Việt Nam hiện đang rất thiếu các giám đốc điều hành chuyên nghiệp, một trong những nguyên nhân chính là nhiều người vẫn chưa có những hình dung cụ thể về vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có của “nhân vật” này để phấn đấu đạt đến.
Kết thúc và tập hợp, làm báo cáo
Sau khi kết thúc chuyến du lịch, nhiệm vụ của nhân viên điều hành tour là hoàn thành các bước cuối cùng và làm các thủ tục lên cấp trên. Thông thường, nhân viên phải báo cáo tài chính và mức độ hài lòng của du khách và sau đó, bạn sẽ nhận được lời khuyên và những chỉ đạo mới từ ban quản lý điều hành tour du lịch. Những công việc của một người điều hành tour cần làm sau khi kết thúc tour đó là:
• Lập bản tóm tắt, liệt kê các địa điểm đã đến và chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình tour diễn ra.
• Viết nhật ký du lịch để lưu lại kinh nghiệm.
• Thực hiện quyết toán với phòng kế toán dựa trên bảng chi phí đã kê khai (kể cả một số chi phí phát sinh nếu có).
• Lập bảng thu thập phản hồi ý kiến của du khách để đánh giá mức độ hài lòng, ghi nhận phản hồi và đóng góp từ khách hàng để cải thiện dịch vụ trong tương lai.
Nhân viên điều hành thu thập ý kiến khách hàng sau khi tour kết thúc
Quản lý mảng kinh doanh - Marketing
Giám đốc điều hành cần quản lý mảng kinh doanh - Marketing của tổ chức
CEO cần nắm kiến thức tổng quan về quản trị tài chính để phân tích và xây dựng ngân sách, chi phí hợp lý cho các hoạt động, giám sát và đánh giá xem chi phí đó có hợp lý không để đề xuất các phương án giải quyết phù hợp.
Về quản trị nhân sự, CEO có thể thu hút nhân tài về cho tổ chức, việc này góp phần xây dựng nên một nguồn nhân lực tiềm năng. CEO có thể không phải là người trực tiếp tuyển dụng nhân sự, nhưng cần nắm bắt và chịu trách nhiệm phê duyệt các vấn đề liên quan đến nhân sự như đào tạo, mức lương, khen thưởng,…
CEO theo dõi các hoạt động trong công ty, tổ chức và xây dựng hệ thống nguồn nhân lực cốt lõi để thực hiện kiểm soát nội bộ.
CEP thực hiện đo lường, đánh giá và thực hiện báo cáo các nhiệm vụ chi tiết theo tuần, tháng, quý với Ban điều hành theo quy định của công ty. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn và phải phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban liên quan.
Trách nhiệm của giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành đại điện cho bộ mặt của doanh nghiệp, họ cũng là người quyết định tương lai cho tổ chức. Mỗi doanh nghiệp có một quy mô và cách thức hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung, trách nhiệm của CEO sẽ bao gồm:
Nếu chỉ đưa ra các chiến lược chung chung, không rõ ràng, đội ngũ nhân sự sẽ không xác định được mục tiêu và trách nhiệm của họ. Do đó, việc xác định chiến lược dài hạn là trách nhiệm quan trọng nhất của giám đốc điều hành.
CEO cần hệ thống lại tầm nhìn, phát triển chiến lược một cách nhất quán, truyền đạt cụ thể, chi tiết để đội ngũ nhân viên hiểu rõ và làm theo.
CEO là tấm gương để các nhân viên noi theo trong doanh nghiệp. Do đó, hành động, lời nói, phong thái làm việc, lối sống cần được duy trì đúng chuẩn mực. Nói cách khác, họ phải trở thành người mà họ muốn thấy được ở nhân viên của mình.
Hiệu suất, kết quả chính là bằng chứng rõ ràng nhất về khả năng lãnh đạo của một giám đốc điều hành. Do đó, việc chịu mọi trách nhiệm trong kinh doanh, hoạt động là lẽ đương nhiên với vị trí CEO.
