Địa chỉ: Am Bà là miếu thờ Thánh Mẫu Thiên - Y - A - Na, thuộc địa phận thôn Phò An, tiếp giáp với làng Dương Nỗ, cách nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng 300m về phía Đông và đường tỉnh lộ Huế - Thuận An gần 100m về phía Bắc.

Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn – Di tích lịch sử Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn nằm ngay trung tâm của Thủ Đô Hà Nội. Đây luôn là địa điểm nằm trong danh sách những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử Hà Nội mà du khách không thể bỏ qua.

Hồ Hoàn Kiếm trước đây có tên gọi là hồ Lục Thủy hay hồ Thủy Quân. Bởi đây từng là nơi vua dùng để huấn luyện thủy binh chiến đấu. Tuy nhiên, đến thế kỷ XV, hồ đã được đổi tên thành Hồ Gươm, vì gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa vàng. Quần thể hồ còn có tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn.

Hiện tại, Hồ Hoàn Kiếm là nơi để mọi người thư giãn, đi dạo, hóng mát và nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Đây cũng là địa điểm được giới trẻ yêu thích vào mỗi cuối tuần khi tuyến phố đi bộ diễn ra (từ thứ Sáu tới Chủ nhật hàng tuần).

Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Di tích lịch sử Hà Nội

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội thu hút rất nhiều du khách trong và nước. Nếu nói đây cũng là biểu tượng của Hà Nội thì quả thật không sai.

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho. Năm 1076, Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết, trong khi Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.

Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến. Mỗi bia Tiến sĩ là một tấm bia đá khắc tên các Tiến sĩ đỗ đạt qua các kỳ thi Đình, thể hiện sự tôn vinh và ghi nhận công lao của những người có công trong học vấn và quản lý đất nước.

Hằng năm, vào những mùa thi cử, các sĩ tử từ khắp nơi đổ về di tích lịch sử ở Hà Nội này để sờ đầu rùa, thắp hương và cầu cho đường học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt. Đặc biệt, vào Rằm Nguyên Tiêu, tại Văn Miếu thường diễn ra ngày hội Thơ Việt Nam vô cùng trang trọng trong không khí sắc xuân tràn đầy.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám tọa lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa Hà Nội.

Giờ mở cửa:– Vào mùa hè, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa các ngày trong tuần từ 7h30 đến 17h30.– Vào mùa Đông, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa các ngày trong tuần từ 8h đến 17h30.Giá vé:– 30.000 đồng đối với người lớn.– 15.000 đồng đối với học sinh, sinh viên (có thẻ học sinh hoặc thẻ sinh viên)– 15.000 đồng đối với người khuyết tật nặng, người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, có chứng minh nhân dân).– Miễn phí đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Khám phá những địa điểm tổ chức team building tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM

Hoàng thành Thăng Long – Di tích lịch sử Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Đây là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ và là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Hoàng Thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và trở thành một phần không thể thiếu của lịch sử dân tộc.

Liên hệ tư vấn miễn phí qua Zalo

Hoàng Thành Thăng Long có diện tích rộng lớn, bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo như Cột cờ Hà Nội, Điện Kính Thiên, Đoan Môn và Hậu Lâu. Mỗi công trình đều mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, phản ánh sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc và văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ.

Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống, đây là địa điểm vô cùng thú vị để khám phá, tìm tòi những minh chứng chân thực và sống động nhất. Không chỉ thế, với khung cảnh đẹp và giàu giá trị nhân văn, mỗi ngày tại khu di tích này còn đón rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên tới chụp ảnh kỷ yếu trước khi ra trường hay tham quan để học hỏi thêm các kiến thực về lịch sử dân tộc.

Có thể bạn quan tâm: Company trip Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long hiện là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hà Nội. Du khách có thể tham quan các công trình kiến trúc, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của các triều đại phong kiến Việt Nam. Các hoạt động văn hóa, lễ hội và triển lãm thường xuyên được tổ chức tại đây, mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa.

Giờ mở cửa: Từ 8h đến 17h hàng ngày (trừ thứ Hai).Giá vé:– Người lớn: 30.000 đồng/ lượt– Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đồng/lượt.– Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.

Nhà thờ lớn Hà Nội – Di tích lịch sử Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội, chính thức được gọi là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse, là một trong những công trình kiến trúc nổi bật và biểu tượng văn hóa của thủ đô Hà Nội. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, nhà thờ không chỉ là một địa điểm tôn giáo quan trọng mà còn là một điểm đến thu hút du khách với vẻ đẹp kiến trúc và lịch sử phong phú.

Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp, Bourard, và mang đậm phong cách kiến trúc Gothic của châu Âu, với các yếu tố như mái vòm nhọn, cửa sổ hình vòm và các trụ cột cao lớn. Đây là nhà thờ đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội và là nơi hành lễ của cộng đồng Công giáo.

