Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
Thủ tục hủy tờ khai hải quan
Thủ tục hủy tờ khai hải quan theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
* Trách nhiệm người khai hải quan:
– Đối với các trường hợp quy định tại (2) và (4) mục 1 người khai hải quan khai thông tin đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đề nghị hủy tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan theo quy định tại (4.1), (4.2), (4.3) mục 1, người khai hải quan gửi kèm chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu.
Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế;
Hoặc kê khai khấu trừ thuế cho hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đề nghị hủy với cơ quan thuế nội địa hoặc với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo.
Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (1) mục 1: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại (1) và (4) mục 1 thì:
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (3) mục 1: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (2) và (4) mục 1:
+ Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện:
Hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng do các cơ quan chức năng khác cung cấp bằng văn bản thì:
Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng chỉ được hủy sau khi đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xác định lô hàng không vi phạm pháp luật hoặc đã hoàn thành việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống thì sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống;
+ Thông báo cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;
Hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, khấu trừ thuế, không thu thuế đối với hàng hóa thuộc tờ khai hải quan xuất khẩu đã hủy.
– Đối với tờ khai hải quan giấy, ngoài thực hiện các nội dung tương ứng tại điểm b.1, điểm b.2 và điểm b.3 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tạiThông tư 39/2018/TT-BTC) thì:
Công chức hải quan gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được hủy; lưu tờ khai hải quan được hủy theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ SỐ 38/2015/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Thuế bảo vệ môi trường ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP; Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
1. được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Việc kế thừa các quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế.”
2. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 3. Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế 1. Người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là tờ khai hải quan) khi đề nghị cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trừ trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy. 2. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; hồ sơ khai bổ sung; hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế; báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế; hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế; hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ; hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp theo quy định tại Thông tư này phải nộp bản chính các chứng từ dưới dạng giấy thì bản chính đó phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan. Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan căn cứ vào các thông tin trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ. 3. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, thư điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản. 4. Các chứng từ thuộc hồ sơ nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan, người nộp thuế phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. Đối với trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này, người khai hải quan phải ký tên đóng dấu trên bản dịch.”
3. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 7. Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan 1. Hồ sơ, mẫu hàng hóa xác định trước mã số a) Đơn đề nghị xác định trước mã số theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này; b) Tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp (bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa): 01 bản chụp; c) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có). Cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Hồ sơ xác định trước xuất xứ Hồ sơ xác định trước xuất xứ thực hiện theo quy định tại Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 3. Hồ sơ xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan a) Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này; b) Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch (nếu có): 01 bản chụp; c) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp; d) Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp; đ) Các chứng từ có liên quan trong trường hợp phải quy đổi từ trị giá hóa đơn về giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp. Trường hợp chưa có giao dịch thực tế, tổ chức, cá nhân chưa có các chứng từ nêu tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan. 4. Hồ sơ xác định trước mức giá a) Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này; b) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương hợp đồng do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp; c) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: 01 bản chụp; d) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản chụp; đ) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp; e) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước mức giá (nếu có): 01 bản chụp. Trường hợp người khai hải quan chưa có các chứng từ theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan. 5. Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi tổ chức, cá nhân đối với các trường hợp sau: a) Không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; b) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm: b.1) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, thuộc vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra; b.2) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã được Tổng cục Hải quan tiếp nhận và chờ kết quả xử lý. c) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã có văn bản hướng dẫn về mã số của cơ quan quản lý nhà nước.”
4. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 10. Áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1. Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai). Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra theo thông báo phân luồng tờ khai của Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư này. 2. Việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.”
5. được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 16. Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan 1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này; b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp; c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính; d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép: d.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính; d.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu. đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp. Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên; e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên; g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác; Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan. 2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này; b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp. Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng. Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau: b.1) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài; b.2) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. c) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp. Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn; d) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính; đ) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu: đ.1) Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính; đ.2) Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu. e) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp. Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên; g) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên; h) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC; i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; k) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần; l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác; m) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp. Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan. 3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế Ngoài hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp: a) Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Việt Nam: a.1) Hợp đồng cung cấp hàng hóa (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu): 01 bản chụp; a.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác): 01 bản chụp; a.3) Văn bản xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương; các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; viện trợ hàng hóa nhập khẩu cho một số địa phương, nhưng do một tổ chức nhà nước thuộc Trung ương làm đầu mối nhận hàng và phân phối): 01 bản chính; a.4) Văn bản xác nhận viện trợ của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương): 01 bản chính. b) Đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài: b.1) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không hoàn lại: 01 bản chụp; b.2) Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp; b.3) Hợp đồng cung cấp hàng hóa đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp. c) Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài: c.1) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không hoàn lại: 01 bản chụp; c.2) Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp; c.3) Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho dự án (trường hợp đơn vị thực hiện dự án không trực tiếp xuất khẩu): 01 bản chụp. d) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đi thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê: d.1) Hợp đồng bán hàng theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ ghi rõ không bao gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp; d.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác ghi rõ không bao gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp; d.3) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đối với máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ: 01 bản chính; d.4) Hợp đồng ký với bên nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê: 01 bản chụp. đ) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: 01 bản chính Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an; e) Đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp cho thuê tài chính để cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp hợp đồng cho thuê tài chính trong đó nêu rõ bên thuê tài chính là doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016); g) Hàng hóa của các nhà thầu nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào khu phi thuế quan để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị theo kết quả đấu thầu: 01 bản chụp hợp đồng bán hàng vào khu phi thuế quan theo kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong đó, quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu. 4. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, người khai hải quan nộp: a) Danh mục hàng hóa miễn thuế mẫu 06 ban hành kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng hoàn toàn việc tiếp nhận Danh mục hàng hóa miễn thuế điện tử, người khai hải quan phải thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống. Trường hợp thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế bản giấy, người khai hải quan xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa miễn thuế theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận; b) Hợp đồng đi thuê và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng phục vụ hoạt động dầu khí; hợp đồng dịch vụ công việc cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí: 01 bản chụp; c) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp; d) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư hoặc để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu: 01 bản chụp. 5. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp giảm thuế Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp hồ sơ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. 6. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp không thu thuế Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, người khai hải quan phải nộp: a) Đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba, tái xuất vào khu phi thuế quan: Công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái xuất, số tờ khai hải quan nhập khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở Việt Nam: 01 bản chính; b) Đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam: Công văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái nhập, số tờ khai hải quan xuất khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài: 01 bản chính; c) Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được hoàn thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế: Công văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tiền chi tiết theo từng loại thuế, số chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, số tờ khai hải quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chính.”
6. Bổ sung Điều 16a như sau: "Điều 16a. Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1. Hồ sơ hải quan người khai hải quan phải lưu giữ gồm: a) Tờ khai hải quan; b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép; c) Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành được cơ quan hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản và Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa phải lấy mẫu theo quy định của pháp luật quản lý, kiểm tra chuyên ngành; d) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành; đ) Hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả hợp đồng gia công, hợp đồng thuê gia công lại, hợp đồng thuê mượn, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng sửa chữa, bảo hành và phụ lục hợp đồng, các chứng từ có liên quan đến điều chỉnh, bổ sung hợp đồng) hoặc các chứng từ có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương. Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu; e) Chứng từ xác nhận tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư; g) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán; h) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương; i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; k) Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có bảng kê chi tiết hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; l) Tài liệu kỹ thuật, catalogue, bản phân tích thành phần, chứng thư giám định liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có); m) Danh mục máy móc thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi khi khai báo mã số đối với trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, 85 và 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và trường hợp phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC; n) Sổ, chứng từ kế toán có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về kế toán, bao gồm cả dữ liệu, chứng từ, tài liệu về xuất kho, nhập kho hàng hóa; o) Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và chứng từ, tài liệu, dữ liệu làm cơ sở lập báo cáo quyết toán; định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư cho từng mã sản phẩm, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất, sơ đồ giác mẫu (nếu có), định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu và chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu; p) Hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC; q) Hồ sơ khác liên quan đến việc miễn thuế theo quy định tại Điều 5 đến Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; hồ sơ giảm thuế quy định tại Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; hồ sơ hoàn thuế quy định tại Điều 33 đến Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Điều 129 Thông tư này; hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Điều 16 Thông tư này; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; nộp dần tiền thuế nợ và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 134, 135, 136, 140 Thông tư này; r) Văn bản thông báo kết quả xác định trước về mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (nếu có); s) Hồ sơ liên quan đến việc khai bổ sung, thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư này; t) Hồ sơ liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 86 Thông tư này và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần theo quy định tại Điều 93 Thông tư này; u) Các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản pháp luật khác có quy định. 2. Người khai hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ bản chính các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra sau thông quan, thanh tra. Bản chính có thể được thể hiện dưới dạng chứng từ điện tử hoặc chứng từ giấy. Trường hợp bản chính dưới dạng chứng từ giấy đã nộp cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải lưu bản chụp. Đối với chứng từ dưới dạng điện tử, người khai hải quan phải lưu bản điện tử. Trường hợp người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã được công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan) thì chủ hàng chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp chủ hàng là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.”
7. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số). Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này và nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này cho cơ quan hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất xuất khẩu, và xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, người khai hải quan phải khai mã sản phẩm xuất khẩu, mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phù hợp với thực tế quản trị, sản xuất của người khai hải quan tại chỉ tiêu mô tả hàng hóa theo hướng dẫn của Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu;
e) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt thì người khai hải quan phải khai và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh, trừ trường hợp bán hàng sau khi phương tiện vận tải đã xuất cảnh; khai và làm thủ tục hải quan nhập cảnh trước khi làm thủ tục nhập khẩu; trường hợp là phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ phải khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;”
b) Bổ sung điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o và điểm p như sau:
“i) Một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp một vận đơn khai cho nhiều tờ khai hải quan, nhiều vận đơn khai trên một tờ khai hải quan hoặc hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
k) Khi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan phải khai đầy đủ số hiệu container trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container và số quản lý hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan xuất khẩu của cùng một chủ hàng đóng chung container hoặc chung phương tiện chứa hàng thì người khai hải quan phải thông báo thông tin hàng hóa đóng chung container, chung phương tiện chứa hàng theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi thực hiện các thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan;
l) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh quốc phòng thuộc diện miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp văn bản đề nghị miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để tổ chức giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này và miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
m) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
n) Trường hợp hàng hóa gửi nhầm, gửi thừa so với hợp đồng mua bán hàng hóa, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 20 hoặc từ chối nhận hàng theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Thông tư này;
o) Trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan theo mẫu số 41/TB-HTSC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và lựa chọn phương thức khai hải quan thông qua đại lý hải quan hoặc tại trụ sở cơ quan hải quan. Căn cứ vào phương thức khai hải quan do người khai hải quan đăng ký tại mẫu số 41/TB-HTSC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan;
p) Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016 thì chủ dự án phải thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này."
8. , được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan Hệ thống tự động kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm: a) Người khai hải quan không thuộc diện áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo quy định, trừ các trường hợp sau đây: a.1) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%; a.2) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; hàng hóa xuất khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; a.3) Hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. b) Người khai hải quan không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này; c) Các thông tin trên tờ khai hải quan phải đảm bảo tính đầy đủ, phù hợp theo hướng dẫn tại Thông tư này; d) Các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan. Trường hợp đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi cho người khai hải quan. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan quy định tại khoản này và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
3. Phân luồng tờ khai a) Tờ khai hải quan điện tử: a.1) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây: a.1.1) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1); a.1.2) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2); a.1.3) Kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3). a.2) Tờ khai vận chuyển độc lập: a.2.1) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1); a.2.2) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2). b) Tờ khai hải quan giấy, Bản kê vận chuyển: Căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin có liên quan đến hàng hóa tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định kết quả phân luồng tờ khai hải quan, Bản kê vận chuyển theo một trong các hình thức quy định tại điểm a khoản này.
4. Thời điểm thông báo kết quả phân luồng Tờ khai hải quan được cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan. Căn cứ vào thông tin cập nhật đến thời điểm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến cửa khẩu, trường hợp thông tin về cơ sở phân luồng có thay đổi so với thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan.”
9. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan. 1. Các trường hợp khai bổ sung Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau: a) Khai bổ sung trong thông quan: a.1) Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan; a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật; a.3) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan: Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau: b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra; b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Thủ tục khai bổ sung Trừ các trường hợp khai bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này, thủ tục khai bổ sung thực hiện như sau: a) Trách nhiệm người khai hải quan: a.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 hoặc mẫu số 04 hoặc mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống. Trường hợp khai bổ sung trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung. Khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan đối với trường hợp khai bổ sung theo quy định tại điểm a.3 khoản 1 Điều này; a.2) Trường hợp hàng hóa chưa được thông quan nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều này. Nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì phải hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này; a.3) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu người khai hải quan có yêu cầu thay đổi cửa khẩu xuất; cảng xếp hàng, đồng thời thay đổi tên phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan phải nộp văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng theo mẫu số 32/TĐCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất mới để cập nhật trên Hệ thống. Công chức hải quan giám sát tại cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất xác nhận trên văn bản thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất và thực hiện việc giám sát hàng hóa vận chuyển đến cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất mới để xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 52b Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp văn bản thông báo cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải thực hiện khai bổ sung thông tin tờ khai hải quan theo quy định. Trường hợp chủ phương tiện vận tải xuất cảnh thay đổi tên phương tiện vận tải nhưng không thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì trước khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải xuất cảnh phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 33/TĐPTVT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan trong đó nêu rõ hàng hóa thuộc các tờ khai hải quan xuất khẩu sẽ được thay đổi tên phương tiện vận tải xuất cảnh tương ứng. Trường hợp chủ phương tiện vận tải xuất cảnh thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 52b Thông tư này để vận chuyển hàng hóa đến cảng xếp hàng mới; a.4) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất theo mẫu số 34/TĐCXCK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa được vận chuyển đến đã khai báo để thực hiện việc chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp văn bản thông báo cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải thực hiện khai bổ sung thông tin tờ khai theo quy định; a.5) Khi đưa hàng qua khu vực giám sát, nếu có sự không chính xác về số hiệu container so với nội dung khai trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình chứng từ giao nhận hàng hóa nhập khẩu cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu nhập hoặc nộp Bản kê số hiệu container xuất khẩu theo mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này kèm chứng từ của hãng vận chuyển cấp về việc thay đổi số hiệu container cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu. Công chức hải quan giám sát kiểm tra và cập nhật số container chính xác vào Hệ thống để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa đưa qua khu vực giám sát hải quan; a.6) Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu có phương thức vận chuyển là hàng rời, hàng xá (trừ phương thức vận chuyển qua đường hàng không) đã đủ điều kiện qua khu vực giám sát, trường hợp có sự sai lệch về số lượng, trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình Phiếu cân hàng của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng hoặc Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng cho công chức hải quan giám sát. Công chức hải quan giám sát kiểm tra, xác nhận trên Phiếu cân hàng của cảng hoặc Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng để xử lý như sau: a.6.1) Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép: công chức hải quan giám sát chỉ xác nhận cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ thống đúng số lượng, trọng lượng hàng hóa trên giấy phép, bao gồm cả số lượng, trọng lượng hàng hóa có nằm trong dung sai trên giấy phép nếu giấy phép có ghi dung sai; a.6.2) Trường hợp hàng hóa không thuộc diện phải có giấy phép và là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu (thường gọi là mua xá, mua xô, bán xá, bán xô) và có thỏa thuận về dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa (cùng một loại hàng hóa nhưng có kích cỡ khác nhau dẫn đến giá trị khác nhau): căn cứ 01 bản chụp Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hiện nội dung thỏa thuận về việc chấp nhận sự sai lệch về số lượng, chủng loại và cách thức quyết toán số tiền thanh toán theo thực tế tương ứng và hình thức thanh toán do người khai hải quan nộp, công chức hải quan giám sát xác nhận lượng hàng thực tế của toàn bộ lô hàng sẽ qua khu vực giám sát trên Hệ thống. Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 3 Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được đưa toàn bộ qua khu vực giám sát hải quan; a.6.3) Trường hợp lượng hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu có sai lệch so với khai báo trên tờ khai hải quan, kết quả kiểm tra chuyên ngành (trừ trường hợp đã quy định tại điểm a.6.2 khoản này), người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; trường hợp không khai bổ sung thì lượng hàng thừa so với khai hải quan không được đưa qua khu vực giám sát. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Đối với khai bổ sung trong thông quan: b.1.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung trên Hệ thống; b.1.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan và thông báo kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống, trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung thì phải nêu rõ lý do từ chối. b.1.3) Xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có). b.2) Đối với khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan: b.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung trên Hệ thống; b.2.2) Xử lý kết quả kiểm tra và phản hồi cho người khai hải quan trong thời hạn sau đây: b.2.2.1) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và thông báo kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống; b.2.2.2) Trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan lý do từ chối thông qua Hệ thống. b.2.3) Xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có). b.3) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, khi thực hiện các công việc tại điểm b khoản này, công chức hải quan phải ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản đề nghị khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản văn bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan. 3. Thủ tục khai bổ sung trong trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu và có thỏa thuận về dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa a) Trách nhiệm của người khai hải quan: Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống, cụ thể như sau: a.1) Phiếu cân hàng của cảng (đối với hàng rời, hàng xá) hoặc Chứng từ kiểm kiện của cảng hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hoặc Kết quả giám định số lượng, chủng loại của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định: 01 bản chụp; a.2) Phiếu nhập kho của người nhập khẩu đối với tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc Phiếu xuất kho của người xuất khẩu đối với tờ khai hải quan xuất khẩu: 01 bản chụp; a.3) Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Bảng quyết toán có xác nhận của người mua và người bán về số lượng, kết quả phân loại cấp độ thương mại của hàng hóa và số tiền thanh toán theo thực tế: 01 bản chụp. Trường hợp Bảng quyết toán không có đủ xác nhận của người mua và người bán thì phải có xác nhận của người khai hải quan trên chứng từ; a.4) Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hiện nội dung thỏa thuận về việc chấp nhận sự sai lệch về số lượng, chủng loại và cách thức quyết toán số tiền thanh toán theo thực tế tương ứng và hình thức thanh toán: 01 bản chụp; a.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp; a.6) Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép: 01 bản chính. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này. Quá 30 ngày kể từ ngày thông quan mà người khai hải quan không được cơ quan quản lý nhà nước cho phép điều chỉnh giấy phép hoặc cấp giấy phép bổ sung với lượng hàng hóa chênh lệch thì phải tái xuất lượng hàng nằm ngoài giấy phép. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ khai bổ sung; b.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý và thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung thông qua Hệ thống, trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung thì phải nêu rõ lý do từ chối. 4. Thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này a) Trường hợp người gửi hàng gửi thừa số lượng của các hàng hóa theo hợp đồng (không làm thay đổi số lượng mặt hàng) và người nhận hàng chấp nhận việc gửi thừa hàng: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều này và nộp bổ sung những chứng từ sau: a.1.1) Văn bản xác nhận gửi thừa hàng, nhầm hàng của người gửi hàng: 01 bản chụp; a.1.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp; a.1.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp; a.1.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp đối với hàng hóa nhập khẩu có vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương; a.1.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp; a.1.6) Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép và thực hiện khai bổ sung trong thông quan: 01 bản chính; a.1.7) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành đã điều chỉnh về số lượng nếu trên Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành có ghi nhận số lượng: 01 bản chính. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi chứng từ quy định tại điểm a.1.6, điểm a.1.7 khoản này dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này. a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: a.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; a.2.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong địa bàn giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Trường hợp hàng hóa đã đưa ra khỏi địa bàn giám sát hải quan thì người khai hải quan phải có văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng; a.2.3) Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra: a.2.3.1) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra chứng từ khai bổ sung phù hợp: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý vi phạm hành chính về hải quan và giải quyết tiếp thủ tục theo quy định. Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan; a.2.3.2) Trường hợp không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung hoặc có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan hải quan thực hiện xác minh với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan trong nước khác có liên quan (hãng tàu, công ty giao nhận, ngân hàng, công ty bảo hiểm) trong thời gian không quá 10 ngày làm việc. Căn cứ kết quả xác minh, nếu nội dung khai bổ sung phù hợp thì giải quyết tiếp thủ tục theo quy định; trường hợp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung không phù hợp thì không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật; a.2.3.3) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra chứng từ khai bổ sung không phù hợp: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật. b) Trường hợp người gửi hàng gửi thừa chủng loại hàng hóa so với các chủng loại hàng hóa theo hợp đồng (làm thay đổi số lượng mặt hàng) và người nhận hàng chấp nhận việc gửi thừa hàng: b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: thực hiện như hướng dẫn tại điểm a.1 khoản này; b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện như hướng dẫn tại điểm a.2 khoản này. Trong trường hợp thông tin xác minh với các cơ quan có liên quan trong nước không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung mà cần phải xác minh với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi thông tin để Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài (hải quan nước xuất khẩu, hãng tàu, đại lý hãng tàu nước xuất khẩu, người xuất khẩu, tham tán hải quan ở nước ngoài) trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của các cơ quan có liên quan ở trong nước. Trường hợp việc kiểm tra, xác minh ở những vùng lãnh thổ phức tạp thì Tổng cục Hải quan quyết định việc gia hạn thời gian tiến hành xác minh tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 15 ngày làm việc. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả xác minh, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý hồ sơ khai bổ sung. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có). c) Trường hợp khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin liên quan đến chủng loại hàng hóa làm thay đổi hoàn toàn tên hàng của toàn bộ lô hàng (gửi nhầm hàng): c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều này và nộp bổ sung những chứng từ sau: c.1.1) Văn bản xác nhận gửi nhầm hàng của người gửi hàng trong đó nêu rõ lý do gửi nhầm hàng: 01 bản chụp; c.1.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp; c.1.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp; c.1.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp; c.1.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp; c.1.6) Văn bản giải trình lý do chấp nhận việc gửi nhầm hàng của người khai hải quan: 01 bản chính. c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; c.2.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan. Trường hợp hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì người khai hải quan phải có văn bản xác nhận của đơn vị giám định hàng hóa về số lượng, chủng loại hàng hóa thực tế của lô hàng; c.2.3) Kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi thông tin để Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài (hải quan nước xuất khẩu, hãng tàu, đại lý hãng tàu nước xuất khẩu, người xuất khẩu, tham tán hải quan ở nước ngoài) trong thời gian tối đa không quá 45 ngày làm việc. Trường hợp việc kiểm tra, xác minh ở những vùng lãnh thổ phức tạp thì Tổng cục Hải quan quyết định việc gia hạn thời gian tiến hành xác minh tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 45 ngày làm việc. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả xác minh, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý hồ sơ khai bổ sung. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có). c.2.4) Xử lý kết quả kiểm tra: c.2.4.1) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả xác minh phù hợp hoặc quá thời hạn xác minh mà không có kết quả: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục tiếp theo; c.2.4.2) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra, xác minh chứng từ khai bổ sung không phù hợp: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật. 5. Thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan sau thông quan trong trường hợp gửi thiếu hàng và hàng hóa chưa đưa hoặc đưa một phần ra khỏi khu vực giám sát hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này a) Trách nhiệm của người khai hải quan: Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống, cụ thể như sau: a.1) Văn bản xác nhận gửi thiếu hàng của người gửi hàng: 01 bản chụp; a.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp; a.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp; a.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp; a.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp; a.6) Kết quả giám định về số lượng hàng nhập khẩu thực tế của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; b.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan; b.3) Xử lý kết quả kiểm tra: b.3.1) Trường hợp hồ sơ khai bổ sung phù hợp với thực tế hàng hóa còn trong khu vực giám sát hải quan và thông tin hàng hóa đã được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục tiếp theo; b.3.2) Trường hợp không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung hoặc có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan hải quan thực hiện xác minh với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan trong nước khác có liên quan (hãng tàu, công ty giao nhận, ngân hàng, công ty bảo hiểm) trong thời gian không quá 10 ngày làm việc. Căn cứ kết quả xác minh, nếu nội dung khai bổ sung phù hợp thì giải quyết tiếp thủ tục theo quy định; trường hợp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung không phù hợp thì không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật; b.3.3) Trường hợp hồ sơ khai bổ sung không phù hợp với thực tế hàng hóa còn trong khu vực giám sát hải quan và thông tin hàng hóa đã được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật.”
