Những món ăn ngày Tết được xem là một món quà tinh thần không thể nào thiếu được mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, hương vị và những món ăn ở những miền Bắc, Trung và Nam nước ta lại có chút khác nhau. Hãy cùng xem 3 miền của đất nước Việt Nam ăn gì vào dịp Tết Nguyên Đán ngay dưới đây nhé.

Thịt kho trứng (thịt kho tàu)

Món thịt kho tàu này không chỉ hay hiện diện trên mâm cơm gia đình hàng ngày mà còn là món ăn ngày Tết không thể thiếu tại miền Nam. Đây là sự kết hợp cực kỳ độc đáo giữa thịt heo, trứng và nước dừa rồi kho lên, tạo ra một hương vị thơm ngon khó cưỡng. Chúng ta có thể dùng thịt kho trứng chung với cơm trắng hoặc là dưa giá đều rất ngon.

Khổ qua được biết tới là một món ăn rất có ích cho sức khỏe chúng ta. Hơn thế nữa, khi nó được kết hợp với thêm nấm mèo và thịt heo thì càng làm cho món ăn thêm phần dinh dưỡng hơn nữa. Chính vì thế, canh khổ qua là một món ăn ngày Tết mà rất nhiều gia đình lựa chọn để thưởng thức trong mâm cơm.

Món ăn này rất thanh mát, giúp giải nhiệt. Chưa dừng lại ở đó, nó còn mang ý nghĩa là xóa bỏ đi những điều khổ đau, không vui của năm cũ để chào đón một năm mới ngập tràn bình an và may mắn. Vậy còn chần chờ gì nữa mà hãy cùng nhanh tay làm món này chiêu đãi cho gia đình thôi!

Lạp xưởng thực chất là một món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng nó đã hiện hữu trên mâm cơm Việt từ rất xa xưa, đặc biệt nhất chính là vào dịp Tết. Món lạp xưởng sở hữu màu đỏ thẫm rất hấp dẫn. Vị béo của mỡ hòa cùng với gia vị xá xíu thơm nồng kèm với rượu Mai Quế Lộ cực đã. Khi cắn vào sẽ có độ dai giòn sần sật cực cuốn.

Nếu bạn đang quá ngán với những món ăn ngày Tết quá nhiều dầu mỡ thì hãy dùng ngay canh măng giò heo để làm một món chữa cháy dịp Tết cực xịn. Đây không chỉ là một món để chống ngấy mà còn là món ăn ngày Tết giàu dinh dưỡng. Quả là hời đúng lớn đúng không?

Chân giò heo được ninh mềm cho thơm, hơi béo đi kèm với những miếng măng vàng óng ánh dai giòn chứ không bị hăng. Nước dùng được hầm từ xương nên rất đậm đà, thanh ngọt và dùng kèm với bún tươi thì phải nói là đỉnh của chóp.

Nếu bánh chưng được xem là quốc hồn quốc túy miền Bắc thì bánh tét là món ăn ngày Tết rất đặc biệt của miền Nam. Cách chế biến món bánh tét có chút cầu kỳ hơn và những nguyên liệu cần để làm cũng nhiều hơn bánh chưng. Bánh tét là biểu tượng của sự no đủ, sung túc lưu truyền ngàn đời. Nhân bánh cũng rất đa dạng, tùy theo nhu cầu và khẩu vị mỗi người như: bánh chay, bánh ngọt, bánh mặn, bánh không nhân hay nhân thập cẩm,…

Đây không chỉ là một món ăn ngày Tết miền Nam thường gặp mà còn là mồi nhắm rất bắt để bạn cùng chill với gia đình. Củ kiệu được ngâm nước giấm chua ngọt giòn sần sật đi kèm với chút mặn mòi của tôm khô sẽ làm cho bạn không thể cưỡng lại được. Cùng chiêu đãi gia đình mình với món này thôi nào.

Món ăn đặc sản của ngày Tết này được làm từ thịt heo ướp sẵn gia vị. Tiếp đến, người ta sẽ trộn nó với thính gạo và gói trong lá chùm ruột, lá ổi rồi để lên men vài ngày. Món này khi ăn sẽ hơi dai dai, vị chua cay nhẹ nên cực hấp dẫn. Nem chua là món miền nào cũng có nhưng nem miền Nam sẽ hơi thiên ngọt. Món này thường được dùng để ăn không để giải ngấy rất tốt.

Khi đã nói tới các món ăn ngày Tết miền Nam mà bỏ qua củ cải ngâm nước mắm thì quả là thiếu sót không hề nhỏ. Để chế biến món này, chúng ta sơ chế củ cải rồi ngâm trong nước mắm được pha sẵn với tỉ lệ nhất định. Toàn bộ sẽ tạo nên một món ăn rất đặc biệt mà ai ai cũng thích thú. Chính vì thế, món này rất hay xuất hiện trong mâm cơm miền Nam mỗi khi Tết đến xuân về.