Nhà thờ Lớn Hà Nội không chỉ là trung tâm tôn giáo của cộng đồng Công giáo mà còn là một biểu tượng văn hóa quan trọng của Hà Nội. Nhà thờ thường xuyên tổ chức các lễ nghi tôn giáo, bao gồm các buổi lễ Thánh lễ, các nghi thức đặc biệt và các sự kiện cộng đồng.

Ngoài ra, nhà thờ cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Với vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng và không gian yên tĩnh, nhà thờ là nơi lý tưởng để tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.

Tìm hiểu thêm các địa điểm tham quan ở miền Bắc Tại đây

Nếu bạn đang dự định tham quan di tích lịch sử Hà Nội, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi, Image Travel sẽ giúp bạn lên kế hoạch tham quan và đem đến cho bạn những trải nghiệm thực tế và kiến thức mới về những di tích lịch sử Hà Nội. Hotline liên hệ 028 2208 6688 hoặc truy cập vào Image Travel nhập thông tin để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

IMAGE TRAVEL & EVENTS chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức team building chuyên nghiệp, sáng tạo và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.

02822086688 | [email protected]

Đình Đại Áng là ngôi đình của thôn Đại Đản, bên trong thờ 3 vị thần Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh và phối thờ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Sự tích của các vị thần hoàng này đã được chép nhiều nên không nhắc lại nữa. Ngôi đình tọa lạc ở địa phận xóm Đại Đình, thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Xã Đại Áng bao gồm 4 thôn: Đại Áng, Nguyệt Áng, Vĩnh Trung, Vĩnh Thịnh. Thôn Đại Áng ngày nay có đông dân cư, được chia thành các xóm Đại Đình, Quyết Tâm và Chiến Thắng. Từ bến đỗ cuối cùng của tuyến xe bus số 12, du khách xuôi đường nhựa về hướng nam khoảng 500m qua ngã ba thứ hai sẽ nhìn thấy một chiếc cổng làng ở bên tay phải; rẽ vào cổng đi tiếp theo đường bê tông chừng 500m nữa thì đến đình.

Vị trí của đình Đại Áng rất đẹp: mặt quay hướng tây-nam về một cái hồ hình chữ nhật, nước trong sạch sẽ, bên tả là nhà sắc, bên hữu là tam quan ngoại và giếng ngọc của ngôi chùa Thiên Phúc Tự. Ngày nay con đường làng được lát bê-tông khá rộng dẫn du khách đi qua trụ sở thôn tới nhà sắc, đình và chùa, nếu rẽ trái thì sẽ đến nhà văn hóa thôn là một tòa nhà khá to ở bên kia hồ.

Năm 2001 đình được dân làng trùng tu khá khang trang. Từ ngoài vào trong gồm có các hạng mục: bình phong, nghi môn, tiền tế, thiêu hương, hậu cung. Tòa tiền tế rộng 5 gian 2 chái. Bộ vì kèo được làm theo kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ và bẩy hiên”. Các đầu ở hai gian giữa chạm lộng và chạm thủng hình đầu rồng. Tòa đại đình là một phương đình kiểu “chồng diêm”, mái trên các bờ dải đắp nổi hình rồng. Hậu cung có kết cấu khá đặc biệt với gian ngoài cùng là vì kèo quá giang kiểu “vỏ cua”, đây là nơi linh thiêng để đặt long ngai và bài vị của các vị thần hoàng.

Đình Đại Áng có bố cục khác với nhiều ngôi đình ở miền Bắc và lại mang ảnh hưởng của kiến trúc cố đô Huế (như vì vỏ cua) với những mảng chạm khắc đẹp và tinh tế. Trong đình còn lưu giữ được ba đôi câu đối khảm trai, một cuốn thư thiếp vàng, hai bộ bát bửu, hai long sàng, hai cửa võng, 4 cỗ kiệu và một long đình.

Năm 1789 cánh quân Tây Sơn do Đô đốc Bảo chỉ huy đã trú tại khu vực đình Đại Áng trước khi tiến đánh các đồn giặc Thanh và góp phần giải phóng thành Thăng Long. Theo bác Dân, một cựu chiến binh của địa phương, thì hồi ấy nhân dịp Tết Kỷ Dậu bà con sở tại đã gói bánh chưng, bánh dày cho các nghĩa sĩ ăn và mang theo. Từ đó hai thứ bánh này trở thành lễ vật có mặt trong hội đình làng.

Đình Đại Áng và chùa Thiên Phúc Tự ngày 02-10-1991 đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là cụm Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

[embeddoc url=”/wp-content/uploads/2017/11/Đình-Đại-Áng.docx” width=”0px” height=”0px” download=”all” viewer=”microsoft” text=”Tải xuống: dinh dai ang.docx”]