10. được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Nguyên tắc thực hiện a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP; b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; c) Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa; d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
2. Trách nhiệm của người khai hải quan a) Khai và nộp bộ hồ sơ hải quan qua hệ thống, gồm: a.1) Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này và ghi rõ số tờ khai hải quan ban đầu, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô '' Phần ghi chú'' của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô ''Ghi chép khác'' trên tờ khai hải quan giấy. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu tính từ thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa đã quá thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan (05 năm) và trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu là công cụ, dụng cụ thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, chưa phân bổ toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất (trường hợp doanh nghiệp không theo dõi, quản lý theo số tờ khai hải quan nhập khẩu) vẫn còn trong thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp không phải cung cấp số tờ khai khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đã cấu thành lên sản phẩm khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan thực hiện khai báo nguyên liệu, vật tư ban đầu và sản phẩm hoàn chỉnh tại các dòng hàng riêng biệt trên tờ khai. Trong đó thực hiện khai sản phẩm hoàn chỉnh trên một dòng hàng, không khai thuế đối với dòng hàng là sản phẩm hoàn chỉnh; khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban đầu (tại chỉ tiêu ''mã số quản lý riêng'' của dòng hàng khai mã ''TĐMĐSDSP'') và tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai. Chính sách mặt hàng áp dụng đối với sản phẩm hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành; a.2) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa: 01 bản chính; a.3) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp chưa thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan ban đầu: 01 bản chính; a.4) Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp. b) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất: Người nộp thuế phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế; c) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế: Người nhận chuyển nhượng phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế. Trường hợp đối tượng nhận chuyển nhượng phải thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế thì cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi hàng hóa nhận chuyển nhượng trên Danh mục miễn thuế của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng không phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa chuyển nhượng với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu nhưng phải thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế trước đây về việc chuyển nhượng hàng hóa đối với trường hợp đã thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đã đăng ký tờ khai hải quan ban đầu nếu không thuộc trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế; d) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.''
11. được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 22. Hủy tờ khai hải quan 1. Các trường hợp hủy tờ khai a) Tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau đây: a.1) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập; a.2) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa được miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; a.3) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; a.4) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra; a.5) Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai. b) Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố và tờ khai hải quan giấy thay thế đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản; c) Tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng hàng hóa không đáp ứng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, sau khi xử lý vi phạm với hình thức phạt bổ sung là buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy; d) Hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan: d.1) Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế; d.2) Tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hủy giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu; d.3) Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a.2, điểm a.3, điểm a.4, điểm d. 1 và d.2 khoản này, tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng thực tế không xuất khẩu hàng hóa; d.4) Tờ khai hải quan nhưng người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu. 2. Thủ tục hủy tờ khai hải quan a) Trách nhiệm người khai hải quan: a.1) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này, người khai hải quan khai thông tin đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp đề nghị hủy tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan; a.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan theo quy định tại điểm d.1, điểm d.2, điểm d.3 khoản 1 Điều này, người khai hải quan gửi kèm chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu. Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ thuế cho hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đề nghị hủy với cơ quan thuế nội địa hoặc với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống; b.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai; b.3) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này: b.3.1) Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư này và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng do các cơ quan chức năng khác cung cấp bằng văn bản thì tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng chỉ được hủy sau khi đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xác định lô hàng không vi phạm pháp luật hoặc đã hoàn thành việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; b.3.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống thì sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống; b.3.3) Thông báo cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, khấu trừ thuế, không thu thuế đối với hàng hóa thuộc tờ khai hải quan xuất khẩu đã hủy. b.4) Đối với tờ khai hải quan giấy, ngoài thực hiện các nội dung tương ứng tại điểm b.1, điểm b.2 và điểm b.3 khoản này, công chức hải quan gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được hủy; lưu tờ khai hải quan được hủy theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.”
12. sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Căn cứ thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống và hồ sơ hải quan điện tử người khai hải quan gửi thông qua Hệ thống, công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa. Chậm nhất 01 giờ làm việc kể từ thời điểm đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ của hồ sơ hải quan và phản hồi cho người khai hải quan thông qua Hệ thống. Quá thời hạn trên, hồ sơ hải quan điện tử được coi là đã nộp đầy đủ cho cơ quan hải quan. Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức phải ghi kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra, cập nhật vào Hệ thống theo quy định tại Điều 29 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.”
13. được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Trường hợp lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trên cơ sở kết quả phân tích, giám định để xác định tên hàng, mã số hàng hóa thì cơ quan hải quan sử dụng kết quả phân tích, giám định của lô hàng này để thực hiện thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo của chính người khai hải quan có cùng tên hàng, xuất xứ, mã số hàng hóa khai báo, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất (đối với hàng hóa nhập khẩu). Cơ quan hải quan lựa chọn thực hiện phân tích, giám định cho các lô hàng tiếp theo trên cơ sở quản lý rủi ro.”
14. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 25. Kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan 1. Đối tượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. 2. Nội dung kiểm tra: Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, trị giá do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (sau đây gọi là trị giá khai báo) trên cơ sở quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan, kiểm tra trị giá hải quan tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư này. 3. Xử lý kết quả kiểm tra a) Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo: Cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 02B/TB-TGHQ/TXNK Phụ lục VI kèm Thông tư này (sau đây gọi là Thông báo trị giá hải quan) và đề nghị người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng hóa theo quy định. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a.1) Người khai hải quan không khai hoặc khai không đúng, không đủ một trong các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan (gồm: địa điểm dỡ hàng, phương thức thanh toán, mã phân loại khai trị giá, phí vận chuyển, phí bảo hiểm, mã và tên các khoản điều chỉnh, chi tiết khai trị giá, tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế, mô tả hàng hóa, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, đơn giá tính thuế, trị giá tính thuế, trị giá hóa đơn, tổng trị giá hóa đơn, nước xuất xứ), tờ khai trị giá hải quan (nếu có) có ảnh hưởng đến trị giá hải quan. Trường hợp người khai hải quan có mối quan hệ đặc biệt nhưng không khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) thì cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Người khai hải quan khai có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt tới trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC; a.2) Có mâu thuẫn về nội dung liên quan đến trị giá hải quan giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan; a.3) Không thoả mãn một trong các điều kiện khi áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư này; a.4) Áp dụng không đúng trình tự, nội dung phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư này. b) Trường hợp nghi vấn về trị giá khai báo: b.1) Nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn trị giá khai báo và rủi ro cao về trị giá so với mức giá tham chiếu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, đồng thời người khai hải quan được đánh giá, phân loại là doanh nghiệp không tuân thủ theo quy định, cơ quan hải quan thông báo người khai hải quan bổ sung hồ sơ theo quy định tại điểm b.2 khoản 4 Điều này thông qua Hệ thống hoặc trên tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu (trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy) và cử đại diện theo pháp luật của người khai hải quan hoặc người được ủy quyền để giải trình, chứng minh trị giá khai báo trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan và xử lý như sau: b.1.1) Trường hợp người khai hải quan không bổ sung hồ sơ, hoặc không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và không có giấy ủy quyền để giải trình, chứng minh trị giá khai báo hoặc trên cơ sở hồ sơ do người khai hải quan cung cấp, không giải trình, không chứng minh được các căn cứ bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm đ.2.1, điểm đ.2.2, điểm đ.2.3, điểm đ.2.5, điểm đ.2.6 khoản 4 Điều này, cơ quan hải quan thực hiện ban hành Thông báo trị giá hải quan, ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có); b.1.2) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm b.1.1 khoản này, cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan và thực hiện thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo của người khai hải quan. b.2) Hàng hóa nhập khẩu có trị giá khai báo cao đột biến quy định tại điểm b.5.7 khoản này, cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và chuyển nghi vấn để cơ quan thuế làm cơ sở kiểm tra, xác định giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật về giao dịch liên kết; b.3) Đối với các trường hợp không thuộc điểm b.1 và điểm b.2 khoản này, cơ quan hải quan thông báo cơ sở nghi vấn, mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định và thời gian tham vấn thông qua Hệ thống hoặc Thông báo nghi vấn trị giá khai báo theo mẫu số 02A/TB-NVTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, đồng thời giải phóng hàng hóa theo quy định; người khai hải quan thực hiện tham vấn theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này; b.4) Hàng hóa xuất khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau: b.4.1) Trị giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC; b.4.2) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự do cơ quan hải quan xác định hoặc thấp hơn trị giá khai báo thấp nhất của hàng hóa giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận là trị giá hải quan trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan (không so sánh với trị giá hải quan thuộc diện nghi vấn). Hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá dùng để so sánh là những hàng hóa xuất khẩu trong khoảng thời gian 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá khai báo; b.4.3) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC sau khi quy đổi về trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất; b.4.4) Trị giá khai báo thấp hơn hoặc bằng trị giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự hoặc chi phí vận chuyển của hàng hóa đang kiểm tra trị giá tính đến cửa khẩu xuất hoặc chi phí khai thác của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự; b.4.5) Trường hợp không tìm được hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC để kiểm tra trị giá khai báo thì mở rộng khái niệm hàng hóa giống hệt, tương tự như sau: b.4.5.1) Hàng hóa xuất khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự có một tính năng, công dụng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan; b.4.5.2) Hàng hóa xuất khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan. b.5) Hàng hóa nhập khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau: b.5.1) Trị giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC; b.5.2) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự do cơ quan hải quan xác định hoặc thấp hơn trị giá khai báo thấp nhất của hàng hóa giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận là trị giá hải quan trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan (không so sánh với trị giá hải quan thuộc diện nghi vấn); b.5.3) Trị giá khai báo thấp hơn hoặc bằng trị giá hải quan của linh kiện đồng bộ hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự, hoặc thấp hơn hoặc bằng trị giá hải quan của nguyên liệu chính cấu thành nên hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự, thấp hơn hoặc bằng chi phí vận chuyển của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên; b.5.4) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC sau khi quy đổi về trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên; b.5.5) Hàng hóa nhập khẩu có yếu tố giảm giá trong đó trị giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan; b.5.6) Trường hợp không tìm được hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC để kiểm tra trị giá khai báo thì mở rộng khái niệm hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự như sau: b.5.6.1) Hàng hóa nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự có một tính năng, công dụng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan; b.5.6.2) Hàng hóa nhập khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan; b.5.6.3) Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, khối nước phát triển có thể so sánh với hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự từ các nước đang phát triển đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan. b.5.7) Hàng hóa nhập khẩu có trị giá khai báo cao đột biến so với mức giá tham chiếu của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC; b.5.8) Hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá dùng để so sánh tại điểm b.5.2, điểm b.5.5 khoản này là những hàng hóa được xuất khẩu đến Việt Nam trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá khai báo; trường hợp không tìm được mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian tới 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá khai báo. c) Trường hợp không thuộc điểm a và điểm b khoản này, cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo của người khai hải quan. 4. Tham vấn a) Thẩm quyền tham vấn: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị. Căn cứ tình hình thực tế, đặc điểm địa bàn, Cục trưởng Cục Hải quan có thể phân cấp cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện việc tham vấn; b) Trách nhiệm thực hiện: b.1) Cơ quan hải quan: b.1.1) Tổ chức tham vấn, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan nộp, xuất trình theo quy định tại điểm b.2 khoản này để làm rõ nghi vấn trị giá khai báo; b.1.2) Lập biên bản tham vấn, trong đó ghi chép đầy đủ, trung thực các nội dung hỏi đáp trong quá trình tham vấn; ghi nhận các chứng từ, tài liệu người khai hải quan đã nộp bổ sung; kết thúc tham vấn phải ghi rõ kết luận tại biên bản tham vấn, cụ thể: “người khai hải quan đồng ý với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định”, “chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” hoặc “bác bỏ trị giá khai báo”. Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, phải ghi rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo các trường hợp quy định tại điểm đ.2 khoản này và mức giá, phương pháp xác định trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định sau khi tham vấn. b.2) Người khai hải quan: Cung cấp xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại; chứng từ thể hiện chi phí vận tải (nếu có); chứng từ bảo hiểm (nếu có); chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng từ thanh toán (nếu có) và các chứng từ, tài liệu theo phương pháp xác định trị giá khai báo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC hoặc Thông tư này (01 bản chụp); cử đại diện theo pháp luật của người khai hải quan hoặc người được ủy quyền tham gia tham vấn đúng thời gian tham vấn; có trách nhiệm giải trình những nội dung liên quan đến trị giá khai báo theo đề nghị của cơ quan hải quan; b.3) Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn. c) Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp; d) Thời gian tiến hành tham vấn và xử lý kết quả tham vấn: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu; đ) Xử lý kết quả tham vấn: đ.1) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, ban hành Thông báo trị giá hải quan. Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày đến cơ quan hải quan thực hiện tham vấn. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có); đ.2) Trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo sau khi tham vấn, cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan và đề nghị người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau: đ.2.1) Một trong các trường hợp thuộc điểm a khoản 3 Điều này; đ.2.2) Người khai hải quan không khai hoặc khai sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; các yếu tố liên quan đến việc xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 13, Điều 15 Thông tư số 39/2015/TT-BTC; đ.2.3) Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp; đ.2.4) Người khai hải quan không cung cấp các chứng từ, tài liệu theo quy định tại điểm b.2 khoản này cho cơ quan hải quan mà không có lý do chính đáng; không tham gia tham vấn mà không có lý do chính đáng; người đến tham vấn không phải là đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan theo quy định của pháp luật, không có giấy ủy quyền; người khai hải quan không ký biên bản tham vấn theo quy định tại điểm b.3 khoản này; đ.2.5) Thông tin thu thập được từ người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu; thông tin thu thập từ người bán hàng, người sản xuất, khai thác đối với hàng hóa xuất khẩu, xác định trị giá khai báo không đúng với thực tế mua bán; đ.2.6) Nội dung giải trình của người khai hải quan mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; chứng từ, tài liệu theo quy định tại điểm b.2 khoản này. đ.3) Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm đ.2 khoản này, cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan và thực hiện thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo của người khai hải quan theo quy định. 5. Khi bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá hải quan, ấn định thuế theo quy định tại Điều này, cơ quan hải quan thực hiện phân bổ các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 15, Điều 16 Thông tư số 39/2015/TT-BTC nếu người khai hải quan chưa thực hiện phân bổ hoặc phân bổ không đúng các khoản điều chỉnh này. 6. Tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần a) Điều kiện áp dụng: Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tham vấn một lần so với hàng hóa giống hệt, tương tự đã có kết quả tham vấn không thay đổi; b) Trách nhiệm của người khai hải quan: Trong thời hạn làm thủ tục hải quan, người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan áp dụng kết quả tham vấn của lần tham vấn trước cho các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo (sau đây gọi tắt là kết quả tham vấn) thông qua Hệ thống hoặc Thông báo nghi vấn trị giá khai báo; c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cơ quan hải quan kiểm tra thông tin, dữ liệu và thông báo kết quả thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy).”
16. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi tên Điều 27 như sau: "Điều 27. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, kiểm tra việc áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước”
b) Sửa đổi khoản 2, khoản 3, khoản 5 và bổ sung khoản 6 như sau:
“2. Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường.
3. Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
5. Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên thông báo kết quả xác định trước với hồ sơ và thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa; nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với thông báo kết quả xác định trước thì tiến hành kiểm tra, xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo quy định.
6. Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
17. được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trường hợp giấy phép sử dụng cho nhiều lần xuất khẩu, nhập khẩu a) Khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên, căn cứ giấy phép bản chính dưới dạng giấy do người khai hải quan nộp hoặc thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan đối với trường hợp được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cập nhật thông tin giấy phép vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để theo dõi, trừ lùi số lượng, trọng lượng trên giấy phép tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu; b) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa hỗ trợ theo dõi trừ lùi, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau: Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa hỗ trợ theo dõi trừ lùi, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan căn cứ văn bản xác nhận lượng hàng hóa đã được cấp phép (đối với giấy phép được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) của Tổng cục Hải quan hoặc giấy phép bản chính dưới dạng giấy để lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu số 05/TDTL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và thực hiện việc trừ lùi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Giao cho người khai hải quan Phiếu theo dõi trừ lùi kèm 01 bản chụp giấy phép (đối với trường hợp giấy phép được cấp dưới dạng giấy) để thực hiện theo dõi trừ lùi cho những lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo. Khi người khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hết số hàng trên giấy phép, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng cuối cùng thực hiện xác nhận và lưu Phiếu theo dõi trừ lùi kèm bộ hồ sơ hải quan.”
18. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa 1. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất a) Việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện bằng máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác. Trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế với sự chứng kiến của đại diện doanh nghiệp vận tải; doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; cơ quan Cảng vụ tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng; b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu: b.1) Thông báo cho người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng danh sách lô hàng phải tiến hành kiểm tra; b.2) Tiến hành kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này; b.3) Lập Biên bản chứng nhận việc kiểm tra có chữ ký xác nhận của các bên quy định tại điểm a khoản này; b.4) Chi trả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc kiểm tra hàng hóa. c) Trách nhiệm của người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng: c.1) Thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan; c.2) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa đến khu vực kiểm tra theo yêu cầu cơ quan hải quan; c.3) Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi bố trí khu vực lưu giữ riêng hoặc sử dụng hệ thống quản lý cảng điện tử để xác định vị trí hàng hóa cần kiểm tra thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan; c.4) Chứng kiến và ký xác nhận vào Biên bản chứng nhận việc kiểm tra. d) Xử lý kết quả kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập: d.1) Trường hợp kiểm tra không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật thông tin kết quả kiểm tra qua máy soi trên Hệ thống. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi trên để làm thủ tục hải quan theo quy định; d.2) Trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; thông báo và phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng; phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hàng hóa khi người khai hải quan đến làm thủ tục hải quan. đ) Xử lý kết quả kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất: đ.1) Trường hợp kiểm tra không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Chi cục Hải quan cửa khẩu cập nhật thông tin trên Hệ thống và giám sát hàng hóa xuất khẩu theo quy định; đ.2) Trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, Chi cục Hải quan cửa khẩu phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng, cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; thông báo cho người khai hải quan mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp và xử lý theo quy định. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ quy định của pháp luật về hải quan, yêu cầu quản lý tại từng khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu và điều kiện thực tế về trang bị máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác để tổ chức triển khai việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất phù hợp với quy định của pháp luật, cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị và điều kiện thực tế tại từng khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu. 2. Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khi làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu a) Đối với những lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc diện đã tiến hành kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này thì công chức hải quan được sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan. Trường hợp khi kiểm tra qua máy soi và các phương tiện kỹ thuật khác phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện kiểm tra trực tiếp hàng hóa; b) Đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng chưa kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này: b.1) Đối với các Chi cục Hải quan được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện qua máy soi container, trừ trường hợp máy soi container gặp sự cố, hàng hóa không phù hợp với việc kiểm tra qua máy soi, hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, lượng hàng hóa phải kiểm tra thực tế vượt quá công suất của máy soi container hoặc năng lực xếp dỡ của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lắp đặt máy soi. Công chức hải quan căn cứ hình ảnh kiểm tra qua máy soi, thông tin trên tờ khai hải quan và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra để phân tích, đánh giá và kết luận về hình ảnh kiểm tra qua máy soi. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh kiểm tra được lưu trữ trong Hệ thống máy soi theo quy định; hình ảnh kiểm tra qua máy soi được in từ Hệ thống và lưu kèm hồ sơ hải quan trong trường hợp người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan giấy. Trường hợp kết quả kiểm tra,qua máy soi cho thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra qua máy soi báo cáo, đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa bằng hình thức kiểm tra trực tiếp; b.2) Đối với Chi cục Hải quan chưa được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bởi công chức hải quan. Việc kiểm tra được thực hiện như sau: b.2.1) Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ thông tin liên quan đến hàng hóa vào thời điểm kiểm tra, thông tin tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này và giao cho một hoặc nhiều công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp giao cho nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra một lô hàng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phải chỉ định một công chức hải quan chịu trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra của lô hàng vào Hệ thống; b.2.2) Trách nhiệm của công chức hải quan: Căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định, trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ, công chức hải quan căn cứ các thông tin liên quan đến hàng hóa vào thời điểm kiểm tra để lựa chọn phần hàng hóa cần kiểm tra theo tỷ lệ và chịu trách nhiệm đối với phần hàng hóa đó. Trường hợp việc kiểm tra thực tế được giao cho nhiều công chức hải quan, công chức được giao trách nhiệm chung có trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra thực tế vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. 3. Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm kiểm tra tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc địa điểm kiểm tra tập trung của Cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc địa điểm kiểm tra tại chân công trình, nhà máy a) Trường hợp lô hàng đã được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì được sử dụng kết quả kiểm tra này để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định; b) Trường hợp kiểm tra đã được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì yêu cầu Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện niêm phong hàng hóa và giao cho người khai hải quan vận chuyển về Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để kiểm tra trực tiếp hàng hóa; c) Trường hợp hàng hóa chưa được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 4. Kiểm tra về lượng hàng hóa Cơ quan hải quan căn cứ vào nội dung khai hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả giám định do cơ quan kiểm định hải quan thực hiện (nếu có) hoặc kết quả giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật do người khai hải quan cung cấp (nếu có) để xác định khối lượng, trọng lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, cơ quan kiểm định hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về khối lượng, trọng lượng hàng hóa thì tiến hành trưng cầu giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định để quyết định việc thông quan. 5. Việc kiểm tra thực tế để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ, hàng hóa đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng: thực hiện theo quy định tại các Điều 24, Điều 25 và Điều 27 Thông tư này. Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện các quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. 6. Đối với hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt, không thể thực hiện kiểm tra thực tế tại các địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định đưa hàng về các địa điểm đáp ứng yêu cầu bảo quản đặc biệt để kiểm tra thực tế hoặc căn cứ kết quả giám định để quyết định thông quan. 7. Trường hợp phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu chủ phương tiện vận tải ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài (hợp đồng có quy định cảng giao nhận là cảng ở nước ngoài) thì đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện vận tải, gửi kèm các chứng từ chứng minh phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện vận tải và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. 8. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất không thể niêm phong hải quan hoặc hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn khác, không thuộc diện niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 50 Thông tư này, khi kiểm tra hải quan, công chức hải quan mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại cơ quan hải quan để xác định hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất. 9. Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan Việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản này chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, cụ thể như sau: a) Sau khi nhận được đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi qua Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp hai Chi cục Hải quan chưa có kết nối Hệ thống thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau: a.1) Lập 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V; 02 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo mẫu số 07/PĐNKT/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư này và gửi kèm 01 tờ khai hải quan (bản chính) trong trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy; a.2) Niêm phong các chứng từ quy định tại điểm a.1 khoản này và giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc kiểm tra thực tế. b) Người khai hải quan thực hiện đăng ký thời gian, địa điểm kiểm tra thực tế với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa; c) Căn cứ kết quả kiểm tra của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống để quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.”
19. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan 1. Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung khai hải quan: a) Đối với lô hàng thuộc diện được đưa hàng về bảo quản: thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư này; b) Đối với lô hàng thuộc diện được giải phóng hàng: thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư này; c) Đối với lô hàng thuộc diện được thông quan: thực hiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư này. 2. Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với nội dung khai hải quan trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan hải quan xử lý vi phạm (nếu có) và yêu cầu người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung hồ sơ hải quan theo kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: a) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này; b) Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan hoặc quá thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung của cơ quan hải quan quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều 20 Thông tư này, người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì xử lý như sau: b.1) Đối với trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo thì thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này; b.2) Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với thông báo kết quả phân loại hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa của cơ quan hải quan về kết luận phân tích phân loại hàng hóa thì người khai hải quan có văn bản gửi đơn vị kiểm định đã thực hiện phân tích để yêu cầu được tách mẫu lưu, giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan thực hiện tách mẫu lưu và lập biên bản tách mẫu theo mẫu số 08a/BBTM/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày tách mẫu lưu, người khai hải quan phải gửi kết quả giám định cho cơ quan hải quan để được xem xét. Hết thời hạn quy định này mà người khai hải quan chưa nộp kết quả giám định, cơ quan hải quan sử dụng thông báo kết quả phân loại hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa đã ban hành để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp thì xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. b.3) Đối với các trường hợp khác: b.3.1) Trường hợp hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát hải quan: không tiếp tục làm thủ tục hải quan và thông báo nêu rõ lý do cho người khai hải quan thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản đối với tờ khai hải quan giấy; b.3.2) Trường hợp hàng hóa đã đưa qua khu vực giám sát hải quan: cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế (nếu có) và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành. 3. Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa xác định hàng hóa vi phạm quy định về chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền. Trường hợp hàng hóa buộc tái xuất hoặc tiêu hủy thì thực hiện việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký theo quy định tại Điều 22 Thông tư này, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP. 4. Đối với trường hợp khai hải quan giấy do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, sau khi Hệ thống hoạt động trở lại, công chức hải quan phải cập nhật các thông tin tờ khai hải quan, kết quả phân luồng, hình thức, mức độ kiểm tra quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc chuyển cửa khẩu vào Hệ thống.”
20. , và được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Quy định cụ thể về lấy mẫu a) Trường hợp lấy mẫu theo đề nghị của người khai hải quan để phục vụ việc khai hải quan: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1.1) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa về đề nghị lấy mẫu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.1.2) Sau khi được cơ quan hải quan thông báo chấp nhận việc lấy mẫu thông qua Hệ thống, người khai hải quan trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu từ chính lô hàng hàng nhập khẩu dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Người khai hải quan được lấy đủ lượng mẫu cần thiết để thực hiện khai báo hải quan. Toàn bộ mẫu do người khai hải quan lấy sẽ được tính vào lượng hàng khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: a.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan bố trí công chức giám sát việc lấy mẫu của người khai hải quan; a.2.2) Sau khi giám sát việc lấy mẫu, công chức xác nhận trên 01 bản in Thông báo đề nghị lấy mẫu của người khai hải quan và cập nhật kết quả lấy mẫu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ kiểm tra hải quan hoặc trưng cầu giám định: b.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích, phân loại thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC; b.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để trưng cầu giám định: b.2.1) Địa điểm lấy mẫu: thực hiện tại địa điểm đang lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan hoặc tại chân công trình, cơ sở sản xuất hoặc nhà máy quy định tại Điều 102 Thông tư này; b.2.2) Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng, đại diện cơ quan hải quan, đại diện tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định (nếu có) và phải lập Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 08/BBLM/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giám sát việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan a) Cán bộ của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu và lập biên bản xác nhận lấy mẫu theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành; b) Trách nhiệm của người khai hải quan: Căn cứ thời gian, địa điểm, hàng hóa dự kiến lấy mẫu đã được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận, người khai hải quan thông báo việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 17 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa căn cứ thông báo đề nghị lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành của người khai hải quan để giám sát việc lấy mẫu trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; d) Trường hợp hàng hóa lấy mẫu theo thông báo của cơ quan kiểm tra chuyên ngành và thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu hoặc các địa điểm kiểm tra hàng hóa, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa cùng thời điểm lấy mẫu của cơ quan chuyên ngành, trừ hàng hóa thuộc diện kiểm dịch phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam và các trường hợp vì yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn phải đưa về các địa điểm kiểm tra chuyên ngành.
4. Kỹ thuật lấy mẫu, lưu mẫu, trả lại mẫu, hủy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để phục vụ việc kiểm tra hải quan hoặc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC.”
21. , và được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng cạn, kho ngoại quan hoặc địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính, trừ những trường hợp sau đây: a) Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chỉ định đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra theo pháp luật về kiểm tra chuyên ngành: a.1) Người khai hải quan gửi đề nghị đưa hàng về địa điểm kiểm tra theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm 01 bản chụp Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải gửi chứng từ này cho cơ quan hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm 01 bản chụp Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan; a.2) Trong thời gian 01 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan gửi qua Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm kiểm tra chuyên ngành trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan. b) Trường hợp đưa hàng về địa điểm bảo quản hàng hóa của người khai hải quan theo đề nghị của người khai hải quan: b.1) Người khai hải quan gửi hồ sơ đề nghị đưa hàng về bảo quản cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông qua Hệ thống, bao gồm: b.1.1) Đề nghị đưa hàng về bảo quản theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; b.1.2) Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chụp. Trường hợp việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải gửi chứng từ này cho cơ quan hải quan; b.1.3) Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp lấy mẫu tại cửa khẩu: 01 bản chụp; b.1.4) Tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản là kho bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa theo quy định tại điểm b Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: b.1.4.1) Đối với địa điểm đưa hàng về bảo quản là địa chỉ trụ sở, cơ sở sản xuất của người khai hải quan đã được đăng ký theo giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 bản chụp sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, địa điểm thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng; b.1.4.2) Trường hợp địa điểm bảo quản hàng hóa là địa điểm kiểm tra tại chân công trình hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy đã được Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định công nhận theo quy định tại Điều 102 Thông tư này: 01 bản chụp Quyết định công nhận; b.1.4.3) Đối với địa điểm đưa hàng về bảo quản khác: 01 bản chụp các chứng từ chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm bảo quản hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 84/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ. Tài liệu quy định tại điểm b.1.4 khoản này, người khai hải quan chỉ phải nộp lần đầu tiên khi đề nghị đưa hàng về địa điểm bảo quản. b.2) Trong thời gian 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan về việc đưa hàng về bảo quản được người khai hải quan gửi qua Hệ thống, nếu người khai hải quan không thuộc diện doanh nghiệp không được phép đưa hàng về bảo quản theo quy định tại khoản 6 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm bảo quản trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan. c) Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng. Ngay sau khi hàng hóa được đưa về địa điểm kiểm tra hoặc địa điểm bảo quản, người khai hải quan phải thông báo về hàng hóa đã đến đích cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Hết thời hạn đã đăng ký tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này mà người khai hải quan chưa thông báo hàng hóa đến đích (trừ trường hợp bất khả kháng), người khai hải quan không được đưa hàng về bảo quản cho các lô hàng tiếp theo cho đến khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận hàng hóa đã được đưa về bảo quản theo đúng quy định. Trường hợp bất khả kháng không thể đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra hoặc địa điểm bảo quản đúng thời hạn đã đăng ký với cơ quan hải quan, người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo nguyên trạng hàng hóa và thông báo ngay cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận, sau đó thông báo lại với cơ quan hải quan để xử lý theo quy định. Trong thời gian bảo quản hàng hóa, trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành yêu cầu đưa hàng hóa vào lắp đặt, vận hành để thực hiện kiểm tra chuyên ngành, người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan bằng văn bản trước khi lắp đặt, vận hành. Căn cứ thông báo của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro; trường hợp công chức hải quan giám sát trực tiếp tại địa điểm lắp đặt, vận hành thì lập Biên bản chứng nhận việc đưa hàng hóa vào lắp đặt, vận hành. Sau khi cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết thúc việc kiểm tra, người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng.
5. Kiểm tra việc bảo quản hàng hóa a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Đối với trường hợp đưa về bảo quản theo đề nghị của người khai hải quan: nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, trừ trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành đã gửi kết luận kiểm tra cho cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP hoặc việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; a.2) Xuất trình hàng hóa đang bảo quản để cơ quan hải quan kiểm tra khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại địa điểm bảo quản. b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan: b.1) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức kiểm tra việc bảo quản hàng hóa trong các trường hợp sau: b.1.1) Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản nhưng chưa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành và cơ quan kiểm tra chuyên ngành không có văn bản xác nhận kéo dài thời gian kiểm tra. Trong thời gian chờ kiểm tra, xử lý, người khai hải quan không được đưa về bảo quản đối với các lô hàng tiếp theo; b.1.2) Có thông tin về việc lô hàng nhập khẩu không được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật hoặc không đưa về địa điểm bảo quản theo thời hạn đã đăng ký; b.1.3) Địa điểm bảo quản đã đăng ký chưa được cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và xác nhận địa điểm kiểm tra đảm bảo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày cho phép đưa hàng về bảo quản lô hàng đầu tiên của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức việc kiểm tra và cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp địa điểm bảo quản không thuộc địa bàn của Cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ tình hình thực tế để trực tiếp tổ chức kiểm tra hoặc báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố đề nghị Cục Hải quan nơi có địa điểm bảo quản tổ chức việc kiểm tra việc bảo quản hàng hóa của người khai hải quan. Trường hợp hàng hóa được lưu giữ tại những địa điểm không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng và xử lý theo quy định. Người khai hải quan không được đưa về bảo quản đối với các lô hàng tiếp theo. b.2) Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan phải lập Biên bản chứng nhận việc kiểm tra. Trường hợp xác định hàng hóa đưa về bảo quản không đảm bảo nguyên trạng hoặc bảo quản không đúng địa điểm đã đăng ký hoặc địa điểm bảo quản không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm b.1.4 khoản 3 Điều này, hàng hóa chưa có kết quả kiểm tra chuyên ngành mà không có văn bản xác nhận kéo dài thời gian kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì lập Biên bản vi phạm hành chính về hải quan và xử lý theo quy định của pháp luật; b.3) Cập nhật danh sách doanh nghiệp vi phạm không được mang hàng về bảo quản theo quy định tại khoản 6 Điều này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. c) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa phân công cho đơn vị trực thuộc thực hiện việc kiểm tra tình trạng bảo quản hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông qua thông tin trên Hệ thống về hàng hóa được phép đưa về bảo quản tại địa bàn.
6. Các trường hợp không được đưa về bảo quản Nếu vi phạm quy định đưa hàng về bảo quản, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, người khai hải quan không được tiếp tục mang hàng hóa về bảo quản: a) Trong thời gian 01 năm kể từ ngày bị cơ quan hải quan lập Biên bản vi phạm về hành vi không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa; bảo quản hàng hóa không đúng địa điểm đăng ký với cơ quan hải quan; kho bãi lưu giữ hàng hóa không đảm bảo quy định tại điểm b.1.4 khoản 3 Điều này; b) Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành nêu tại điểm a.1 khoản 5 Điều này.”
22. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 34. Thông quan hàng hóa 1. Thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan, khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. 2. Quyết định thông quan hàng hóa a) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông quan; b) Trường hợp Hệ thống không tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế, người khai hải quan nộp 01 bản chụp (xuất trình bản chính để đối chiếu) chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế (giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, chứng từ bảo lãnh, giấy ủy nhiệm chi...) cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế để Hệ thống quyết định thông quan. Công chức hải quan thực hiện kiểm tra và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; c) Đối với khai tờ khai hải quan giấy: cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên tờ khai hải quan giấy.”
23. được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp; c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương
a) Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp
Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa
Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp
b) Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp
Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp phải nộp trên một đơn vị hàng hóa
3. Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư này.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp) thì trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, trị giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
5. Thu nộp tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
a) Tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương được nộp tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan tại Kho bạc Nhà nước (Theo Mục lục ngân sách nhà nước tương ứng với các loại thuế);
b) Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức, thì số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo quyết định áp dụng tạm thời được cơ quan hải quan trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp ngân sách nhà nước.
6. Xử lý tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp nộp thừa Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương lớn hơn số tiền thuế phải nộp sau khi có Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức của Bộ trưởng Bộ Công Thương được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan. Thủ tục hoàn trả tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 131 và Điều 132 Thông tư này.
7. Kê khai, thu thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật liên quan.”
24. , sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho cơ quan hải quan bằng giấy hoặc bằng phương thức điện tử. Thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng có chức năng bảo lãnh ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các tiêu chí và yêu cầu sau: a) Tên tổ chức tín dụng, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, mã tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh do Ngân hàng Nhà nước cấp; b) Tên người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân đại diện cho người nộp thuế, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế; c) Số tiền bảo lãnh: c.1) Đối với hình thức bảo lãnh riêng thì số tiền bảo lãnh tương đương số tiền thuế phải nộp cho 01 tờ khai hải quan; c.2) Đối với hình thức bảo lãnh chung thì số tiền bảo lãnh tương đương số tiền thuế phải nộp cho các tờ khai hải quan trong khoảng thời gian nhất định. d) Thời hạn bảo lãnh: d.1) Thời hạn bảo lãnh riêng ghi trên thư bảo lãnh áp dụng cho 01 tờ khai hải quan không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 9 và điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; d.2) Thời hạn bảo lãnh chung ghi trên thư bảo lãnh áp dụng cho 02 tờ khai hải quan trở lên nhưng đối với 01 tờ khai hải quan không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 9 và điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. đ) Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: Được tính từ ngày thư bảo lãnh có hiệu lực cho đến khi số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) đã nộp hết vào ngân sách nhà nước hoặc hàng hóa đã tái xuất; e) Tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh chịu trách nhiệm theo thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
3. Nội dung thư bảo lãnh phải đảm bảo đầy đủ theo các tiêu chí và yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này. a) Trường hợp Thư bảo lãnh không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và yêu cầu theo quy định: a.1) Đối với Thư bảo lãnh bằng phương thức điện tử: cơ quan hải quan thông báo từ chối chấp nhận bảo lãnh thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan; a.2) Đối với Thư bảo lãnh bằng giấy: cơ quan hải quan có văn bản thông báo từ chối chấp nhận Thư bảo lãnh cho người nộp thuế, tổ chức tín dụng biết theo mẫu số 04/TBBLT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này. b) Hết thời hạn bảo lãnh nhưng người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền thuế được bảo lãnh, cơ quan hải quan yêu cầu người nộp thuế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định theo mẫu số 19/TB-TTN-TCN1/TXNK và mẫu số 20/TB-TTN-TCN2/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết thì cơ quan hải quan không chấp nhận bảo lãnh cho các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo và thông báo bằng văn bản hoặc trên Hệ thống (nếu có) cho ngân hàng và các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc theo mẫu số 04/TBBLT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, đồng thời đôn đốc người nộp thuế nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.”
25. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 44. Địa điểm, hình thức nộp thuế Địa điểm, hình thức nộp thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 184/2015/TT-BTC.”
26. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 45. Thu, nộp phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh 1. Đối tượng, mức thu, chế độ thu, hình thức, địa điểm, thủ tục nộp, quản lý, sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh (sau đây gọi là phí, lệ phí hải quan) thực hiện theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh. 2. Tổng hợp báo cáo, quyết toán thu phí, lệ phí Hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố đối chiếu khoản tiền gửi phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh đã thu, nộp ngân sách nhà nước với Kho bạc Nhà nước chi tiết theo mục lục ngân sách và đưa vào quyết toán ngân sách nhà nước năm. Tổng cục Hải quan quyết toán các khoản phí hải quan, lệ phí hàng hóa phương tiện quá cảnh với ngân sách nhà nước theo quy định. 3. Cơ quan hải quan không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người khai hải quan còn thiếu phí, lệ phí hải quan. Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ phí, lệ phí hải quan theo thời hạn quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC. 4. Việc quản lý, theo dõi nợ phí, lệ phí hải quan (nếu phát sinh) được thực hiện trên Hệ thống kế toán tập trung a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan, khi nhận được báo cáo thu nộp của tổ chức được ủy nhiệm thu phí, lệ phí hải quan phải kiểm tra cụ thể chi tiết số tiền phí, lệ phí hải quan đã thu, số tiền phí, lệ phí hải quan đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước, đối chiếu với số tiền phí, lệ phí hải quan đã thực nộp có xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Trường hợp có chênh lệch giữa báo cáo thu nộp số tiền phí, lệ phí hải quan của tổ chức được ủy nhiệm thu đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan với số tiền phí, lệ phí hải quan có xác nhận của Kho bạc Nhà nước thì phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm cụ thể; b) Căn cứ số tiền phí, lệ phí hải quan tổ chức được ủy nhiệm thu đã thu và thanh toán với cơ quan hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách đã phát hành, và xác nhận đã nộp tiền của Kho bạc nhà nước, cơ quan hải quan thực hiện hạch toán kế toán số tiền phí, lệ phí hải quan đã thu và số tiền phí, lệ phí hải quan còn phải thu để có biện pháp quản lý phù hợp.”
27. Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c.2.2.2) Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, trên các tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu lần đầu đã xác định được số tiền thuế thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình được xác định theo công thức sau đây:
Tổng số tiền thuế của hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan
Số lượng hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng
Tổng số hàng hóa tại các tờ khai hải quan
Thời hạn nộp tiền thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan cuối cùng. Trường hợp tờ khai hải quan lần đầu không có số liệu về số tiền thuế hoặc không xác định được căn cứ tính thuế thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế dựa trên số lượng, chủng loại, trị giá tính thuế, mức thuế, tỷ giá tính thuế, phương pháp tính thuế tại thời điểm ban hành quyết định ấn định thuế. Thời hạn nộp tiền thuế ấn định thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Thông tư này."
b) Sửa đổi, bổ sung như sau: “7. Quyết định ấn định thuế thực hiện theo mẫu số 07/QĐAĐT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định ấn định thuế không phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan hải quan ban hành quyết định hủy quyết định ấn định thuế theo mẫu số 08/HQĐAĐT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này. Số tiền thuế đã ấn định theo quyết định ấn định thuế bị hủy hoặc số tiền thuế ấn định lớn hơn số tiền thuế phải nộp, được cơ quan hải quan hoàn trả số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 131, Điều 132 Thông tư này. Quyết định ấn định thuế, quyết định hủy quyết định ấn định thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) phải gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký quyết định.”
28. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 50. Quy định chung về hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan 1. Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức vận chuyển độc lập gồm: a) Hàng hóa quá cảnh trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế; b) Hàng hóa trung chuyển trừ trường hợp hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào bến cảng trung chuyển và được đưa ra nước ngoài tại chính bến cảng trung chuyển này; c) Hàng hóa chuyển cửa khẩu: c.1) Hàng hóa xuất khẩu: c.1.1) Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi tắt là kho CFS), cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (sau đây gọi tắt là cảng cạn), kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến cửa khẩu xuất; hàng hóa xuất khẩu thực hiện thủ tục hải quan vận chuyển độc lập đã xác nhận vận chuyển đến đích sau đó thay đổi cửa khẩu xuất; c.1.2) Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho CFS, kho ngoại quan đến cảng cạn, từ kho ngoại quan đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính. c.2) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn, kho hàng không kéo dài, kho CFS, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung tại cửa khẩu nhập, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính hoặc đến cửa khẩu khác (bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu của nhiều chủ hàng trên cùng phương tiện vận chuyển, vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến nhiều cảng đích ghi trên vận đơn). 2. Hàng hóa chuyển cửa khẩu chịu sự giám sát hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức vận chuyển kết hợp gồm: a) Hàng hóa xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính; b) Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ khu phi thuế quan (trừ kho ngoại quan) đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính hoặc đến các khu phi thuế quan khác; c) Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nơi đăng ký tờ khai đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, cảng cạn; d) Hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế được vận chuyển từ cửa khẩu nhập, kho CFS, cảng cạn, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan, cửa hàng miễn thuế; e) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan. 3. Các trường hợp phải niêm phong hải quan a) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 4 Điều này; b) Hàng hóa trung chuyển, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 4 Điều này; c) Hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính; hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho CFS, kho ngoại quan đến cảng cạn, từ kho ngoại quan đến địa điểm chuyển phát nhanh, địa điểm hàng bưu chính; d) Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập, kho CFS, cảng cạn, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung để kiểm tra thực tế hàng hóa, để lấy mẫu hàng hóa; đ) Hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này; e) Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại; g) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều 83 Thông tư này; h) Hàng hóa không phải niêm phong nhưng đóng ghép chung container với hàng hóa phải niêm phong theo quy định tại khoản này; i) Hàng hóa buộc tái xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền vận chuyển từ các địa điểm lưu giữ hàng hóa đến cửa khẩu xuất. 4. Các trường hợp không phải niêm phong hải quan a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp được miễn kiểm tra thực tế; b) Hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan; c) Hàng hóa từ nước ngoài giữ nguyên trên phương tiện vận tải nhập cảnh được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất cuối cùng nhưng không dỡ hàng xuống cảng biển, cảng hàng không tại Việt Nam; d) Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container từ cảng này đến cảng khác được dỡ xuống phương tiện vận tải đường thủy hoặc để trên tàu xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp để vận chuyển đến cửa khẩu xuất nếu còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển; đ) Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, ga đường sắt đến cảng đích ghi trên vận đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển hoặc không thay đổi phương tiện vận tải để vận chuyển đến cảng đích nếu đáp ứng điều kiện được chứa trong container, toa xe còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển; e) Hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển ghi trên chứng từ vận tải để vận chuyển đến Việt Nam, hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế; g) Hàng hóa trung chuyển giữa các cảng biển chứa trong container còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển; hàng hóa trung chuyển được vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển bằng đường biển, đường thủy nội địa chứa trong container còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển, hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào bến cảng trung chuyển và được đưa ra nước ngoài tại chính bến cảng trung chuyển này; h) Hàng hóa khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản này và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 5. Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong từng thời kỳ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc niêm phong hải quan đối với hàng hóa thuộc trường hợp không phải niêm phong hải quan quy định tại khoản 4 Điều này. 6. Người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan (nếu có), niêm phong của hãng vận chuyển (nếu có) trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp bất khả kháng không thể đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa do sự cố bất khả kháng thì người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra và thông báo ngay cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận, sau đó thông báo lại với cơ quan hải quan để xử lý theo quy định. Thời gian vận chuyển thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. 7. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa vận chuyển độc lập Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa vận chuyển độc lập là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin Tờ khai vận chuyển độc lập, Bản kê hàng hóa quá cảnh/ trung chuyển. a) Khai bổ sung tờ khai vận chuyển độc lập: Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trong các trường hợp sau: a.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6.2 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này trước khi cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi; a.2) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6.3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này sau khi cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi và trước khi xác nhận hàng hóa vận chuyển đến đích. b) Thủ tục khai bổ sung Tờ khai vận chuyển độc lập: b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: b.1.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của Tờ khai vận chuyển độc lập khi người khai hải quan tự phát hiện ra sai sót hoặc theo yêu cầu của cơ quan hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống. b.1.2) Trường hợp hệ thống gặp sự cố, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung. b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đi: b.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung đến người khai hải quan thông qua Hệ thống trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có). Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có); b.2.2) Phê duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập khai bổ sung; b.2.3) Cập nhật thông tin xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi vào Hệ thống; b.2.4) Trường hợp khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL, cơ quan hải quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung, ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; thông báo kết quả kiểm tra và xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi trên mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư; trả cho người khai hải quan 01 bản văn bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan. b.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến: Thực hiện việc xác nhận hàng đến khu vực giám sát hải quan theo các thông tin trên Tờ khai vận chuyển độc lập bổ sung hoặc văn bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan. c) Khai bổ sung Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển: c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: c.1.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển theo mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này khi người khai hải quan tự phát hiện ra sai sót hoặc theo yêu cầu của cơ quan hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống; c.1.2) Trường hợp hệ thống gặp sự cố, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung. c.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan: c.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung đến người khai hải quan thông qua Hệ thống trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có). Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có); c.2.2) Phê duyệt bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển; c.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện vận chuyển qua khu vực giám sát để xuất khẩu vào Hệ thống; c.2.4) Trường hợp khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL, cơ quan hải quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung, ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; thông báo kết quả kiểm tra và xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi trên mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư; trả cho người khai hải quan 01 bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan. 8. Hủy Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển a) Các trường hợp hủy: a.1) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển nhưng không thực hiện vận chuyển hàng hóa đi, bao gồm cả trường hợp Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển đã được đăng ký nhưng chưa được cơ quan hải quan phê duyệt vận chuyển do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố; a.2) Khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung và hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát hải quan tại nơi vận chuyển đi; a.3) Khai nhiều Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển cho cùng một lô hàng vận chuyển (khai trùng thông tin tờ khai). b) Thủ tục hủy: b.1) Trách nhiệm người khai hải quan: Gửi đề nghị hủy thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai; b.2) Trách nhiệm cơ quan hải quan: b.2.1) Trong 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị hủy của người khai hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin đề nghị hủy trên Hệ thống, thực hiện việc hủy và phản hồi kết quả cho người khai hải quan; b.2.2) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển nhưng không thực hiện vận chuyển hàng hóa đi mà người khai hải quan không đề nghị hủy thì cơ quan hải quan thực hiện hủy tờ khai và thông báo kết quả xử lý cho người khai hải quan trên Hệ thống. 9. Thủ tục khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển kết hợp thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư này. 10. Đối với trường hợp Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống, cụ thể: a) Người khai hải quan nộp 03 bản chính Bản kê vận chuyển theo mẫu số 21a/BKVC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này kèm các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 hoặc điểm a khoản 1 Điều 51a hoặc điểm a khoản 1 Điều 51b Thông tư này và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để niêm phong (nếu có) và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để kiểm tra, xác nhận hàng hóa vận chuyển đến đích. Trường hợp hàng hóa quá cảnh, trung chuyển quy định tại khoản 2 Điều 51 và khoản 2 Điều 51a Thông tư này, người khai hải quan nộp 02 bản chính Bản kê vận chuyển hàng hóa quá cảnh/trung chuyển theo mẫu số 21/BKVC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này kèm các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 hoặc điểm a khoản 2 Điều 51a Thông tư này; b) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi kiểm tra các thông tin khai báo trên Bản kê vận chuyển và hồ sơ hải quan gửi kèm trong trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan lô hàng vận chuyển; xác nhận, ký tên, đóng dấu trên Bản kê vận chuyển do người khai hải quan nộp, niêm phong hàng hóa (nếu có) do người khai xuất trình, trả lại cho người khai hải quan 02 Bản kê vận chuyển và bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định. Sau khi nhận được Bản kê vận chuyển đã có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và hàng hóa đã vận chuyển đến đích, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến xác nhận, ký tên, đóng dấu, lưu 01 Bản kê vận chuyển; trả lại người khai hải quan 01 Bản kê vận chuyển đã có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đi và Chi cục Hải quan nơi đến và fax hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan. Trường hợp hàng hóa quá cảnh, trung chuyển quy định tại khoản 2 Điều 51 và khoản 2 Điều 51a Thông tư này, Chi cục Hải quan kiểm tra các thông tin khai báo trên Bản kê vận chuyển và hồ sơ hải quan gửi kèm trong trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan lô hàng vận chuyển; xác nhận, ký tên, đóng dấu trên Bản kê vận chuyển do người khai hải quan nộp do người khai xuất trình, trả lại cho người khai hải quan 01 Bản kê vận chuyển; c) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến thực hiện các trách nhiệm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 51 Thông tư này, trừ các trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Sau khi sự cố Hệ thống được khắc phục, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật thông tin Bản kê vận chuyển, Bản kê vận chuyển hàng hóa quá cảnh/trung chuyển vào Hệ thống. 11. Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn bằng đường biển, đường hàng không nhưng còn nguyên trạng, không dỡ xuống cảng, kho, bãi tại cửa khẩu nhập, hàng hóa từ nước ngoài vận chuyển từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất cuối cùng bằng đường biển, đường hàng không nhưng còn nguyên trạng trên phương tiện vận chuyển, không dỡ xuống kho, bãi, cảng tại cửa khẩu nhập, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến căn cứ thông tin khai báo hàng hóa trên hồ sơ tàu biển, tàu bay chuyển cảng, quá cảnh để thực hiện giám sát hàng hóa vận chuyển.”
29. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ Việt Nam a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo thủ tục vận chuyển độc lập tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi; b) Hồ sơ hải quan: b.1) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; b.2) Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; b.3) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ đường bộ): 01 bản chụp; Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan; b.4) Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính nếu quá cảnh 01 lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu quá cảnh nhiều lần. Việc cấp, trừ lùi trên Phiếu theo dõi trừ lùi thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi theo quy định tại Điều 28 Thông tư này; b.5) Giấy thông báo miễn kiểm dịch hoặc Thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp. Đối với chứng từ quy định tại điểm b.4 và điểm b.5 khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi giấy phép, văn bản thông báo kết quả kiểm dịch, miễn kiểm dịch dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan. c) Trách nhiệm của người khai hải quan: c.1) Khai thông tin Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II, các Bản kê theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09, mẫu số 10, mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm các chứng từ trong hồ sơ hải quan khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi đăng ký Tờ khai vận chuyển độc lập thông qua Hệ thống. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 10 Điều 50 Thông tư này. Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng 2) và các chứng từ tại điểm b.4, điểm b.5 chưa thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan nộp các chứng từ này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để kiểm tra; c.2) Sau khi Tờ khai vận chuyển độc lập đã được phê duyệt, cung cấp thông tin số Tờ khai vận chuyển độc lập (Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển) cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để thực hiện niêm phong, kiểm tra niêm phong, kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hàng hóa tại nơi vận chuyển đi và vận chuyển đến; c.3) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong (nếu có), kiểm tra thực tế trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan hải quan; c.4) Khai bổ sung Tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại khoản 7 Điều 50 Thông tư này (nếu có); c.5) Trường hợp lô hàng được vận chuyển nhiều chuyến thì người khai hải quan lựa chọn khai báo Tờ khai vận chuyển độc lập một lần cho cả lô hàng hoặc khai báo Tờ khai vận chuyển độc lập cho từng lần vận chuyển nhưng phải đảm bảo thời gian vận chuyển đã đăng ký theo hướng dẫn tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thời gian vận chuyển vượt quá thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan mà lô hàng chưa được vận chuyển hết thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung thông tin số lượng hàng hóa đã thực vận chuyển và thực hiện khai báo trên Tờ khai vận chuyển độc lập mới đối với số lượng hàng hóa còn lại chưa thực hiện vận chuyển đi; c.6) Sử dụng phương tiện vận tải gắn thiết bị theo dõi hành trình và kết nối với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến trong trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện để vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại bằng đường thủy nội địa. d) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi: d.1) Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng 2), cơ quan hải quan kiểm tra thông tin trên Tờ khai vận chuyển độc lập và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin khác trên Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc các Bản kê (nếu có). Trường hợp phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và cập nhật vào Hệ thống. Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện hành vi khai sai các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập và các Bản kê thuộc hồ sơ hải quan thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 50 Thông tư này; d.2) Cơ quan hải quan phê duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập trên Hệ thống trong vòng 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan hợp lệ do người khai hải quan khai, nộp; d.3) Đối chiếu số lượng, số hiệu container (đối với hàng hóa đóng trong container), số lượng gói, kiện (đối với hàng hóa là hàng rời) giữa thực tế hàng hóa do người khai hải quan xuất trình với thông tin khai trên tờ khai vận chuyển độc lập; thực hiện niêm phong hàng hóa đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan theo khoản 3, khoản 5 Điều 50 Thông tư này và cập nhật số niêm phong hải quan trên Hệ thống. Trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện vận chuyển và vận chuyển bằng đường thủy nội địa từ nước ngoài vào Việt Nam, không thể thực hiện được việc kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển hoặc không thể thực hiện được việc niêm phong hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập có trách nhiệm thông tin về tình trạng của lô hàng để Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến thực hiện kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển, kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa do người khai hải quan xuất trình với thông tin khai trên tờ khai vận chuyển độc lập. Chi cục Hải quan vận chuyển đi có trách nhiệm theo dõi hàng hóa vận chuyển đi để phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa vận chuyển đến hoặc các cơ quan liên quan trong trường hợp hàng hóa không vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian đã đăng ký hoặc xảy ra các sự cố trong quá trình vận chuyển. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong (hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh), cơ quan hải quan phải lập Biên bản chứng nhận theo mẫu số 35/BBCN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, chụp ảnh nguyên trạng và ghi nhận thông tin chi tiết vào Hệ thống gồm: tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có); d.4) Cơ quan hải quan cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào Hệ thống và theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan. Trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến, Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu tổ chức xác minh và xử lý; d.5) Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư này. đ) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến: đ.1) Tiếp nhận hàng hóa kèm thông tin số Tờ khai vận chuyển độc lập đã được phê duyệt do người khai hải quan xuất trình và kiểm tra các thông tin về Tờ khai vận chuyển độc lập trên Hệ thống; đ.2) Kiểm tra tình trạng niêm phong hoặc nguyên trạng hàng hóa, đối chiếu số niêm phong thực tế với số niêm phong hải quan (nếu có) hoặc số hiệu niêm phong hãng vận chuyển (nếu có) trên Tờ khai vận chuyển độc lập, Bản kê danh sách container/gói/kiện hoặc đối chiếu nguyên trạng hàng hóa với các thông tin về hàng hóa đã được cập nhật trên Hệ thống trong trường hợp không thể niêm phong. Trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện vận chuyển, được vận chuyển ra nước ngoài bằng đường thủy nội địa, căn cứ thông tin về lộ trình, thời gian vận chuyển, các cảnh báo trên hệ thống giám sát, thông tin của Chi cục Hải quan vận chuyển đi về tình trạng lô hàng, thông tin trên thiết bị theo dõi hành trình, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển, kiểm tra tình trạng nguyên trạng của hàng hóa; đ.3) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật (bao gồm cả trường hợp có dấu hiệu vi phạm khi kiểm tra theo quy định tại điểm đ.2 khoản này) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; đ.4) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào Hệ thống ngay sau khi hàng hóa được vận chuyển đến. Trường hợp hàng hóa quá cảnh xuất qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế, cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào Hệ thống; giám sát hàng hóa từ khi vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất cho đến khi hàng hóa xuất khẩu qua biên giới và thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa đã thực xuất trên Hệ thống; đ.5) Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư này. 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế có dỡ xuống kho, bãi, cảng a) Hồ sơ hải quan: a.1) Bản kê hàng hóa quá cảnh theo chỉ tiêu thông tin quy định theo mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; a.2) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp. Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan; a.3) Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng hóa phải có giấy phép theo quy định hiện hành: 01 bản chính nếu quá cảnh 01 lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu quá cảnh nhiều lần. Việc cấp, trừ lùi trên Phiếu theo dõi trừ lùi thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi theo quy định tại Điều 28 Thông tư này; a.4) Giấy thông báo miễn kiểm dịch hoặc thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp. Đối với chứng từ quy định tại điểm a.3, điểm a.4 khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan kiểm dịch gửi giấy phép, văn bản thông báo kết quả kiểm dịch, miễn kiểm dịch dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan. b) Trách nhiệm của người khai hải quan: b.1) Thực hiện khai báo trên Bản kê hàng hóa quá cảnh và nộp kèm chứng từ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.2) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan để kiểm tra thực tế trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; b.3) Khai bổ sung các thông tin trên Bản kê hàng hóa quá cảnh (nếu có); b.4) Tiếp nhận bản kê hàng hóa quá cảnh đã được cơ quan hải quan phê duyệt. c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.1) Kiểm tra thông tin trên Bản kê hàng hóa quá cảnh, chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin khác trên Bản kê hàng hóa quá cảnh (nếu có); c.2) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V Thông tư này và cập nhật vào Hệ thống; c.3) Công chức hải quan thực hiện phê duyệt Bản kê hàng hóa quá cảnh trong vòng 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ do người khai hải quan nộp, xuất trình; c.4) Khi hàng hóa quá cảnh được vận chuyển vào, ra khu vực cảng, cơ quan hải quan thực hiện việc xác nhận về số lượng hàng hóa thực tế vận chuyển vào, ra trên Bản kê hàng hóa quá cảnh trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu thông tin container khai báo trên Bản kê với thông tin container vào, ra khu vực cảng về số hiệu container, số niêm phong hãng vận chuyển (nếu có). Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp, không có thông tin lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan xác nhận trên Hệ thống. Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì xác minh, làm rõ và xử lý vi phạm theo quy định. d) Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư này. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hóa dự kiến nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh a) Hàng hóa quá cảnh chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, hàng hóa dự kiến nhập khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh phải đáp ứng quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm 10 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và chỉ được chia tách, đóng chung tại các địa điểm quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm 9 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được đóng chung với hàng quá cảnh thì thực hiện chia tách tại địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh; b) Trách nhiệm của người khai hải quan: Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm 3 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan có trách nhiệm: Thực hiện khai trên từng Tờ khai vận chuyển độc lập theo từng loại hình và chặng vận chuyển tương ứng theo quy định tại khoản 1 Điều này và ghi số Tờ khai vận chuyển độc lập của hàng hóa đã đóng chung tại tiêu chí “Ghi chú 2” trên từng tờ khai riêng biệt đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa quá cảnh; c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: c.1) Kiểm tra điều kiện chia tách, địa điểm chia tách hàng hóa quá cảnh với hàng nhập khẩu quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và điểm a khoản này để thực hiện thủ tục theo từng loại hình và chặng vận chuyển tương ứng; c.2) Thực hiện các công việc quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; d) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm chia tách, đóng chung hàng hóa: Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nơi quản lý địa điểm chia tách, đóng chung hàng hóa thực hiện: d.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đến quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm chia tách, đóng chung hàng hóa; d.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này sau khi hàng hóa quá cảnh đã hoàn thành việc đóng ghép với hàng xuất khẩu tại địa điểm thực hiện đóng chung hàng hóa. đ) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: đ.1) Thực hiện các công việc theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; đ.2) Kiểm tra tờ khai vận chuyển độc lập được ghi tại tiêu chí “Ghi chú 2” trên tờ khai vận chuyển độc lập để xác nhận 02 tờ khai vận chuyển độc lập trên Hệ thống theo quy định.”
30. Bổ sung Điều 51a, Điều 51b và Điều 51c như sau:
“Điều 51a. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển tại cảng biển 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển, hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển a) Hồ sơ hải quan: a.1) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; a.2) Bản kê chi tiết hàng hóa trung chuyển theo mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; a.3) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp. Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử (Hệ thống e-Manifest), nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan. b) Trách nhiệm của người khai hải quan: thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Thông tư này; c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 51 Thông tư này; d) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến: thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 Thông tư này. 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này a) Hồ sơ hải quan: a.1) Bản kê hàng hóa trung chuyển theo chỉ tiêu thông tin quy định theo mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; a.2) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp. Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan. b) Trách nhiệm của người khai hải quan và cơ quan hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Thông tư này. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư này.
Điều 51b. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện thủ tục theo hình thức vận chuyển độc lập Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Thông tư này thực hiện thủ tục theo hình thức vận chuyển độc lập, cụ thể như sau: 1. Hồ sơ hải quan a) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; b) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa xuất khẩu): 01 bản chụp; Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử (Hệ thống e-Manifest), nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan. 2. Trách nhiệm của người khai hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Thông tư này; 3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 51 Thông tư này; 4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến: thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 Thông tư này.