Gỏi gà xé phay hoàn toàn xứng đáng là một món ăn ngày Tết miền Nam rất đặc biệt và tuyệt vời. Món này rất hay hiện diện trên mâm cơm Tết của các gia đình. Món ăn mang vị chua ngọt đặc trưng và giàu dinh dưỡng nên rất dễ gây nghiện. Các bạn có thể ăn món này thoải mái mà không lo tăng cân vì món này chỉ chứa thịt gà và rau củ là chủ yếu.

Dưa giá là món ăn có độ mát lành và giòn sựt. Chính vì thế, nó trở thành món ăn ngày Tết phổ biến để giải nhiệt. Dưa giá có thể ăn cùng với cơm hay được cuốn trong bánh tráng nhưng không gì tuyệt vời bằng việc thưởng thức món nàycùng với thịt kho hột vịt do đây là một món giải ngán rất tốt. Các nguyên liệu để làm ra món này là giá đỗ, lá hẹ, và cà rốt nên cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe.

Bạn đã mua dự trữ thịt heo quá nhiều cho Tết mà chưa xác định được sẽ phối hợp với thành phần nào để chế biến? Hãy thử trổ tài làm món thịt heo kho củ cải. Có thể bạn chưa quen với sự kết hợp này nhưng đảm bảo rằng hương vị của nó sẽ làm bạn bất ngờ. Sự hòa quyện giữa hai nguyên liệu này thật sự tuyệt vời đến từng đầu lưỡi.

Miếng thịt ba chỉ mềm mại, đượm chút béo ngậy của phần mỡ, kết hợp với độ ngọt thanh của củ cải, mang đến một trải nghiệm ẩm thực khó quên. Đừng quên chuẩn bị một nồi cơm nóng hổi để mỗi bữa ăn thêm phần đầy đủ và hấp dẫn nhé!

Hy vọng bài viết 30 món ăn ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam hấp dẫn ở trên cũng giúp cho bạn biết được các món ăn hấp dẫn để đãi khách và gia đình mình dịp Tết này. Chúc bạn và những người thân yêu có một mùa Tết ấm no và hạnh phúc nhé.

Đừng quên liên tục theo dõi kênh Dchannel của hệ thống Di Động Việt để cập nhật mọi kiến thức xoay quanh công nghệ mới nhất hiện nay nhé. Xin cám ơn các bạn đọc vì đã dành ra ít thời gian xem bài viết của mình.

Di Động Việt “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” đến từng khách hàng trên toàn hệ thống. Chúng tôi không ngừng nỗ lực cải thiện để vượt qua sự mong đợi và mang đến những trải nghiệm chất lượng nhất và lợi ích tối đa cho mỗi khách hàng của mình.

Ông bà xưa thường có câu: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, vị tiêu cay nhẹ, thịt lợn béo ngậy và được gói vuông bằng lá dong tạo nên hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được. Ngoài ra, cái khung cảnh ngồi 8-10 giờ đồng hồ để canh nồi bánh chưng chón đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc.

Bánh chưng xanh là món ăn ngày Tết đặc trưng ở miền Bắc  (Nguồn: Internet)

Theo quan niệm của ông bà xưa, màu đỏ là màu của sự may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Do đó, trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc.

Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon trộn lẫn với thịt quả gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi xôi chín sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp mắt, thơm ngon mà lại rất bổ dưỡng với hàm lượng vitamin A cao.

Xôi gấc đỏ - món ngon ngày Tết dẻo thơm, hấp dẫn (Nguồn: Internet)

Dưa hành là một món ăn dân dã nhưng lại rất đặc biệt trong những món ăn ngày Tết của người Bắc. Món ăn này có vị chua, cay nhẹ được dùng để ăn kèm với bánh chưng hoặc thịt đông rất ngon. Dưa chua được xem là món ngon ngày Tết chống ngán vô cùng hữu hiệu mà bạn cần biết.

Dưa hành là món ăn ngày Tết quen thuộc (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 4 Cách Làm Mứt Gừng Lát, Sợi Dẻo Thơm Ngon Ngày Tết

Món ngon ngày tết này là đặc sản độc đáo của người dân Bắc Bộ đặc biệt phổ biến tại Hà Nội. Thịt đông thường được chế biến từ thịt heo ba chỉ, thịt gà hoặc mảng bì heo, sau đó được ninh nhừ tới khi chín. Khi món ăn đã nấu xong, người làm thường đặt nồi thịt ra ngoài sân và đậy kín để lấy cái rét từ không khí lạnh của trời đất. Lớp mỡ thường xuất hiện trên mặt của nồi thịt, tạo nên một đặc điểm độc đáo cho món ăn này.

Thịt nấu đông là món ăn độc đáo của người miền Bắc (Nguồn:Internet)