Đã từng rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giờ nhiều người ở tuổi “xế chiều” tiếc và muốn hoàn lại để có lương hưu, nhưng không được. Không có lương hưu, nhiều người dù quá tuổi lao động (LĐ) vẫn phải kiếm sống và phụ thuộc vào con cháu. Dù vậy, thực tế vẫn có nhiều người trẻ, trong tuổi LĐ vẫn rút BHXH một lần, tự mình đánh mất “của để dành” quý giá để sống an vui trong tương lai.
Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội khi đi xuất khẩu lao động không?
Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội khi đi xuất khẩu lao động theo hai cách sau:
- Cách 1: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Bạn sẽ được doanh nghiệp thu và nộp bảo hiểm xã hội cho bạn và đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội cho bạn với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.
- Cách 2: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bạn sẽ tự chọn mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo nhu cầu của bạn và nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc qua ngân hàng, bưu điện, internet banking.
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên đây là những chia sẻ từ Phần mềm bảo hiểm xã hội eBH về việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi đi xuất khẩu lao động. Hy vọng đã có thể giúp bạn có được câu trả lời về vấn đề này.
Có được rút BHXH 1 lần khi lao động đi xuất khẩu lao động?
Người lao động khi muốn rút BHXH 1 lần cần đáp ứng đủ điều kiện hưởng quy định tại Khoản 1, Điều 60 và Khoản 1, Điều 77, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
- Bi mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Là công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
- Lao động sau 1 năm nghỉ việc hoặc sau 1 năm không tham gia BHXH tự nguyện mà không đủ 20 năm đóng BHXH.
Người lao động thuộc 1 trong các trường hợp trên khi có yêu cầu gửi cơ quan BHXH sẽ được xem xét và giải quyết rút BHXH 1 lần theo quy định.
Như vậy trường hợp người lao động đi xuất khẩu lao động thông thường sẽ không đủ điều kiện để rút BHXH 1 lần. Tuy nhiên người lao động có thể kết hợp với các điều kiện trên để có thể rút BHXH 1 lần 1 cách thuận lợi. Theo đó,
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13 lao động muốn được hưởng BHXH 1 lần có thể làm theo cách sau:
- Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc: Xin nghỉ việc tại đơn vị/doanh nghiệp và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện trong vòng 1 năm trở lên.
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Dừng tham gia BHXH tự nguyện từ 01 năm trở lên.
Như vậy, người lao động sẽ không được rút bảo hiểm xã hội một lần khi đi xuất khẩu lao động nếu lao động đó không định cư ở nước ngoài. Người lao động chỉ có thể rút BHXH một lần sau khi trở về nước và nghỉ việc trong một năm mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Người lao động cũng cần có hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm các giấy tờ sau: Sổ bảo hiểm xã hội bản chính và đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần. Bên cạnh đó, căn cứ vào từng trường hợp cự thể lao động sẽ phải cần bổ sung thêm một số các loại giấy tờ khác.
Đi xuất khẩu lao động vẫn có thể tham gia BHXH