Điều 51c. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu thực hiện thủ tục theo hình thức vận chuyển kết hợp 1. Thủ tục hải quan vận chuyển kết hợp được áp dụng đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 50 Thông tư này. 2. Địa điểm, hồ sơ và thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp thực hiện đồng thời với việc làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình tương ứng; các thông tin Tờ khai vận chuyển kết hợp được khai theo các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ khai báo thông tin vận chuyển kết hợp, người khai hải quan đề nghị hàng hóa được vận chuyển chịu sự giám sát hải quan tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đi và địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đến). Người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện việc niêm phong đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này để bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục. 3. Đối với hàng hóa xuất khẩu a) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thuộc trường hợp phải niêm phong hải quan: a.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi: a.1.1) Niêm phong hàng hóa; cập nhật thông tin Biên bản bàn giao hàng hóa vận chuyển đi chịu sự giám sát trên Hệ thống. Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, cơ quan hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, cập nhật trên Hệ thống hoặc gửi kèm Biên bản bàn giao; a.1.2) In 01 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức hải quan, ghi rõ ngày, tháng, năm xác nhận trên Biên bản bàn giao và giao Biên bản bàn giao cùng hàng hóa cho người khai hải quan để vận chuyển ra cửa khẩu xuất; a.1.3) Theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; a.1.4) Tổ chức xác minh về tình trạng hàng hóa trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa mà hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất. a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến: a.2.1) Tiếp nhận Biên bản bàn giao và hàng hóa do người khai hải quan xuất trình; a.2.2) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống và ký tên, đóng dấu công chức hải quan, ghi rõ ngày, tháng, năm xác nhận trên Biên bản bàn giao để trả lại cho người khai hải quan; a.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên Hệ thống; a.2.4) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi thực hiện xác minh tình trạng lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển mà chưa đến địa điểm đến. b) Đối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan: Người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất. 4. Đối với hàng hóa nhập khẩu a) Đối với hàng hóa nhập khẩu được đưa về kiểm tra tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu, hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan: a.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: a.1.1) Cập nhật thông tin trên Hệ thống để đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa niêm phong, bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra; a.1.2) Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan vận chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống và ký tên, đóng dấu công chức hải quan, ghi rõ ngày, tháng, năm xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao, lưu 01 bản và trả lại 01 bản cho người khai hải quan; a.1.3) Cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống; a.1.4) Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để xác minh tình trạng lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra. a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: a.2.1) Căn cứ đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, cập nhật thông tin Biên bản bàn giao hàng hóa vận chuyển đi vào Hệ thống; a.2.2) In 03 Biên bản bàn giao từ Hệ thống, xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức hải quan, yêu cầu người khai hải quan ký và ghi rõ họ tên. Chi cục Hải quan lưu 01 bản và giao 02 Biên bản bàn giao cùng hàng hóa cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra; a.2.3) Theo dõi thông tin về lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; a.2.4) Tổ chức xác minh về tình trạng hàng hóa trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa vận chuyển đến địa điểm kiểm tra. b) Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan: Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan và đưa hàng qua khu vực giám sát tại cửa khẩu sau khi hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định. 5. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, không thể thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan qua Hệ thống a) Người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến; b) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi kiểm tra các thông tin trên tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để lập 03 Biên bản bàn giao hàng hóa theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Giao 02 Biên bản bàn giao cho người khai hải quan để vận chuyển cùng hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định; c) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao hàng hóa, trả lại người khai hải quan 01 Biên bản, lưu 01 Biên bản và hồi báo (fax) cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan.”
31. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng, kho, bãi, địa điểm có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan 1. Giám sát hàng hóa vận chuyển bằng container hoặc hàng rời đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển a) Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải vào cảng: a.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng và danh sách container soi chiếu (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 (hàng container), mẫu số 02 (hàng rời) hoặc mẫu số 03 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Đối với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng, thời gian cung cấp chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng. Đối với danh sách container soi chiếu (nếu có), thời gian cung cấp chậm nhất 04 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng; a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng và danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa vào cảng: b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: b.1.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ với thực tế hàng hóa xếp dỡ tại cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa). Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau: b.1.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 18 (hàng container) hoặc mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.1.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng; b.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan; b.1.1.4) Tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin bổ sung lô hàng không thuộc danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng nhưng thực tế có dỡ xuống cảng. b.1.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container), mẫu số 15 (hàng rời). Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 25 (hàng container), mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.1.3) Đối với container soi chiếu theo thông báo phối hợp của cơ quan hải quan: b.1.3.1) Trường hợp địa điểm soi chiếu nằm trong khu vực cảng, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu; kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định; b.1.3.2) Trường hợp địa điểm soi chiếu nằm ngoài khu vực cảng, xuất trình container cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao; vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu, cập nhật thông tin container ra khỏi cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định, cập nhật thông tin container hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ Hệ thống một cửa quốc gia, thông tin khác liên quan đến hàng hóa xếp dỡ (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng; b.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách dự kiến xếp dỡ) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thì thực hiện như sau: b.2.2.1) Công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp giám sát (như niêm phong hải quan, giám sát bằng camera) và đề xuất Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định; b.2.2.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; b.2.2.3) Đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng nhưng thực tế có dỡ xuống cảng, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông báo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục phương tiện vận tải nhập cảnh yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung trên Hệ thống một cửa quốc gia và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định. b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi, thông tin sửa hàng hóa hạ bãi. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với lô hàng) thì trên cơ sở thông tin đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (có nêu rõ lý do), công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; b.2.4) Đối với container soi chiếu tại địa điểm nằm ngoài khu vực cảng: Công chức hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện niêm phong container, lập và ký Biên bản bàn giao, giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định; cập nhật thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. c) Thay đổi trạng thái hàng hóa trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại cảng (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: c.1.1) Trường hợp xem hàng hóa trước khi khai hải quan: thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; c.1.2) Trường hợp lấy mẫu hàng hóa: thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này; c.1.3) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa (đóng, rút hàng hóa tại cảng do rách, vỡ, hỏng, đổi vỏ container, đổi bao bì): Thông báo thông tin thay đổi bao bì chứa hàng hóa theo quy định tại mẫu số 37 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để phối hợp thực hiện; c.1.4) Ký nhận Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa (nếu có) theo quy định. c.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Phối hợp chứng kiến việc thực hiện theo đề nghị của cơ quan hải quan hoặc người khai hải quan; ký nhận Biên bản chứng nhận (nếu có) và thực hiện việc thay đổi trạng thái hàng hóa như sau: c.2.1) Đối với hàng container: c.2.1.1) Toàn bộ lô hàng vẫn lưu giữ trong container nhưng có thay đổi niêm phong: Cập nhật số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 24 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.2.1.2) Toàn bộ lô hàng được chuyển sang container khác: Cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng và cập nhật số container chứa hàng, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 và mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.2.1.3) Toàn bộ lô hàng được rút ra khỏi container để tại cảng, kho, bãi dưới dạng rời: Sau khi hoàn thành việc rút hàng, cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng đồng thời cập nhật trạng thái hàng hóa rút ra khỏi container như đối với hàng rời theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 và mẫu số 15 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.2.1.4) Một phần hàng hóa rút ra khỏi container để đóng sang container khác hoặc để tại cảng dưới dạng rời: Phần hàng giữ nguyên trong container thực hiện như tiết c.2.1.1 khoản này; phần hàng đóng trong container mới thực hiện như tiết c.2.1.2 khoản này trừ việc cập nhật trạng thái container đã rút hàng; phần hàng rời thực hiện như tiết c.2.1.3 khoản này trừ việc cập nhật trạng thái container đã rút hàng. c.2.2) Đối với hàng rời: c.2.2.1) Toàn bộ hàng hóa được đóng vào container để đưa qua khu vực giám sát: Sau khi hoàn thành việc đóng hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời đã đóng vào container đồng thời cập nhật thông tin thay đổi trạng thái từ container rỗng thành trạng thái container có hàng theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 và mẫu số 23 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.2.2.2) Một phần của lô hàng được đóng vào container, một phần giữ nguyên ở dạng rời để đưa qua khu vực giám sát: Sau khi hoàn thành việc đóng hàng, cập nhật thông tin hàng rời đã đóng vào container như trường hợp quy định tại điểm c.2.2.1 khoản này, phần để rời thực hiện gửi thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. c.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.3.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát quá trình thay đổi trạng thái hàng hóa và giao công chức hải quan thực hiện trên cơ sở thông tin thông báo đề nghị thay đổi bao bì chứa hàng hóa từ người khai hải quan, thông tin khác có liên quan (nếu có); c.3.2) Công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện niêm phong hải quan theo quy định (nếu có); lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên liên quan và giao mỗi bên giữ 01 bản sau khi hoàn thành việc chứng kiến; c.3.3) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa làm thay đổi mã hiệu phương thức vận chuyển trên tờ khai hải quan, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát cập nhật mã hiệu phương thức vận chuyển mới, số hiệu container mới (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.3.4) Tiếp nhận, cập nhật thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (nếu có). d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng d.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: d.1.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Trường hợp thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (tạm dừng, bỏ tạm dừng, hủy sau thông quan) hoặc thay đổi container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (sửa, hủy) thì cơ quan hải quan nơi thực hiện (tạm dừng, bỏ tạm dừng, hủy sau thông quan) cập nhật thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 06 hoặc mẫu số 07 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi gửi thông tin đề nghị hủy xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát đối với lô hàng (có nêu rõ lý do), công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát kiểm tra lý do để xem xét, quyết định cho phép việc hủy xác nhận hàng hóa qua trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; d.1.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; d.1.3) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (nếu có); d.1.4) Đối với hàng rời có sai lệch về số lượng hoặc trọng lượng so với số lượng hoặc trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, công chức hải quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này; d.1.5) Đối với hàng rời (dưới dạng kiện) có thay đổi về số lượng kiện theo khai báo trên tờ khai hải quan với thực tế hàng hóa hạ bãi (do trong quá trình xếp dỡ, lưu giữ hàng hóa bị rách, vỡ bao bì chứa hàng làm thay đổi số lượng kiện hoặc đơn vị tính số lượng hàng hóa) thì trên cơ sở thông tin đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, công chức hải quan được giao nhiệm vụ phê duyệt thông tin số lượng kiện thực tế để cho phép qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. d.2) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa) của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; d.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) gắn trên container; số lượng kiện, trọng lượng hoặc thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng) và thực hiện như sau: d.3.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp (bao gồm cả trường hợp hàng rời có chênh lệch thiếu về trọng lượng so với trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát); d.3.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu không phù hợp (bao gồm lượng hàng rời có chênh lệch thừa về trọng lượng so với trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan) hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định; d.3.3) Chậm nhất 15 phút kể từ khi hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan, cập nhật thông tin lô hàng đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. 2. Giám sát hàng hóa nhập khẩu dưới dạng khí, lỏng bơm từ phương tiện vận tải vào kho, lưu giữ và bơm ra khỏi kho a) Trước thời điểm bơm hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của thương nhân với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (đối với trường hợp thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng) trừ trường hợp người khai hải quan đã gửi chứng từ này qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: a.2.1) Căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến bơm vào kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 (hàng khí, lỏng) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, kho chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng; a.2.2) Kiểm tra các chứng từ do người khai hải quan xuất trình theo quy định tại điểm a.1 khoản này và thực hiện như sau: a.2.2.1) Trường hợp đáp ứng thì quyết định cho bơm hàng hóa vào kho (bao gồm kho nằm trong cảng hoặc ngoài cảng); a.2.2.2) Trường hợp chưa đáp ứng thì hướng dẫn người khai thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này. a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến bơm vào kho từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b) Giám sát quá trình bơm hàng hóa vào kho và lưu giữ hàng hóa tại kho: b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: b.1.1) Cập nhật thông tin lượng hàng hóa bơm vào kho theo mẫu số 15 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.1.2) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan sau khi hoàn thành công việc bơm hàng (nếu có); b.1.3) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa cho đến khi nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát hàng hóa từ khi bơm từ phương tiện vận tải vào kho cho đến khi thông quan, giải phóng hàng; b.2.2) Trường hợp sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế bơm vào kho với lượng hàng hóa trên vận đơn, chứng từ giao nhận, công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; b.2.3) Tiếp nhận thông tin lượng hàng hóa bơm vào kho từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. c) Giám sát quá trình bơm hàng hóa ra khỏi kho: c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 05 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: c.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan và cho phép bơm lượng hàng hóa ra khỏi kho theo lượng phù hợp với lượng đã khai báo trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát (bao gồm cả trường hợp có chênh lệch thiếu về trọng lượng hoặc thể tích so với trọng lượng hoặc thể tích khai báo trên tờ khai hải quan); c.3.2) Trường hợp chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan thì không cho phép bơm hàng hóa ra khỏi kho; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định; c.3.3) Cập nhật thông tin hàng hóa bơm ra khỏi kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. 3. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS a) Trước thời điểm đưa hàng hóa nhập khẩu vào kho CFS: a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ: Hàng hóa đóng chung container của nhiều chủ hàng có nhiều vận đơn khác nhau, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ đưa container vào kho CFS để chia tách và thực hiện như sau: a.1.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: Thực hiện vận chuyển hàng hóa về kho CFS để chia tách theo quy định; a.1.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 51b Thông tư này; a.1.3) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển container từ bãi cảng hoặc từ cửa khẩu nhập đến kho CFS. a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh kho CFS): Thông báo danh sách container đưa vào kho CFS để chia tách (nêu rõ: tên tàu, ngày tàu đến dự kiến, số vận đơn chủ, số vận đơn thứ cấp, ngày vận đơn thứ cấp, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, tên doanh nghiệp nhập khẩu, tên hàng, số lượng kiện) gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với trường hợp kho CFS nằm trong cảng; a.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý cửa khẩu hoặc cảng dỡ hàng: a.3.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: Trên cơ sở thông tin hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa Quốc gia, thông tin danh sách container đưa vào kho CFS và thông tin khác liên quan đến container đưa vào kho CFS (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS quyết định biện pháp giám sát hàng hóa đưa vào kho CFS; a.3.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này; a.3.3) Sau khi lô hàng được phê duyệt vận chuyển đi, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại kho CFS theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS. b) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu vào kho CFS: b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS: b.1.1) Kiểm tra tình trạng container chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách container dự kiến xếp dỡ với thực tế container xếp dỡ tại kho CFS về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container. Trường hợp container chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau: b.1.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo mẫu số 18 (hàng container) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.1.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng; b.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan. b.1.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ container tại kho CFS, cập nhật thông tin container hạ bãi hoặc thông tin sửa container hạ bãi (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 hoặc mẫu số 16 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS: b.2.1) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển đến theo quy định tại khoản 4 Điều 51b Thông tư này; b.2.2) Trường hợp sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; b.2.3) Tiếp nhận thông tin container đưa vào kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS. c) Khi khai thác và lưu giữ hàng hóa nhập khẩu tại kho CFS: c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS: c.1.1) Sau khi hoàn thành việc rút hàng, cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng, đồng thời cập nhật trạng thái hàng hóa rút ra khỏi container như đối với hàng rời theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 và mẫu số 15 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.1.2) Trường hợp phát hiện bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau: c.1.2.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.1.2.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng; c.1.2.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan (nếu có). c.1.3) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong (nếu có) trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho CFS; ký nhận niêm phong kho CFS với cơ quan hải quan (nếu có). c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS: c.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát quá trình khai thác hàng hóa tại kho CFS; c.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS thì công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa; c.2.3) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; c.2.4) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho CFS; thông tin sửa hàng hóa vào kho CFS. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi vào kho CFS (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì trên cơ sở thông tin đề nghị (có nêu rõ lý do) của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS. d) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu ra khỏi kho CFS: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho CFS và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này. 4. Giám sát hàng hóa từ nước ngoài đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài a) Trước thời điểm đưa hàng hóa vào kho ngoại quan: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Thông tư này; a.1.2) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng từ bãi cảng hoặc từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan. a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý cửa khẩu hoặc cảng dỡ hàng: a.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển đi theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 51c Thông tư này; a.2.2) Sau khi hoàn thành cập nhật thông tin biên bản bàn giao hàng hóa vận chuyển đi, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xếp dỡ tại kho ngoại quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan. b) Khi đưa hàng hóa vào kho ngoại quan: b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan của lô hàng từ nước ngoài nhập kho ngoại quan cho doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan; b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan: b.2.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa xếp dỡ tại kho ngoại quan với thông tin danh sách hàng hóa do cơ quan hải quan cung cấp theo mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container, niêm phong hải quan (nếu có) hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa). Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau: b.2.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 18 (hàng container) hoặc mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.2.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý kho ngoại quan biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng; b.2.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan. b.2.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa tại kho ngoại quan, cập nhật thông tin hàng hóa vào kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container), mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 25 (hàng container), mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý kho ngoại quan: b.3.1) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa; b.3.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; b.3.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho ngoại quan; thông tin sửa hàng hóa vào kho ngoại quan. c) Thay đổi trạng thái hàng hóa trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này; d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa, nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất ra nước ngoài: d.1) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này; d.2) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 5 Điều 52a Thông tư này. 5. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung a) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu vào địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung (sau đây gọi là địa điểm): a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan (trong trường hợp lô hàng đã được đăng ký tờ khai hải quan) hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng nhập khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh địa điểm; a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm: a.2.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa xếp dỡ tại địa điểm với thông tin lô hàng theo thông báo của người vận chuyển về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa). Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau: a.2.1.1) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng; a.2.1.2) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan; a.2.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container), mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 25 (hàng container), mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm: a.3.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm. Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách xếp dỡ theo thông báo của người vận chuyển) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thì công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện: a.3.1.1) Kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp kiểm tra, phương thức giám sát và xử lý theo quy định; a.3.1.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; a.3.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi, thông tin sửa hàng hóa hạ bãi. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì trên cơ sở thông tin đề nghị (có nêu rõ lý do) của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm. b) Thay đổi trạng thái hàng hóa trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại địa điểm (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này; c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này. 6. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn a) Trước thời điểm đưa hàng hóa nhập khẩu vào địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là ICD): a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 51b hoặc Điều 51c Thông tư này; a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý cửa khẩu nhập hoặc cảng dỡ hàng: a.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b hoặc tại điểm a.2 khoản 4 Điều 51c Thông tư này; a.2.2) Khi lô hàng được phê duyệt vận chuyển hoặc hoàn thành cập nhật thông tin biên bản bàn giao hàng hóa vận chuyển đi, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xếp dỡ tại ICD theo mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh ICD. b) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu vào ICD: b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh ICD: b.1.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa xếp dỡ với thực tế hàng hóa xếp dỡ tại ICD về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa). Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau: b.1.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 18 (hàng Container) hoặc mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.1.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng; b.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan; b.1.1.4) Tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin bổ sung lô hàng không thuộc danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng nhưng thực tế có dỡ tại ICD. b.1.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container), mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 25 (hàng container), mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý ICD: b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông tin khác (nếu có), chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại ICD; b.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách dự kiến xếp dỡ) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh ICD thì thực hiện như sau: b.2.2.1) Công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp kiểm tra, phương thức giám sát và xử lý theo quy định; b.2.2.2) Trường hợp sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế bơm vào kho với lượng hàng hóa trên vận đơn, chứng từ giao nhận, công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; b.2.2.3) Đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ tại ICD nhưng thực tế có dỡ tại ICD, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông báo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục phương tiện vận tải nhập cảnh yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung trên Hệ thống một cửa quốc gia và xử lý vi phạm hành chính theo quy định (nếu có). Trên cơ sở thông tin khai báo bổ sung, cung cấp bổ sung thông tin lô hàng đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh ICD; b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi, thông tin sửa hàng hóa hạ bãi. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì trên cơ sở thông tin đề nghị (có nêu rõ lý do) của doanh nghiệp kinh doanh ICD, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh ICD; c) Thay đổi trạng thái hàng hóa trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại ICD (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này; d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này. 7. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không a) Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không: a.1) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan: Trước thời điểm tàu bay hạ cánh, căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu bay đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09, mẫu số 10 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ, số quản lý hàng hóa nhập khẩu và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không: b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: b.1.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp với thực tế hàng hóa xếp dỡ vào kho hàng không. Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa vào vị trí quy định trong kho hàng không, cập nhật ngay thông tin hàng hóa đưa vào kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu 29, thông tin sửa theo mẫu 30, thông tin hủy theo mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp bổ sung thông tin số vận đơn, sau khi nhận được thông tin khai báo bổ sung từ hãng hàng không thì cập nhật ngay để gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.1.2) Trường hợp hàng hóa có sai khác về số lượng, trọng lượng với thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan vị trí lưu giữ và camera giám sát hải quan đối với các lô hàng trong kho hàng không; cập nhật thông tin hàng hóa sai khác theo quy định tại điểm b.1.1 khoản này và theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp hàng hóa nhãn mác không còn nguyên vẹn, bao bì rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng) thông báo ngay cho cơ quan hải quan; lưu giữ riêng tại khu vực có camera giám sát hải quan và phối hợp xử lý cùng cơ quan hải quan; lập, xác nhận, ký Biên bản bất thường, giao công chức hải quan 01 bản; cập nhật thông tin theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Đối với hàng hóa trong danh sách phải soi chiếu của cơ quan Hải quan, vận chuyển hàng hóa đến vị trí soi chiếu của cơ quan Hải quan và vận chuyển về vị trí quy định sau khi kết thúc soi chiếu; đưa vào khu vực lưu giữ riêng có camera giám sát hải quan đối với trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm. b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.2.1) Trên cơ sở thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông tin khác liên quan đến hàng hóa xếp dỡ (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng hàng không; b.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không; thông tin sửa, thông tin bổ sung, thông tin hủy đối với hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra và phê duyệt hủy thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.2.3) Đối với những lô hàng phải soi chiếu, khi soi chiếu phát hiện dấu hiệu vi phạm, công chức soi chiếu thực hiện niêm phong, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ riêng, có camera giám sát; cập nhật kết quả thông tin soi chiếu vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kể cả trường hợp không phát hiện vi phạm; b.2.4) Đối với những lô hàng bao bì rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng), mất nhãn mác, khi có thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, công chức hải quan được giao nhiệm vụ phối hợp doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không thực hiện xác nhận Biên bản bất thường và lưu giữ 01 bản, kiểm tra lô hàng qua máy soi chiếu; sau khi soi chiếu thực hiện niêm phong lô hàng; trường hợp phát hiện vi phạm thực hiện như tại điểm b.2.3 khoản này; b.2.5) Đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ vào kho hàng không nhưng thực tế có dỡ xuống kho hàng không, cơ quan hải quan yêu cầu hãng hàng không khai báo bổ sung trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định. c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không: c.1) Trường hợp thay đổi nguyên trạng hàng hóa (như rách vỡ bao bì, mất nhãn mác và dán lại): c.1.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: c.1.1.1) Phối hợp với cơ quan hải quan, lập, xác nhận và ký nhận Biên bản bất thường chứng nhận việc thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự cố bất thường và giao cơ quan hải quan 01 bản; c.1.1.2) Cập nhật thông tin thay đổi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.1.1.3) Khi có yêu cầu của cơ quan hải quan về việc phải soi chiếu hàng hóa, thực hiện theo quy định tại điểm b.1.2 khoản này. c.1.2) Trách nhiệm của công chức hải quan: Giám sát trực tiếp, xác nhận, ký vào Biên bản bất thường của doanh nghiệp và nhận 01 bản lưu; trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đưa hàng hóa kiểm tra qua máy soi chiếu, thực hiện theo quy định tại điểm b.2.3 khoản này. c.2) Dán nhãn mác trong trường hợp tách vận đơn: c.2.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: c.2.1.1) Thông báo cho cơ quan hải quan về việc dán nhãn mác của lô hàng tách vận đơn; c.2.1.2) Thực hiện dán nhãn mác của lô hàng tách vận đơn dưới sự giám sát của công chức hải quan; c.2.1.3) Cập nhật thông tin thay đổi trạng thái lô hàng theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. c.2.2) Trách nhiệm của công chức hải quan: Giám sát việc dán nhãn của lô hàng tách vận đơn. c.3) Xem trước hàng hóa hoặc lấy mẫu hàng hóa trước khi thực hiện thủ tục hải quan: c.3.1) Trường hợp xem hàng hóa trước khi khai hải quan: thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; c.3.2) Trường hợp lấy mẫu: thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này. d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không: d.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: d.1.1) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại cảng hàng không: Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; d.1.2) Trường hợp hàng hóa chuyển cửa khẩu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Thông tư này: Cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của lô hàng này cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; d.1.3) Trường hợp đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền (quyết định sai áp của cơ quan Công an, Tòa án ...): Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không. d.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: d.2.1) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thông tin do người khai hải quan cung cấp với thực tế hàng hóa; d.2.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi thông tin hàng hóa thực tế phù hợp với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; d.2.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan trên Hệ thống; thông tin lượng hàng hóa thực tế đưa ra không phù hợp với thông tin lượng hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan giải quyết theo quy định. d.2.2) Chậm nhất 01 giờ sau khi đưa hàng ra khỏi kho, cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo từng số quản lý hàng hóa nhập khẩu theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. d.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: d.3.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và thông tin tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 hoặc mẫu số 12 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; d.3.2) Thực hiện niêm phong hải quan đối với hàng hóa phải niêm phong theo quy định; d.3.3) Trường hợp có thông tin lô hàng vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục hải quan thông báo tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan, đồng thời gửi thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; thực hiện kiểm tra thực tế đối với hàng hóa; cập nhật thông tin về kết quả kiểm tra hàng hóa vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; d.3.4) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng có thông báo tạm dừng hoặc chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; d.3.5) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không. 8. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra tại kho hàng không kéo dài a) Khi đưa hàng hóa vào kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại Điều 51b Thông tư này; b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 52 Thông tư này; c) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu ra khỏi kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 52 Thông tư này.
