ứng đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của Bộ luật Lao động như: Công việc, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, mức lương, thời giờ làm việc,...
Sự ràng buộc pháp lý giữa các bên
Không có sự ràng buộc pháp lý giữa bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ, kết quả mà hợp đồng hướng tới là kết quả của công việc.
Có sự ràng buộc pháp lý giữa người sử dụng lao động với người lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động chịu sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động; đồng thời người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định, quy chế của công ty.
Không cần liên tục, chỉ cần hoàn thành xong công việc theo yêu cầu.
Thực hiện liên tục trong khoảng thời gian nhất định hoặc không xác định thời hạn, không được tự ý ngắt quãng thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.
Không bắt buộc đóng các bảo hiểm cho người thực hiện công việc.
Khi ký hợp đồng lao động phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động đã làm việc đủ 12 tháng cho 01 người sử dụng lao động thì sẽ được nghỉ phép hàng năm và hưởng nguyên lương cho khoảng thời gian nghỉ phép này.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Để đảm bảo tiến độ sản xuất khi vào dịp cao điểm, các doanh nghiệp thường thuê lao động ngắn hạn. Vậy với loại hợp đồng lao động dưới 1 tháng, doanh nghiệp và người lao động cần chú ý những gì?
Lao động làm ngắn hạn dưới 01 tháng có phải thử việc?
Theo Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019, thời gian thử việc đối với mỗi loại công việc được quy định như sau:
- Không quá 180 ngày: Công việc quản lý doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày: Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày: Công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Tuy nhiên do đặc thù về thời hạn chỉ làm dưới 01 tháng nên với loại hợp đồng lao động dưới 1 tháng, khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động đã nêu rõ:
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, nếu làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 01 tháng, người lao động sẽ không cần phải trải qua quá trình thử việc mà được nhận luôn làm nhân viên chính thức. Nhờ vậy, người lao động sẽ được trả đầy đủ 100% tiền lương của công việc mà người đó đang làm.
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng BHXH không?
Khi các bên ký kết hợp đồng dịch vụ thì không phát sinh quan hệ lao động và không phải là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, hợp đồng dịch vụ không đóng BHXH (bảo hiểm xã hội).
Bởi căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, đối tượng áp dụng của Luật này gồm có:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc cụ thể từ đủ 03 - dưới 12 tháng (bao gồm cả hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người đại diện hợp pháp của người dưới 15 tuổi theo quy định).
- Người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 - dưới 03 tháng.
- Cán bộ; công chức, viên chức; công nhân công an/quốc phòng; người làm công tác khác tại các tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an; người làm công tác cơ yếu được hưởng lương như quan nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội; hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an phục vụ có thời hạn cụ thể; học viên trong quân đội, công an và cơ yếu đang theo học và được hưởng sinh hoạt phí theo quy định.
- Người quản lý của doanh nghiệp, người điều hành của hợp tác xã được hưởng lương.
- Người làm việc tại nước ngoài có hợp đồng lao động theo quy định.
- Người hoạt động không chuyên trách tại địa phương xã/phường/thị trấn.
Như vậy, khi người lao động ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng có tính chất tiền lương thì sẽ thuộc một trong các đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trong khi đó, theo Điều 513 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, hợp đồng dịch vụ được quy định là sự thoả thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ thực hiện các công việc cho bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ trả phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ không có sự ràng buộc về thời gian, địa điểm làm việc cũng như tiền lương hay kỷ luật lao động như đối với hợp đồng lao động mà chỉ cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu.
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có phải đóng bảo hiểm không?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Còn với bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, Điều 43 Luật Việc làm 2013 và khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 cũng chỉ rõ, đối tượng tham gia các loại bảo hiểm này phải là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng, người lao động sẽ không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm.
Tuy nhiên, thay cho việc không phải đóng bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm tiền cho những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
Bởi khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định:
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, ngoài tiền lương, doanh nghiệp còn phải thanh toán thêm cho người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu không trả thêm tiền, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 03 - 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động bị trả thiếu tiền (theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
---------------------------------------