Họ cần kiểm soát hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo truyền đạt rõ ràng các mục tiêu, phương hướng phát triển cho đội ngũ nhân sự. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu suất tối ưu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Trách nhiệm quan trọng của giám đốc điều hành là xây dựng, cân bằng nguồn lực và tài chính. Trước các vấn đề về ngân sách, nguồn nhân lực thay đổi liên tục theo từng hoàn cảnh và môi trường kinh doanh, các CEO cần nắm bắt, thấu rõ mọi chiến lược mình đã đặt ra, hiểu sâu các khía cạnh liên quan của doanh nghiệp để gánh vác được trọng trách này.
Quyền hạn của giám đốc điều hành trong doanh nghiệp
Quyền hạn của giám đốc điều hành sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc của tổ chức, cũng như các trách nhiệm cụ thể được nêu trong mô tả công việc và quy định của công ty.
CEO là vị trí quản lý cấp cao nhất trong hoạt động công ty, họ có quyền hạn quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày, đầu tư, quản lý nhân sự, cố vấn cho chủ doanh nghiệp (chủ tịch)...
Đồng thời, giám đốc điều hành cũng có quyền quyết định tuyển dụng hoặc thay đổi vị trí công tác đối với nhân viên dưới quyền, không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Điều Hành Tour Là Gì? Tìm Hiểu Công Việc Của Nhân Viên Điều Hành Tour
Du lịch luôn nằm trong những ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho các ngành nghề liên quan đến du lịch, đặc biệt là điều hành tour. Vậy cụ thể điều hành tour là gì? Người làm công việc điều hành tour du lịch sẽ làm những công việc gì? Bài viết dưới đây, trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn sẽ giải đáp tất tần tật các thông tin về ngành nghề này để giúp bạn có thêm định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Đối với các bạn học sinh, sinh viên hứng thú với ngành du lịch có thể sẽ có những thắc mắc liên quan về lĩnh vực này như điều hành tour là gì hay nhân viên điều hành tour là ai? Nhân viên điều hành tour là những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho chuyến đi hay tham quan cả trong và ngoài nước cho một tour nào đó. Họ là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn, làm visa, mua vé vận chuyển… đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng, theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch.
Bên cạnh đó, nhân viên điều hành tour còn phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện các công việc thanh toán với các doanh nghiệp gửi khách và các nhà cung cấp dịch vụ. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch nhằm đảm bảo các chương trình du lịch diễn ra một cách hoàn hảo nhất.
Nhân viên điều hành tour chịu trách nhiệm triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình du lịch
Công việc của nhân viên điều hành tour du lịch là gì?
Để hiểu rõ công việc của điều hành tour là gì, chúng ta cần biết, nhân viên điều hành tour được xem là người đại diện cho các công ty lữ hành để triển khai chương trình du lịch và họ sẽ thực hiện các công việc bao gồm:
• Làm việc trực tiếp với khách hàng, giới thiệu, đàm phán và thuyết phục về các dịch vụ của công ty, từ đó đi đến việc ký kết hợp đồng.
• Xây dựng chương trình du lịch, lên kế hoạch chi tiết cho từng chương trình, hoạt động để tạo nên trải nghiệm du lịch tốt nhất.
• Đàm phán và hợp tác với các đối tác cung cấp dịch vụ như địa điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn,… để đảm bảo chất lượng dịch vụ và giá cả tốt nhất cho tour.
• Phân công nhiệm vụ cho Hướng dẫn viên Du lịch, theo sát và cập nhật thông tin để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt chuyến đi.
• Luôn cập nhật xu hướng mới, nghiên cứu đối thủ, thị trường, thị hiếu khách hàng để đưa ra chiến lược phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
• Lập báo cáo hoạt động hàng tuần, hàng tháng và đề xuất các phương án mới để nâng cao hiệu quả và phát triển dịch vụ của công ty.
Nhân viên điều hành tour là người đại diện cho các công ty lữ hành để triển khai chương trình du lịch