32. Bổ sung Điều 52a, Điều 52b, Điều 52c, Điều 52d và Điều 52đ như sau:
“Điều 52a. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đã có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan 1. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS a) Trước khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho CFS: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu theo quy định; a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Đối với lô hàng xuất khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS để đóng ghép theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS. b) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho CFS: b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: b.1.1) Đưa hàng hóa vào kho CFS để đóng ghép đối với hàng hóa đóng chung container của nhiều chủ hàng khác nhau; b.1.2) Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa của lô hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh kho CFS. b.2) Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh kho CFS: b.2.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến đưa vào kho CFS với thực tế hàng hóa đưa vào kho CFS về số lượng, trọng lượng (nếu có). Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau: b.2.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.2.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng; b.2.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan; b.2.2) Sau khi hoàn thành việc đưa hàng vào kho CFS, cập nhật thông tin hàng hóa vào kho CFS theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi vào kho CFS (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời), cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15, mẫu số 16, mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.2.3) Cập nhật thông tin container rỗng, thông tin hàng hóa vào kho CFS hoặc thông tin sửa, hủy (nếu có) hàng hóa đưa vào kho CFS để đóng ghép theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 hoặc mẫu số 16, mẫu số 17 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS: Tiếp nhận thông tin container rỗng, thông tin hàng hóa vào kho CFS hoặc thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho CFS (nếu có). c) Trong quá trình đóng ghép và lưu giữ hàng hóa xuất khẩu tại kho CFS: c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ: c.1.1) Sau khi hoàn thành việc đóng ghép hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã đóng vào container và thông tin tình trạng từ container rỗng thành container chứa hàng, số niêm phong, số lượng kiện, trọng lượng về toàn bộ lô hàng trong container (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 và mẫu số 23 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.1.2) Bảo quản nguyên trạng container chứa hàng hóa trong quá trình lưu giữ tại kho CFS. c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS: Tiếp nhận thông tin hàng rời đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã đóng vào container và thông tin container chứa lô hàng xuất khẩu từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS. d) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu ra khỏi kho CFS: d.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này đối với trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng. d.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS: d.2.1) Trường hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm trong cảng: Thông báo danh sách container đã hoàn thành việc đóng ghép (nêu rõ: số tờ khai hải quan, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, tên doanh nghiệp xuất khẩu, tên hàng, số lượng kiện) gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; d.2.2) Cập nhật thông tin container đã đưa ra khỏi kho CFS theo mẫu số 21 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. d.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: d.3.1) Trường hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm trong cảng: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 4 (hàng container) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS; d.3.2) Trường hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục đối với lô hàng vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này; d.3.3) Tiếp nhận thông tin container đưa ra khỏi kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS. 2. Giám sát hàng hóa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào nội địa a) Trước khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho ngoại quan: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan và hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu theo quy định; a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Đối với lô hàng xuất khẩu đã thông quan, giải phóng hàng, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xuất khẩu dự kiến đưa vào kho ngoại quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan. b) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho ngoại quan: b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp số quản lý hàng hóa và số tờ khai hải quan của lô hàng đưa vào kho ngoại quan cho doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan; b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan: b.2.1) Tiếp nhận thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa của lô hàng đưa vào kho ngoại quan từ người khai hải quan; b.2.2) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa đưa vào kho ngoại quan với thực tế hàng hóa đưa vào kho ngoại quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện như sau: b.2.2.1) Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng; b.2.2.2) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan; b.2.2.3) Trường hợp thông tin phù hợp, cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào kho, thông tin sửa, hủy (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng rời) và mẫu số 16 hoặc mẫu số 17 (nếu có) và cập nhật thông tin hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho ngoại quan (nếu có); b.3.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều này; d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài: d.1) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 5 Điều 52a Thông tư này; d.2) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này. 3. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là địa điểm) a) Khi đưa hàng hóa vào địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh địa điểm) và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 5 Điều này; c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi địa điểm đến cửa khẩu xuất: c.1) Trách nhiệm của người vận chuyển: Trường hợp lô hàng vận chuyển độc lập, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 51b và thực hiện như quy định tại điểm c.1 khoản 5 Điều 52a Thông tư này; c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này; c.2.2) Thực hiện như quy định tại điểm C.2 khoản 5 Điều 52a Thông tư này. c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm: c.3.1) Thực hiện như quy định tại điểm c.3 khoản 5 Điều 52a Thông tư này; c.3.2) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này. 4. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là ICD) a) Khi đưa hàng hóa vào ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh ICD) và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 5 Điều này; c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi ICD đến cửa khẩu xuất: c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Trường hợp lô hàng vận chuyển kết hợp, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51c và thực hiện như quy định tại điểm c.1 khoản 5 Điều 52a Thông tư này; c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này; c.2.2) Thực hiện như quy định tại điểm C.2 khoản 5 Điều 52a Thông tư này. c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh ICD: c.3.1) Trường hợp lô hàng vận chuyển độc lập, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này; c.3.2) Thực hiện như quy định tại điểm c.3 khoản 5 Điều 52a Thông tư này. 5. Giám sát hàng container hoặc hàng rời xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra cửa khẩu cảng biển a) Khi đưa hàng hóa vào khu vực cảng biển: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng đưa vào cảng để xuất khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: a.2.1) Tiếp nhận thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng xuất khẩu hoặc đưa vào cảng từ người khai hải quan; tiếp nhận thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.2.2) Cập nhật thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) theo mẫu số 14 (hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng rời) và mẫu số 16 hoặc mẫu số 17 (nếu có) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: a.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào cảng (nếu có); a.3.2) Cập nhật thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) theo mẫu số 03 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển: b.1) Trường hợp thay đổi nguyên trạng hàng hóa (lấy mẫu hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này; b.2) Trường hợp container soi chiếu trong khu vực cảng: b.2.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ hàng hóa sau khi soi chiếu trong trường hợp tờ khai được phân luồng đỏ và hàng hóa phải kiểm tra qua máy soi theo quy định; b.2.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Phối hợp với cơ quan hải quan vận chuyển container đến khu vực soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu sau khi kết thúc việc soi chiếu trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan. b.3) Trường hợp container phải soi chiếu ngoài khu vực cảng: b.3.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình hồ sơ, container để công chức hải quan niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu theo quy định; kết thúc việc soi chiếu, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định; b.3.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để đi soi chiếu; cập nhật thông tin container ra khỏi cảng và quay vào cảng (khi đưa container đến địa điểm soi chiếu và ngược lại) theo mẫu số 22, mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp vắng mặt người khai hải quan, phối hợp với cơ quan hải quan vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu; kết thúc việc soi chiếu, phối hợp với cơ quan hải quan vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định; b.3.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Niêm phong container; lập và ký Biên bản bàn giao; cung cấp thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (để vận chuyển tới địa điểm soi chiếu) đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao để xuất trình cho hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến, xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức), xác nhận, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có). c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng để xếp lên phương tiện vận tải: c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này) cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Trường hợp tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát, cơ quan hải quan nơi ban hành thông báo tạm dừng thực hiện cập nhật thông tin tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi gửi thông tin đề nghị hủy xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát đối với lô hàng (có nêu rõ lý do), công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát kiểm tra lý do để xem xét, quyết định cho phép việc hủy xác nhận hàng hóa qua trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2.3) Trường hợp phát sinh thông tin sai khác giữa thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan với thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (bao gồm cả trường hợp tờ khai trùng số container) thì thực hiện xác minh thông tin, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) xử lý theo quy định; c.2.4) Đối với hàng rời có sai lệch về số lượng, trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, công chức hải quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: c.3.1) Tiếp nhận thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan và thực hiện như sau: c.3.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp (bao gồm trường hợp hàng rời (dạng xá) có trọng lượng thực tế xuất khẩu ít hơn so với lượng thông tin lô hàng tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan); c.3.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi cảng nếu kết quả đối chiếu giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan với thông tin thực tế hàng hóa qua khu vực giám sát không phù hợp hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan hoặc trường hợp phát sinh nhiều tờ khai chung container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không cung cấp đầy đủ số lượng tờ khai; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để xử lý theo quy định. c.3.2) Chậm nhất 30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển, xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. 6. Giám sát hàng hóa xuất khẩu dưới dạng khí, lỏng bơm từ kho sang phương tiện vận tải: a) Trước thời điểm hàng hóa xuất khẩu bơm từ kho sang phương tiện vận tải: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1.1) Đăng ký tờ khai hải quan theo quy định; a.1.2) Cung cấp thông tin lô hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (số tờ khai hải quan, lượng hàng xuất khẩu, thông tin vị trí bồn, bể dự kiến bơm). a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ kiểm tra điều kiện bơm hàng hóa theo quy định và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện. b) Giám sát trong quá trình bơm hàng hóa từ kho sang phương tiện vận tải: b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: b.1.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan và cho phép bơm lượng hàng hóa ra khỏi kho theo lượng phù hợp với lượng đã khai báo trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát (bao gồm cả trường hợp có chênh lệch thiếu về trọng lượng hoặc thể tích so với trọng lượng hoặc thể tích khai báo trên tờ khai hải quan); b.1.2) Trường hợp chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan thì không cho phép bơm hàng hóa ra khỏi kho; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định; b.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan; b.1.4) Cập nhật thông tin lượng hàng hóa thực tế đã được bơm sang phương tiện vận tải theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: b.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp theo quy định; b.2.2) Niêm phong phương tiện vận tải chứa hàng hóa sau khi bơm (nếu có), lập Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có); b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; b.2.4) Trường hợp lượng hàng hóa thực tế bơm sang phương tiện vận tải ít hơn so với khai báo thì yêu cầu người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. 7. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không a) Hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho hàng không a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng: a.1.1.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan xuất khẩu và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; a.1.1.2) Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì xuất trình chứng từ liên quan và giải trình với cơ quan hải quan; hoặc xuất trình hàng hóa để kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan hải quan. a.1.2) Đối với hàng hóa vận chuyển quy định tại điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 50 Thông tư này: Cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Biên bản bàn giao và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51b và khoản 3 Điều 51c Thông tư này; a.1.3) Trường hợp đưa hàng hóa vào kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền (hàng hóa không phải khai hải quan theo quy định, quyết định sai áp của cơ quan Công an, Tòa án ...): Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không. a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: a.2.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan; thông tin danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.2.2) Chỉ cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan; a.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa và trọng lượng thực tế của hàng hóa đưa vào kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 28 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: a.3.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan theo mẫu 10; danh sách hàng hóa phải soi chiếu (nếu có) theo mẫu 09 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.3.2) Kiểm tra nguyên niêm phong và nguyên trạng hàng hóa đối với hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan; a.3.3) Soi chiếu hàng hóa trong danh sách soi chiếu, cập nhật thông tin kết quả soi chiếu hàng hóa vào Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan. b) Đối với hàng hóa xuất khẩu lưu giữ tại kho hàng không: b.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1.1) Giám sát hàng hóa lưu giữ trong kho hàng không; b.1.2) Phối hợp thực hiện khám xét hàng hóa khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật; b.1.3) Thu thập, phân tích, đánh giá hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thực hiện tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định tại Điều 52d Thông tư này để kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm (nếu có). b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: b.2.1) Phối hợp với các cơ quan hải quan khi có quyết định khám xét hàng hóa; b.2.2) Cập nhật vào Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, gửi thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan. c) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu lên phương tiện vận tải xuất cảnh: c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: c.1.1) Gửi thông tin danh sách hàng hóa đưa ra kho hàng không, dự kiến xếp lên phương tiện vận tải theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu 33 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.1.2) Không được xếp hàng hóa đang bị cơ quan hải quan thực hiện tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát lên phương tiện vận tải xuất cảnh cho tới khi có thông báo khác của cơ quan hải quan; c.1.3) Ngay sau khi tàu bay cất cánh, cập nhật thông tin danh sách hàng hóa thực tế đã đưa lên phương tiện vận tải xuất cảnh đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.2.1) Giám sát việc đưa hàng hóa lên phương tiện vận tải bằng camera. Trường hợp cần thiết Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp; c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho hàng không xếp lên phương tiện vận tải từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không gửi đến. 8. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không kéo dài a) Khi đưa hàng hóa vào kho hàng không kéo dài: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 7 Điều 52a Thông tư này; b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 52a Thông tư này; c) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu ra khỏi kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51b Thông tư này.
