Trong những bức ảnh cũ, quần thể di tích lịch sử xưa là một công trình kiến trúc đồ sộ được dựng trên vùng đất kinh kỳ còn quạnh quẽ, thưa vắng.

Hình ảnh các đồ chơi Trung thu truyền thống đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.

Nội dung trưng bày gồm 2 chủ đề: Tết Trung thu truyền thống và Cung đình. Không gian trưng bày Trung thu truyền thống gồm các gian hàng đồ chơi Trung thu xưa như: Trống lân, trống ếch, trống bỏi, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi, đồ chơi sắt tây, tiến sĩ giấy, đèn kéo quân, đèn ông sư, đèn sao, đèn thỏ, tôm cá...

Trong đó, đặc biệt hấp dẫn nhất là các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền nay được nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng lại như đèn cua sống, cua chín, cá chép trông trăng, cá chép hóa rồng, đèn rồng, kỳ lân, phượng, thỏ, bướm, ong, heo, ngựa, đèn quả đào, quả lựu, quả phật thủ từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán... Bên cạnh đó, còn có trưng bày một số tư liệu và hình ảnh diễn giải về Tết Trung thu trong cung đình thời Lý với điểm nhấn về nghệ thuật biểu diễn rối nước mùa thu.

Ngoài ra, tại đây còn có không gian để du khách chụp ảnh với đa dạng sắc màu và nhiều góc hình ấn tượng như: Cổng đèn hoa rực rỡ, bức tường mẹt ngộ nghĩnh, con đường đèn lung linh huyền ảo, đèn kéo quân khổng lồ; biểu diễn nghệ thuật múa sư tử; trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu (đèn cù, đèn bướm, đèn sao, đèn thỏ, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy), làm bánh Trung thu…

Các hoạt động diễn ra đến hết ngày 15-9.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.

Tìm hiểu trung thu xưa tại Hoàng thành Thăng Long

Với nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu giáo dục truyền thống cho học sinh, những hoạt động trải nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long sẽ tạo được sân chơi ý nghĩa, uy tín cho du khách và thiếu nhi dịp Tết Trung thu năm nay.

Tại đây, các em được trải nghiệm không gian trưng bày, trang trí trung thu truyền thống với chủ đề “Giấy hồng vui Tết trung thu”, tham gia các trò chơi dân gian, thả diều; trải nghiệm các hoạt động tương tác: Tô mặt nạ, nặn tò he, nghệ thuật gấp giấy Origami (Nhật Bản)…; xem biểu diễn múa rối nước…

Bên cạnh đó, chương trình còn có hoạt động gặp gỡ, giao lưu cùng các nhà sử học và nghệ nhân thông qua các chuyên đề giáo dục di sản như: Các bậc vua sáng tôi hiền qua tích truyện trung thu tại cung đình Thăng Long xưa, giáo dục bảo vệ môi trường thông qua đồ chơi giấy truyền thống…

Những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và các chuyên gia từng bước xây dựng các hoạt động giáo dục di sản cho học sinh. Riêng trong năm 2017, đã có hơn 2.600 học sinh THCS và 1.300 học sinh tiểu học được trải nghiệm các chương trình giáo dục di sản, tìm hiểu di sản chuyên sâu tại Hoàng thành Thăng Long (chương trình “Em tìm hiểu di sản” và “Em làm nhà khảo cổ”). Ngoài ra, hơn 18.000 em nhỏ được trải nghiệm các chương trình Trung thu truyền thống và Tết Việt tại khu di sản, chưa kể hàng vạn học sinh đã tham quan khu di sản theo chương trình thông thường.

Trong năm 2018, chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa được đẩy mạnh một bước, thông qua việc ký kết hợp tác với ngành Giáo dục và đào tạo Hà Nội. Theo đó, hàng năm, các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đưa học sinh tới học tập, trải nghiệm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long vào những khoảng thời gian thích hợp trong năm học. Đây là chương trình ngoại khóa gắn với bộ môn lịch sử để các em thêm hiểu và yêu lịch sử cũng như văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024”. Đây là hoạt động thường niên vào dịp Tết Trung thu để phục vụ các em thiếu nhi, nhân dân Thủ đô và du khách. Chương trình gồm nhiều hoạt động phong phú như: Trưng bày đồ chơi Trung thu xưa, trải nghiệm làm các loại đồ chơi Trung thu truyền thống, biểu diễn múa lân sư...