Điều 52b. Giám sát hải quan đối với các trường hợp khác 1. Giám sát hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra cảng biển có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan a) Đối với hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển, hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51a Thông tư này; a.1.2) Khi đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, cung cấp thông tin số tờ khai vận chuyển độc lập của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm c.3 khoản 5 Điều 52a Thông tư này; a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện quy định tại điểm a.3, điểm c.2 khoản 5 Điều 52a Thông tư này. b) Đối với hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này: b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: b.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 51a Thông tư này; b.1.2) Khi đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, cung cấp thông tin số Bản kê của lô hàng trung chuyển đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm c.3 khoản 5 Điều 52a Thông tư này; b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện quy định tại điểm a.3, điểm c.2 khoản 5 Điều 52a Thông tư này. 2. Giám sát hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra tại cảng biển chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan a) Đối với hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển, hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51a Thông tư này; a.1.2) Khi đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52c Thông tư này. a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52c Thông tư này; a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c Thông tư này. b) Đối với hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này: b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: b.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 51a Thông tư này; b.1.2) Khi đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52c Thông tư này. b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52c Thông tư này; b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c Thông tư này. 3. Giám sát hàng hóa quá cảnh đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 51 Thông tư này và thực hiện giám sát như với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại khoản 5 Điều 52a hoặc khoản 2 Điều 52c Thông tư này. 4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng và hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu (toàn bộ hoặc một phần) nhưng toàn bộ lô hàng thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng a) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển: a.1) Nộp văn bản theo quy định tại điểm a.3 khoản 2 Điều 20 Thông tư này; a.2) Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52c Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.3) Xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra tính nguyên trạng, ký nhận Biên bản bàn giao; bảo quản nguyên trạng trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới; a.4) Thực hiện thủ tục khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a.3, khoản 2 Điều 20 Thông tư này (đối với tờ khai vận chuyển kết hợp) hoặc theo quy định tại khoản 7 Điều 50 Thông tư này (đối với tờ khai vận chuyển độc lập). Trường hợp người vận chuyển đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng thì thông báo cho người khai hải quan để thực hiện khai sửa đổi, bổ sung theo quy định. Trường hợp lô hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập đã được cơ quan hải quan cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống, người khai hải quan hoặc người vận chuyển thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập mới theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 51 Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: b.1) Kiểm tra tính nguyên trạng hàng hóa, xác nhận trên văn bản thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất và thực hiện chuyển thông tin địa điểm giám sát hải quan cho tờ khai xuất khẩu sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan; b.2) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.3) Thực hiện bàn giao hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi đến mới như sau: Lập và xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) Biên bản bàn giao theo nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong, giao người khai hải quan 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định hoặc thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này trong trường hợp người khai hải quan hoặc người vận chuyển đã thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập. c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lưu giữ hàng hóa: Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện: c.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định; c.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. 5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại được thực xuất lên phương tiện vận tải khác trong cùng một cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: a.1) Thông báo cho người khai hải quan nội dung thay đổi: Số lượng hàng hóa đã thực xếp lên phương tiện vận tải; tên, số chuyến, ngày xuất cảnh mới của phương tiện vận tải sẽ xếp số lượng hàng còn lại làm cơ sở để người khai hải quan khai báo sửa đổi bổ sung tờ khai hải quan theo quy định; a.2) Cập nhật sửa đổi thông tin container vào cảng đối với các container còn lưu giữ tại cảng, nội dung gồm: tên phương tiện vận tải, số chuyến, ngày xuất cảnh mới; а.3) Chậm nhất 30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển hoặc xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c) Trách nhiệm của người khai hải quan: Khai báo sửa đổi bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. 6. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Khai báo sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và khai báo tờ khai xuất khẩu mới đối với lượng hàng còn lại; a.2) Thực hiện vận chuyển phần hàng hóa còn lại sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu. b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: b.1) Thông báo cho người khai hải quan để khai báo sửa đổi, bổ sung theo lượng hàng hóa thực xuất khẩu và khai báo tờ khai mới đối với lượng hàng hóa còn lại để vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu; b.2) Chậm nhất 30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển hoặc xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b.3) Kiểm tra thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát và cập nhật thông tin phần hàng hóa còn lại đã qua khu vực giám sát đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: c.1) Thực hiện hủy thông tin xác nhận tờ khai xuất khẩu qua khu vực giám sát trên Hệ thống và thực hiện cập nhật thông tin đủ điều kiện qua khu vực giám sát đối với lượng hàng đã xếp lên phương tiện vận tải và phần hàng còn lại để làm cơ sở cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi cho phép hàng hóa ra khỏi cảng; c.2) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, trên cơ sở tờ khai xuất khẩu khai báo mới và đã hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan, giải phóng hàng), thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này. d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan: Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, thực hiện sửa đổi bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này (sửa đổi, giảm lượng hàng thực xuất khẩu và xóa thông tin danh sách container không thực xuất khẩu, thực hiện tiếp nhận thủ tục khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu mới). 7. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu nhưng người khai hải quan đề nghị đưa hàng hóa trở lại nội địa a) Trường hợp người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này và đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan; a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin hủy tờ khai hải quan xuất khẩu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc văn bản xác nhận việc hủy tờ khai hải quan để đưa trở lại nội địa của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy), Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu thực hiện: a.2.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; a.2.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, trả người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi khi lấy hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định. a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: a.3.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện: a.3.1.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định; a.3.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. a.3.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan. b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị xuất khẩu một phần hàng thuộc tờ khai hải quan, phần còn lại không xuất khẩu để đưa trở lại nội địa: b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: b.1.1) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (trong đó nêu rõ số tờ khai; số hiệu container đối với hàng hóa đóng trong container; số quản lý hàng hóa) đề nghị sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư này; b.1.2) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục khai bổ sung theo quy định và đề nghị đưa hàng không xuất khẩu ra khỏi khu vực giám sát hải quan. b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.2.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Thực hiện tiếp nhận khai bổ sung theo đề nghị của doanh nghiệp, cập nhật nội dung trên Hệ thống; b.2.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin khai bổ sung tờ khai hải quan xuất khẩu trên Hệ thống hoặc tờ khai sửa đổi, bổ sung giấy (đối với trường hợp khai báo trên tờ khai hải quan giấy) của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện như sau: b.2.2.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; b.2.2.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và trả người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi khi lấy hàng ra khỏi ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định. b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm: b.3.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện: b.3.1.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định; b.3.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.3.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan. 8. Giám sát hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan hoặc hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất a) Trường hợp hàng hóa có quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an, Tòa án ...), hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa an ninh, quốc phòng thuộc diện được miễn làm thủ tục hải quan: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền để công chức hải quan kiểm tra, xác nhận theo quy định; a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: a.2.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Căn cứ chứng từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; a.2.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Căn cứ chứng từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để in, xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) và giao cho người khai hải quan danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: a.3.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng, kho, bãi về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện: a.3.1.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định; a.3.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. a.3.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan. b) Hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, chưa đăng ký tờ khai hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, phải tái xuất, xuất trả người gửi hàng (như hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc, người vận chuyển vận chuyển không đúng địa điểm theo vận đơn, hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng từ chối nhận hàng...): b.1) Trách nhiệm của chủ hàng hoặc người vận chuyển: Có văn bản đề nghị được tái xuất, xuất trả người gửi hàng cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc lý do từ chối nhận hàng (trong văn bản nêu rõ số vận đơn, số tờ khai (nếu có), dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất...); b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa: b.2.1) Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa kiểm tra hồ sơ lô hàng. Trường hợp không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau: b.2.1.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Cập nhật thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; b.2.1.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và trả người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi khi lấy hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định. b.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận đơn và không phát hiện vi phạm pháp luật thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định. b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: b.3.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng, kho, bãi về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện: b.3.1.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định; b.3.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b.3.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan. 9. Hàng hóa được chuyển tải tại vùng neo đậu phương tiện vận tải a) Trước khi chuyển tải hàng hóa: a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi hàng hóa được vận chuyển đến: a.1.1) Có văn bản đề nghị (trong văn bản nêu rõ: tên tàu, số chuyến, số vận đơn, số lượng, trọng lượng hàng hóa, ngày giờ dự kiến thực hiện) chuyển tải hàng hóa gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải; a.1.2) Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: a.2.1) Trên cơ sở thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi cung cấp và thông tin khác (nếu có) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải hàng hóa quyết định biện pháp giám sát và phân công công chức hải quan giám sát thực hiện tuần tra, kiểm soát theo quy định; a.2.2) Cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. b) Trong quá trình chuyển tải hàng hóa: b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: b.1.1) Trường hợp phát hiện hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải để xử lý; b.1.2) Ký nhận trên Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có). b.2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải: Tiếp nhận thông tin hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (nếu có) để xử lý, cụ thể: b.2.1) Kiểm tra xác định tính nguyên trạng hàng hóa; lập và ký Biên bản chứng nhận và giao cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi quản lý nguyên trạng hàng hóa; b.2.2) Xác minh, làm rõ nguyên nhân, xử lý vi phạm (nếu có) và chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến làm tiếp các thủ tục theo quy định. c) Sau khi chuyển tải hàng hóa đến cảng: c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi do doanh nghiệp kinh doanh cảng gửi đến. 10. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, đã đưa vào kho hàng không (toàn bộ hoặc một phần) nhưng thay đổi kho hàng không khác để xuất hàng a) Người khai hải quan đề nghị thay đổi kho hàng không xuất hàng (trong cùng một Chi cục Hải quan quản lý): a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1.1) Gửi văn bản đến cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi, nơi đến, đồng thời cung cấp thông tin hàng hóa (số quản lý hàng hóa xuất khẩu và số tờ khai hải quan); a.1.2) Sau khi được sự chấp thuận của công chức hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi, nơi đến, nhận lại hàng hóa tại kho hàng không nơi đi; a.1.3) Xuất trình hàng hóa cho công chức hải quan giám sát kho hàng không nơi đi để niêm phong và kho hàng không nơi đến để kiểm tra niêm phong; a.1.4) Vận chuyển hàng hóa từ kho hàng không nơi đi đến kho hàng không nơi đến, bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định. a.2) Trách nhiệm của công chức hải quan: a.2.1) Tại kho hàng không nơi đi: a.2.1.1) Phê duyệt văn bản đề nghị thay đổi kho hàng không xuất khẩu hàng hóa của người khai hải quan; cập nhật thông tin thay đổi địa điểm giám sát và thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi hàng đi; a.2.1.2) Kiểm tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, kiểm tra nguyên niêm phong (nếu có), đối chiếu thông tin hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.2.1.3) Niêm phong hàng hóa trong trường hợp hàng hóa chưa có niêm phong và thông báo qua điện thoại hoặc bộ đàm cho công chức nơi kho hàng đến để tiếp nhận. a.2.2) Tại kho hàng không nơi đến: a.2.2.1) Kiểm tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, niêm phong hàng hóa (nếu có), đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.2.2.2) Gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát tại kho hàng không nơi đến trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không. a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi: a.3.1) Tiếp nhận văn bản đề nghị, thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: a.3.1.1) Cho phép hàng hóa đưa ra kho hàng không khi thông tin phù hợp; a.3.1.2) Không cho phép hàng hóa ra kho hàng không khi kết quả đối chiếu giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan với thông tin thực tế hàng hóa qua khu vực giám sát không phù hợp hoặc có thông tin tạm dừng đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết. a.3.2) Gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.3.3) Bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan. a.4) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đến: a.4.1) Tiếp nhận văn bản đề nghị và thông tin số tờ khai, số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: a.4.1.1) Cho phép hàng hóa đưa vào kho hàng không khi phù hợp; a.4.1.2) Không cho phép hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp và/hoặc có thông tin tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết. a.4.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào kho hàng không tại theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 28 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. b) Người khai hải quan đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng do 02 Cục Hải quan quản lý, đưa hàng quay lại nội địa: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này. b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Thông tư này; b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.2.1) Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Thông tư này; b.2.2) Gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không. b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: b.3.1) Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra kho hàng không; tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thực hiện như sau: b.3.1.1) Cho phép đưa hàng ra kho hàng không khi thông tin phù hợp; b.3.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp, thông báo người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết. b.3.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Điều 52c. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu, cảng, kho, bãi, địa điểm chưa kết nối Hệ thống 1. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Hàng nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập: Người khai hải quan cung cấp 01 bản danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa vận chuyển bằng container (danh sách container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa khác (danh sách hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho cơ quan hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm. Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi người khai hải quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan, giải phóng hàng; a.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này: Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong; bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định. b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm: b.1) Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người khai hải quan cung cấp, kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa về số hiệu container, số niêm phong (nếu có), số lượng kiện, trọng lượng kiện hoặc trọng lượng hàng rời để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan; b.2) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý. c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.1) Kiểm tra thông tin danh sách container, danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c.2) Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này: c.2.1) Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệu container, niêm phong của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, vận đơn (nếu có) để thực hiện niêm phong hải quan; c.2.2) Lập Biên bản bàn giao gửi cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định; c.2.3) Niêm phong và xác nhận đã niêm phong hải quan (nếu có) trên Hệ thống. Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi chú tình trạng “hàng không đủ điều kiện niêm phong”, ghi rõ các thông tin khác (nếu có) về hàng hóa như tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ trên Biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm Biên bản bàn giao (nếu thấy cần thiết). c.3) Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, sau khi xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) trên chứng từ đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm để giám sát việc đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát tại cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế: Chi cục Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp nêu tại điểm a.1 khoản này và thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp chưa đủ điều kiện thì hướng dẫn người khai hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định; c.4) Xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan hoặc cập nhật thông tin hàng vận chuyển đi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan sau khi hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan. 2. Giám sát hải quan đối với hàng xuất khẩu a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế đã thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đã được phê duyệt vận chuyển độc lập, khi tập kết đầy đủ hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan: Người khai hải quan cung cấp 01 bản danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa vận chuyển bằng container (danh sách container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa khác (danh sách hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho Chi cục Hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm. Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi hàng hóa đã vào khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan, giải phóng hàng; a.2) Đối với hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này, hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế đã thông quan, giải phóng hàng tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, người khai hải quan xuất trình hàng hóa, Biên bản bàn giao (nếu có) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận, người khai hải quan thực hiện công việc theo quy định tại điểm a.1 khoản này; a.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì sau khi hàng hóa được thông quan, giải phóng hàng, người khai hải quan thực hiện theo điểm a.1 khoản này. b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm: b.1) Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để cho phép xếp hàng lên phương tiện vận tải; b.2) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý. c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.1) Kiểm tra thông tin danh sách container, danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp với thông tin trên Hệ thống; c.2) Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này: Kiểm tra, xác nhận tình trạng niêm phong hải quan (nếu có) trên Hệ thống; xác nhận hàng hóa đến trên Hệ thống; c.3) Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan thì xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên các chứng từ. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm để giám sát việc xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống được thực hiện sau khi hàng hóa đã được vận chuyển qua khu vực biên giới xuất sang nước nhập khẩu. Trường hợp chưa đủ điều kiện thì hướng dẫn người khai hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định; c.4) Xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống sau khi hàng hóa đã xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu; c.5) Đối với hàng hóa là dầu thô xuất khẩu tại các địa điểm khai thác ngoài khơi hoặc tại các vùng chồng lấn và hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 93 Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan sau khi tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu được thông quan (không thực hiện việc giám sát trực tiếp). Riêng xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý cảng hàng không quốc tế căn cứ kế hoạch dự kiến tra nạp nhiên liệu hàng ngày, hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cung cấp, kế hoạch bay do cơ quan quản lý cảng cung cấp để thực hiện giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro. 3. Quản lý hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS Các dịch vụ thực hiện trong kho CFS phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp thực hiện việc đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ phải lập Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu (02 bản chính) theo mẫu số 25/DMXK-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Kết thúc việc đóng ghép, công chức hải quan giám sát xác nhận trên Danh mục trả cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ 01 bản và 01 bản lưu tại cơ quan hải quan. a) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào CFS: Sau khi hàng hóa nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất đi nước khác hết số hàng ghi trên vận tải đơn tổng (Master Bill), doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý theo từng vận tải đơn tổng (Master Bill); b) Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS: Trên cơ sở Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi theo các lô hàng xuất khẩu quá thời hạn gửi kho CFS theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan; c) Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho CFS: Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của địa điểm thu gom hàng lẻ theo mẫu số 26/NXT-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan quản lý kho CFS.”
Điều 52d. Tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bàn hoạt động hải quan, thu thập thông tin liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan: 1. Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng hóa a) Kiểm tra thông tin về lô hàng trên Hệ thống đảm bảo lô hàng còn trong khu vực giám sát hải quan; b) Thông báo việc tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan cho người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; c) Thông báo tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 11/TBTDGS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. 2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: a) Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa dưới sự chứng kiến của người khai hải quan, người vận chuyển hoặc doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lưu giữ hàng hóa, đơn vị cung cấp thông tin (nếu có); b) Lập biên bản ghi nhận, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan thì xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả xử lý phải được thông báo cho các đơn vị liên quan. 3. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm a) Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm khi có thông tin hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan trừ trường hợp nhận thông tin tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan do cơ quan hải quan cung cấp; b) Phối hợp với cơ quan hải quan để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc cho phép hàng qua khu vực giám sát hải quan sau khi nhận được thông tin bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát do cơ quan hải quan cung cấp.
Điều 52đ. Quy định về phối hợp, trao đổi thông tin và khi Hệ thống gặp sự cố 1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi a) Tại khu vực cảng, kho, bãi có lưu giữ hàng hóa vận chuyển nội địa (hàng hóa mua bán trong nước), doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí khu vực lưu giữ riêng giữa hàng hóa vận chuyển nội địa với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh để đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; b) Trước khi đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ, cung cấp cho cơ quan hải quan thông tin sơ đồ tổng thể khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận và hàng hóa trung chuyển (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 13 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này (chỉ cung cấp lần đầu, khi có thay đổi thì cập nhật và gửi lại cho cơ quan hải quan); c) Cập nhật và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra theo quy định tại Điều 52, Điều 52a và Điều 52b Thông tư này; lưu trữ thông tin hàng hóa đã hoàn thành thủ tục đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm trong thời hạn 05 năm để phục vụ công tác điều tra, báo cáo, thống kê, đối chiếu, nghiên cứu khi có yêu cầu của cơ quan hải quan; d) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nếu phát hiện thông tin sai khác (hàng hóa không còn nguyên trạng; hàng hóa bị sai lệch số lượng, trọng lượng, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan) giữa thực tế hàng hóa khi đưa vào với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp thì phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm tra, xác định sự nguyên trạng của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thực hiện theo chỉ dẫn của cơ quan hải quan (như đối với hàng container thì thực hiện đánh dấu, niêm phong tại chỗ và thực hiện giám sát thông qua Hệ thống camera; đối với hàng rời dạng kiện thì đưa vào lưu giữ riêng). Cập nhật thông tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định; đ) Trong quá trình lưu giữ, khai thác hàng hóa nếu có sự thay đổi nguyên trạng hàng hóa (thay đổi vỏ container, bao bì hàng hóa, đóng, rút hàng) thì ngay sau khi hoàn thành việc thay đổi nguyên trạng, cập nhật và gửi đến Hệ thống của cơ quan hải quan thông tin theo quy định. Chỉ được phép thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự đồng ý và giám sát của cơ quan hải quan; e) Thông báo hãng vận chuyển hoặc chủ hàng liên hệ với cơ quan hải quan khi lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc khi có thông báo tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan. 2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan a) Thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin hàng hóa dự kiến hạ bãi, container soi chiếu (nếu có), thông tin thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (nếu có), thay đổi container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (nếu có), hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định các mẫu tương ứng tại Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này; b) Tiếp nhận, xử lý thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm phản hồi, cập nhật trên Hệ thống theo quy định. Trường hợp nhận được thông tin phản hồi về hàng hóa sai khác hoặc không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa so với thông tin hàng hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì căn cứ thông tin tiếp nhận, tình hình thực tế hoặc thông tin khác (nếu có) thực hiện kiểm tra, xác minh sự nguyên trạng hàng hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan thích hợp, đảm bảo quản lý hải quan, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định. Cập nhật thông tin trên Hệ thống hải quan hoặc ghi nhận theo Sổ theo dõi thông tin hàng hóa sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 33 (hàng container) hoặc mẫu số 34 (hàng rời hoặc hàng khí, lỏng) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này; c) Tiếp nhận và xử lý vướng mắc theo đề nghị của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; cung cấp số điện thoại để tiếp nhận thông tin và phối hợp xử lý khi có thông báo từ doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; d) Trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro, định kỳ hàng năm Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện theo dõi, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thuộc địa bàn quản lý; chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoàn thiện việc kết nối hoặc nâng cấp Hệ thống (nếu có) theo quy định; đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về định dạng thông điệp trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm. 3. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin (sau đây gọi là Hệ thống gặp sự cố) a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm: a.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý địa bàn giám sát về việc Hệ thống gặp sự cố (gồm thông tin: tên, mã cảng, kho, bãi; tên, mã đơn vị hải quan quản lý doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; nội dung sự cố, ngày, giờ phát sinh sự cố; họ tên người xác nhận sự cố...) để phối hợp xử lý nhằm đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, đồng thời ghi nhận tình trạng sự cố vào Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 35 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này để theo dõi; a.2) Căn cứ danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã có xác nhận của Chi cục Hải quan hoặc thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do cơ quan hải quan cung cấp để cho phép hàng hóa xuất khẩu được xếp lên phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; a.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay khi Hệ thống được khắc phục sự cố. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Tổng cục Hải quan bố trí bộ phận hỗ trợ (Help Desk) để tiếp nhận thông tin phản ánh về sự cố, hướng dẫn và xử lý sự cố theo quy định; b.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí cán bộ kỹ thuật tiếp nhận và xử lý sự cố Hệ thống 24/7; chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc Hệ thống gặp sự cố để phối hợp xử lý và đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải; b.3) Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí công chức phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm xác định sự cố, khắc phục sự cố. Trường hợp không thể khắc phục được sự cố thì lập Biên bản chứng nhận tình trạng, thời gian, địa điểm phát sinh sự cố và thông báo ngay cho bộ phận Help Desk của Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố và thực hiện theo hướng dẫn; b.4) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin nhưng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan vẫn có thông tin về danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát thì trong thời gian 15 phút một lần kể từ khi sự cố phát sinh, công chức hải quan giám sát thực hiện kiểm tra thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kết xuất thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 36 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm làm cơ sở cho phép hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; b.5) Thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm cập nhật thông tin các lô hàng đã qua khu vực giám sát ngay khi sự cố được khắc phục.”
33. và được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với người xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS; hàng hóa xuất khẩu đưa vào ICD là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận hàng đã đưa vào kho ngoại quan trên Hệ thống.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa tạm xuất - tái nhập thay đổi mục đích sử dụng, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa của doanh nghiệp nội địa xuất khẩu gia công cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan.”
34. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu 1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm: a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu; b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu; d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu; đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu; e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. 2. Máy móc, thiết bị nhập khẩu do bên đặt gia công cho bên nhận gia công thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công.”
35. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 55. Định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu 1. Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh.. .thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2); Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu. 2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này. Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế). Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho của vật tư này. 3. Tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.”
36. được sửa đổi bổ sung như sau: “Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công 1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX) a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân: a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX). Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; a.2) Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi; a.3) Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; a.4) Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này; a.5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; a.6) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Hệ thống tự động tiếp nhận thông báo CSSX; b.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu thông tin thông báo CSSX với các chứng từ do tổ chức, cá nhân gửi kèm theo hệ thống và xử lý kết quả như sau: b.2.1) Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp hoặc tổ chức cá nhân chưa khai đầy đủ chỉ tiêu thông tin thì phản hồi thông tin trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết sửa đổi, bổ sung; b.2.2) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp thì phản hồi thông tin chấp nhận thông báo CSSX trên Hệ thống cho tổ chức, cá nhân; b.2.3) Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất theo khoản 1 Điều 57 Thông tư này thì phản hồi trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết. b.3) Thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất đối với trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Điều 57 Thông tư này; b.4) Thực hiện kiểm tra địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu ngoài cơ sở sản xuất trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không lưu giữ nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan; b.5) Trường hợp tổ chức, cá nhân thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì Chi cục Hải quan quản lý mới thực hiện theo quy định tại điểm b.1, điểm b.2, điểm b.3 và điểm b.4 khoản này; Chi cục Hải quan quản lý trước đây trao đổi, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân cho Chi cục Hải quan quản lý mới gồm thông tin về báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu; tình hình chấp hành pháp luật; thông tin về các nghĩa vụ thuế, thủ tục hải quan tổ chức cá nhân chưa hoàn thành (nếu có) và các thông tin thu thập được trong quá trình quản lý tổ chức, cá nhân đến thời điểm thay đổi. 2. Thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân: Trước khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công cho Chi cục Hải quan quản lý nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21, mẫu số 22 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc theo mẫu số 18/TBHĐGC/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Hệ thống tự động tiếp nhận và phản hồi số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công. Tổ chức, cá nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. Số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được khai trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị và sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công tại ô giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 01, mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cơ quan hải quan sử dụng thông tin thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để theo dõi, phân tích, đánh giá rủi ro quá trình hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm của tổ chức, cá nhân.”
37. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 57. Kiểm tra cơ sở, năng lực gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu 1. Các trường hợp kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. 2. Thẩm quyền, thủ tục kiểm tra a) Thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; b) Quyết định kiểm tra theo mẫu số 13/QĐ-KTCSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này được gửi qua Hệ thống hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký; c) Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc. 3. Nội dung kiểm tra a) Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu ghi trong thông báo CSSX hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; b) Kiểm tra ngành nghề đầu tư kinh doanh: đối chiếu nội dung ngành nghề doanh nghiệp công bố thông tin theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư với thực tế hồ sơ và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của tổ chức, cá nhân; c) Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị: c.1) Kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và hợp đồng thuê kho, thuê mượn đất trong trường hợp tổ chức, cá nhân đi thuê kho, thuê mượn đất hoặc Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và hợp đồng tổ chức, cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng nhà xưởng, mặt bằng để sản xuất; c.2) Khi tiến hành kiểm tra máy móc, thiết bị, cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ sau: Các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu; hóa đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị nếu thuộc trường hợp mua trong nước; hợp đồng thuê, mượn máy móc đối với trường hợp thuê, mượn máy móc. d) Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất (ví dụ: kiểm tra thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động,...); đ) Kiểm tra năng lực, quy mô sản xuất, gia công (ví dụ: bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...); e) Kiểm tra việc lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu tại các địa điểm đã thông báo và kiểm tra việc theo dõi nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị thông qua sổ kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị; g) Trong trường hợp gia công lại thì cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở gia công lại của bên nhận gia công lại theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này. Trường hợp bên nhận gia công lại là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình thì không phải kiểm tra theo quy định tại khoản này, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân. 4. Lập Biên bản kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất theo mẫu số 14/BBKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra và xác định rõ: a) Tổ chức, cá nhân có hoặc không có cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại địa chỉ đã thông báo; có hoặc không có quyền sử dụng về mặt bằng nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; hợp đồng thuê ngắn hơn thời hạn chu kỳ sản xuất; b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất phù hợp hay không phù hợp với Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc ngành nghề đã công bố; c) Tổ chức, cá nhân có hoặc không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại cơ sở gia công, sản xuất (máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất do tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc thuê mượn) và phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; d) Số lượng máy móc, thiết bị, số lượng nhân công; có hoặc không có việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất; e) Về quy mô sản xuất, gia công có phù hợp với năng lực sản xuất đã thông báo với cơ quan hải quan. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn hoạt động tại địa chỉ đã thông báo thì phối hợp cơ quan thuế nội địa hoặc chính quyền địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nơi quản lý địa bàn tổ chức, cá nhân đã thông báo tiến hành lập Biên bản, trong đó nêu rõ tổ chức, cá nhân không hoạt động tại địa chỉ đã thông báo. 5. Kết luận kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất a) Trường hợp thống nhất các nội dung trong biên bản kiểm tra thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi ban hành Quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất theo mẫu số 14a/KLKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; b) Trường hợp không thống nhất các nội dung trong biên bản kiểm tra thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra tổ chức, cá nhân gửi văn bản giải trình kèm hồ sơ (nếu có) đến người ký quyết định hoặc trường hợp cần trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để xác định tính hợp pháp của cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giải trình hoặc ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, người ký quyết định kiểm tra phải ký ban hành kết luận kiểm tra. Kết luận kiểm tra được gửi cho tổ chức, cá nhân chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký. 6. Xử lý kết luận kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất a) Trường hợp kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất không phát hiện vi phạm và phù hợp với hoạt động gia công, sản xuất thì cập nhật kết quả vào Hệ thống chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra; b) Trường hợp xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị vượt quá năng lực sản xuất; nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị không phù hợp với ngành nghề sản xuất đã thông báo với cơ quan hải quan thì thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tổ chức, cá nhân chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận; c) Trường hợp xác định tổ chức, cá nhân không đáp ứng quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh thì xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; d) Trường hợp tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất thì xử lý theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP; đ) Trường hợp đã xác định tổ chức, cá nhân đã bỏ trốn, mất tích thì thực hiện theo quy định tại điểm b.2 khoản 4 Điều 60 Thông tư này; Chi cục Hải quan quản lý thực hiện việc cập nhật kết luận kiểm tra chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra và kết quả xử lý vào Hệ thống.”
38. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 59. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu 1. Đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý gửi yêu cầu tổ chức cá nhân giải trình thông qua hệ thống hoặc bằng văn bản theo mẫu số 36/YCGT-GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình thông qua hệ thống hoặc bằng văn bản theo mẫu số 37/GT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, kèm hồ sơ với cơ quan hải quan. a) Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận giải trình thì cập nhật kết quả vào hệ thống và thông báo cho tổ chức, cá nhân; b) Trường hợp tổ chức, cá nhân không giải trình hoặc cơ quan hải quan có căn cứ xác định giải trình của tổ chức, cá nhân là không hợp lý thì cơ quan hải quan thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và chuyển kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo trình tự quy định tại Điều này. 2. Đối với trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 40 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều này thì Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 38/QĐ-KTTHSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và giao Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tổ chức thực hiện. Trường hợp kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện theo quyết định kiểm tra sau thông quan. Việc kiểm tra tình hình sử dụng theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan thực hiện không quá 05 ngày làm việc. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc. Nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra theo mẫu số 39/BBKT-THSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu, bao gồm cả việc thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị; sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật; cung cấp, xuất trình chứng từ phù hợp với nội dung kiểm tra trong phạm vi các chứng từ được quy định tại Điều 16a Thông tư này. 4. Xử lý kết quả kiểm tra a) Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu phù hợp với sản phẩm xuất khẩu, định mức thực tế, phù hợp với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân: Chấp nhận nội dung khai hải quan, số liệu thực tế kiểm tra, ban hành kết luận kiểm tra; b) Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu không phù hợp với sản phẩm xuất khẩu, định mức thực tế, không phù hợp với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, không phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân: Cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung khai hải quan và căn cứ hồ sơ hiện có để quyết định ấn định thuế và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Việc xử lý kết quả kiểm tra quy định tại điểm a, điểm b khoản này được áp dụng cho cả trường hợp khi xử lý kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư; c) Thời hạn ban hành kết quả kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu: c.1) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở của tổ chức, cá nhân, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra gửi dự thảo kết luận kiểm tra theo mẫu số 39a/KLKT-THSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho tổ chức, cá nhân (bằng fax hoặc thư đảm bảo); c.2) Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc giải trình bằng văn bản; c.3) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục trưởng Cục Hải quan thực hiện ban hành kết luận kiểm tra theo mẫu số 39a/KLKT-THSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; c.4) Đối với trường hợp phức tạp chưa đủ cơ sở kết luận, Cục trưởng Cục Hải quan có thể tham vấn ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành kết luận kiểm tra. 5. Cập nhật thông tin kiểm tra Quyết định kiểm tra, kết quả kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân và cập nhật trên Hệ thống trong thời hạn chậm nhất 01 ngày kể từ ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, ngày ký ban hành kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan.”
39. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu 1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất. Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu. 2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống. a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất...) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu; lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại hình. Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm. Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình; b) Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; c) Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 3. Kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán: Cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; b) Thẩm quyền kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số 17/QĐ-KTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch; c) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật; d) Thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 59 Thông tư này. Riêng Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán và kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo mẫu số 17a/BBKT-BCQT/GSQL và mẫu số 17b/KLKT-BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. 4. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu a) Khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau: a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định; a.2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân; a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm: b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành; b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.”
40. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài 1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư a) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài) thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Chương II Thông tư này; b) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này; c) Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan); d) Đối với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu trước khi ký kết hợp đồng gia công, bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu này để cung ứng cho hợp đồng gia công. Trước khi sử dụng nguyên liệu, vật tư để cung ứng cho hợp đồng gia công thì tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này. 2. Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình tạm nhập - tái xuất quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. 3. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện việc kê khai sản phẩm gia công trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tư mua trong nước cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “NVLCTXK”, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tư trên tờ khai hải quan xuất khẩu.”
41. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 62. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại 1. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công toàn bộ hoặc gia công công đoạn (thuê gia công lại) thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định lại theo mẫu số 23, mẫu số 24 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 18a/TB-HĐGCL/GSQL Phụ lục V Thông tư này bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại. 2. Hàng hóa giao, nhận giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, máy móc, thiết bị theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán. 3. Trường hợp thuê doanh nghiệp chế xuất gia công hoặc nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định tại Điều 76 Thông tư này.”
42. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn 1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra. Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định. 2. Các hình thức xử lý Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau: a) Bán tại thị trường Việt Nam; b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài; c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam; d) Biếu, tặng tại Việt Nam; đ) Tiêu hủy tại Việt Nam. 3. Thủ tục hải quan a) Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam: a.1) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này; a.2) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này. b) Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Thủ tục xuất trả máy móc, thiết bị tạm nhập ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP; c) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này; d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam: d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân; d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng. d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy. Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”
43. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 66. Xử lý đối với trường hợp bên đặt gia công từ bỏ nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị; sản phẩm gia công 1. Tổ chức, cá nhân nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế để tiêu thụ nội địa đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Thủ tục hải quan và chính sách thuế được xác định tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Điều 21 Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận gia công không nhận nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn do bên đặt gia công từ bỏ thì cơ quan hải quan thực hiện thủ tục sung công quỹ theo quy định của pháp luật đối với nguyên liệu, vật tư còn giá trị sử dụng. Trường hợp không còn giá trị sử dụng thì bên nhận gia công thực hiện việc tiêu hủy và chịu mọi chi phí phát sinh. 2. Trường hợp tiêu hủy thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.”
44. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 67. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để đặt gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công 1. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư a) Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công; b) Hồ sơ hải quan thực hiện như hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này. Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp thêm chứng từ sau đây: b.1) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép: b.1.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính; b.1.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu. b.2) Văn bản thông báo về việc hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm: 01 bản chính. Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm về việc xác định hàng hóa xuất khẩu có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm để làm cơ sở xác định hàng hóa đủ điều kiện miễn thuế. Người khai hải quan chỉ phải nộp văn bản thông báo tại thời điểm thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu lô hàng đầu tiên. Đối với các lô hàng xuất khẩu tiếp theo, người khai hải quan khai cụ thể số, ngày văn bản thông báo tại tiêu chí “Phần ghi chú” theo định dạng như sau: “TNKSD51: số văn bản, ngày văn bản” trên các tờ khai hải quan xuất khẩu cùng mặt hàng. c) Trường hợp gia công chuyển tiếp ở nước ngoài thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam không phải làm thủ tục gia công chuyển tiếp với cơ quan hải quan. 2. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài a) Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi thông báo hợp đồng gia công; b) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. 3. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình tạm xuất - tái nhập quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.”
45. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 68. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam 1. Nơi làm thủ tục hải quan: tại Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công. 2. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công để tái chế a) Hồ sơ hải quan gồm các chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này và văn bản nhận lại hàng để tái chế của đối tác nước ngoài: 01 bản chụp; b) Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này; c) Thời hạn tái chế do tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan hải quan theo thời hạn thoả thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công. 3. Thủ tục tái nhập sản phẩm gia công đã tái chế thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này (trừ giấy phép nhập khẩu, khai thuế, kiểm tra tính thuế) Trường hợp bán sản phẩm gia công tái chế tại thị trường nước ngoài thì người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới và thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Chương II Thông tư này (trừ việc kiểm tra thực tế hàng hóa).”
46. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 69. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công 1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Các hình thức xử lý Căn cứ theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị cho thuê, mượn để gia công được xử lý như sau: a) Bán, biếu tặng, tiêu hủy tại thị trường nước ngoài; b) Nhập khẩu về Việt Nam; c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại nước ngoài. 3. Thủ tục hải quan a) Việc bán, biếu tặng, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị đưa ra nước ngoài để thực hiện hợp đồng gia công thực hiện theo quy định tại nước nhận gia công. b) Thủ tục hải quan nhập khẩu về Việt Nam: b.1) Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị được xuất khẩu từ Việt Nam; phế liệu, phế phẩm phát sinh từ nguyên liệu, vật tư xuất khẩu từ Việt Nam thì thực hiện thủ tục tái nhập theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Đối với lô hàng máy móc, thiết bị thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa, khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan thực hiện đối chiếu chủng loại, ký, mã hiệu của máy móc, thiết bị ghi trên tờ khai tạm xuất với máy móc, thiết bị tái nhập trở lại; b.2) Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị mua ở nước ngoài; phế liệu, phế phẩm phát sinh từ nguyên liệu, vật tư mua từ nước ngoài thì thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách mặt hàng theo quy định như đối với lô hàng nhập khẩu thương mại. c) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác: Tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán, nội dung thông báo gồm: tên, quy cách, phẩm chất nguyên liệu, vật tư; lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn thuộc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công số, ngày tháng năm được chuyển sang hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công số, ngày tháng năm ký với đối tác nước ngoài theo mẫu số 40/CT-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.”
“Điều 69a. Quyết toán nguyên liệu, vật tư 1. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX theo các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 28 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập khẩu sản phẩm gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX theo các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 29 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15c/BCQT-SPNN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống. 2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan a) Tiếp nhận báo cáo quyết toán; b) Kiểm tra thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin xuất khẩu nguyên liệu, vật tư và nhập khẩu sản phẩm của hợp đồng gia công đến thời điểm báo cáo quyết toán theo các tiêu chí sau: b.1) Số lượng nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu; b.2) Số lượng sản phẩm đã nhập khẩu; b.3) Định mức sản xuất được thoả thuận theo hợp đồng gia công. c) Trường hợp xác định báo cáo có sự chênh lệch bất thường so về số liệu với hệ thống của cơ quan hải quan thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Thẩm quyền, thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện tương tự quy định tại Điều 59 Thông tư này. Khi kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì tổ chức xác minh, kiểm tra tại trụ sở bên nhận gia công.”
48. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm 1. Hồ sơ hải quan, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư này. 2. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm a) Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK gồm: a.1) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK; a.2) Sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau: a.2.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK; a.2.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; a.2.3) Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước. a.3) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh; b) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.”
49. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, phế thải Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này. Đối với xử lý phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.”
50. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX 1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan: a) Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này; b) Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX; c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất; d) Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc; đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại. Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa. 2. Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan. Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan. Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX).”
51. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX 1. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX, hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của DNCX. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống trừ thông tin về mức thuế suất và số tiền thuế. Trường hợp nhà thầu nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX thì thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX; nhà thầu nhập khẩu thực hiện khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 16 Thông tư này và ngay khi được thông quan hàng hóa phải đưa trực tiếp vào DNCX. Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thầu, DNCX và nhà thầu nhập khẩu báo cáo lượng hàng hóa đã nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý DNCX theo mẫu số 20/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. 2. Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này. 3. Đối với hàng hóa mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này. 4. Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng; b) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này. 5. Việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này. 6. Đối với hàng hóa của DNCX đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. 7. DNCX thực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DNCX có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.”
52. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 76. Thủ tục hải quan đối với trường hợp DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, DNCX thuê DNCX khác gia công, DNCX thuê nước ngoài gia công 1. Hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công: a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư này. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ; b) DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa. Trường hợp đưa hàng hóa từ DNCX vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Chương II Thông tư này. 2. Hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa: a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài tại mục 1 và mục 3 Chương III Thông tư này. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ; b) DNCX không phải làm tục hải quan khi nhận hàng hóa từ nội địa để gia công và trả lại sản phẩm gia công vào nội địa. 3. Đối với hàng hóa do DNCX thuê DNCX khác gia công: DNCX thuê gia công và DNCX nhận gia công không phải thực hiện thủ tục hải quan khi giao, nhận hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công. 4. Hàng hóa DNCX thuê nước ngoài gia công thì thực hiện thủ tục hải quan theo quy định về hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài quy định tại Mục 3 Thông tư này. 5. Các trường hợp không làm thủ tục hải quan tại điều này, DNCX có trách nhiệm lưu giữ và xuất trình các chứng từ tài liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 60 Luật Hải quan, Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (trừ việc thông báo cơ sở sản xuất).”
53. được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Sử dụng hóa đơn khi mua bán hàng hóa theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX a) DNCX thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa để kê khai nộp thuế GTGT cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu; b) Khi DNCX mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa thực xuất hóa đơn GTGT cho DNCX, trên hóa đơn ghi rõ thuế suất thuế GTGT theo quy định của pháp luật; c) Khi xuất khẩu, DNCX phát hành hóa đơn như doanh nghiệp nội địa khác có hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, được hoàn thuế GTGT đầu vào nếu đảm bảo đủ điều kiện quy định về hoàn thuế.”
54. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 78. Xử lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất và ngược lại 1. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX: a) DNCX thực hiện xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu chưa nộp thuế còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý như chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với cơ quan hải quan. DNCX có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan tương ứng theo từng biện pháp xử lý số tài sản, hàng hóa này với cơ quan hải quan trước thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi; b) Thời điểm xử lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi. 2. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX sang DNCX: a) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định; b) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình DNCX sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là DNCX. Trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu nếu sau khi chuyển đổi sang DNCX vẫn tiếp tục thực hiện việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì không phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan.”
55. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 79. Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất 1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam. 2. Thủ tục thanh lý a) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu; b) Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau: b.1) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này. Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan; b.2) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản. c) Trường hợp tiêu hủy thực hiện theo quy định tại điểm d Điều 64 Thông tư này.”
“c) Kho, bãi của thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất;
d) Các điểm thông quan, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới”.
57. Bổ sung như sau: “c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam. Trong thời gian chờ tái xuất, hàng hóa phải được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư này;”
58. , được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hồ sơ hải quan Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
5. Thủ tục hải quan a) Trách nhiệm của người xuất khẩu: a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô ''Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế'' là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí ''Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp'' trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô ''Ghi chép khác'' trên tờ khai hải quan giấy; a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định; a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu; a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo. b) Trách nhiệm của người nhập khẩu: b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô ''Số quản lý nội bộ doanh nghiệp'' như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô ''Ghi chép khác'' trên tờ khai hải quan giấy; b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định; b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo; b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan. c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu: c.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này; c.2) Theo dõi những tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi, đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan. d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu: d.1) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa; d.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB- XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ; d.3) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.”
59. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 91. Quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào ngoại quan a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ lục II và quy định tại khoản 1 Điều 51c Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này; a.2) Nộp 01 bản chụp vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ); a.3) Nộp 01 bản chụp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương; a.4) Nộp 01 bản chính Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành gửi Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan; b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan: Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này và các công việc theo quy định tại điểm a.1 khoản 4 Điều 51c Thông tư này; c) Ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan cập nhật thông tin đến đích của lô hàng nhập khẩu trên Hệ thống; d) Hàng hóa gửi kho ngoại quan để xuất đi nước khác theo quy định phải có Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương thì chỉ được gửi kho ngoại quan tại tỉnh, thành phố nơi cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất; đ) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương. 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa vào kho ngoại quan a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp để đưa từ khu phi thuế quan vào kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51c Thông tư này hoặc thủ tục hải quan đối với tờ khai xuất khẩu theo loại hình tương ứng để đưa hàng hóa từ nội địa vào kho ngoại quan theo quy định tại Chương II Thông tư này; a.2) Thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 52a Thông tư này khi đưa hàng hóa vào kho ngoại quan. b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan: b.1) Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định tại Điều 52a Thông tư này; b.2) Thực hiện các quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 51c Thông tư này. c) Ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Thực hiện khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 51b Thông tư này; a.2) Nộp 01 bản chụp Phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập theo quy định về pháp luật kế toán, trong đó có ghi cụ thể hàng hóa xuất kho của từng tờ khai nhập kho; a.3) Thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 52a Thông tư này khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan. b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan: b.1) Thực hiện các công việc của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này và theo dõi hồi báo của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất; b.2) Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định tại Điều 52a Thông tư này. c) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài (bao gồm trường hợp hàng hóa từ kho ngoại quan gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu chính để đưa ra nước ngoài) chỉ được xuất qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương; d) Hàng hóa từ kho ngoại quan sau khi đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa đến khi thực xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu xuất nhưng chưa thực xuất hoặc có thay đổi cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan biết để phối hợp theo dõi. Riêng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sông, việc xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát được cập nhật vào Hệ thống sau khi hàng hóa đã qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu. 4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế a) Trách nhiệm của người khai hải quan: a.1) Khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; a.2) Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu tương ứng từng loại hình theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thì các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình trong hồ sơ hải quan là các chứng từ khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan; a.3) Thực hiện việc giám sát theo quy định khoản 4 Điều 52 Thông tư này. b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan: b.1) Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này; b.2) Thực hiện các quy định tại điểm d.1 khoản 4 Điều 52 Thông tư này; b.3) Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Thông tư này; b.4) Thực hiện các công việc theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 51c Thông tư này. c) Các loại hàng hóa sau đây không được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan: Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quy định tại Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập không được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan (trừ kho ngoại quan nằm trong cửa khẩu cảng biển, cửa khẩu đường bộ và cảng hàng không quốc tế). Trường hợp hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg đưa vào kho ngoại quan thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan hoặc Chi cục Hải quan tương ứng quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg để đưa vào nội địa. 5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác a) Hàng hóa đưa ra kho ngoại quan (cũ) được làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều này; b) Hàng hóa đưa vào kho ngoại quan (mới) được làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này; c) Thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan (cũ). 6. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu, từ kho ngoại quan này hoặc từ các địa điểm khác đến kho ngoại quan và ngược lại, nhưng các địa điểm này đều cùng chịu sự quản lý của một Chi cục Hải quan thì việc giám sát hàng hóa vận chuyển giữa các địa điểm này do Cục trưởng Cục Hải quan quy định. 7. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi đưa vào, đưa ra kho ngoại quan. Kết quả kiểm tra được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. 8. Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan do chủ hàng hóa thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho ngoại quan. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ. 9. Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho ngoại quan trong trường hợp chưa thực hiện việc quản lý, giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan theo quy định tại khoản 4 Điều 52 hoặc khoản 2 Điều 52a Thông tư này a) Chủ kho ngoại quan tự chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản hợp đồng thuê kho ngoại quan với chủ hàng hóa. Định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan theo mẫu số 24/BC-KNQ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; Chi cục Hải quan tổng hợp báo cáo Cục Hải quan để tổng hợp và gửi Tổng cục Hải quan vào ngày 25 của tháng đầu quý; b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm theo dõi hàng hóa nhập, xuất, tồn kho trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan nhập kho và phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan; thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, đối chiếu với thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan, nếu có nghi ngờ về lượng hàng hóa tồn kho, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu với dữ liệu trên phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan. 10. Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan. 11. Thủ tục thay đổi cửa khẩu xuất hoặc đưa trở lại kho ngoại quan đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan đã đưa ra cửa khẩu xuất nhưng không xuất được hoặc chỉ xuất được một phần như sau a) Hồ sơ hải quan: a.1) Tờ khai vận chuyển độc lập; a.2) Văn bản đề nghị của người khai hải quan được đưa hàng về kho ngoại quan để lưu giữ chờ xuất khẩu, nêu rõ tên, địa chỉ kho ngoại quan và thời gian dự kiến lưu giữ (tổng thời gian lưu giữ trong lãnh thổ Việt Nam không được vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan): 01 bản chính; a.3) Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (khi xuất kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu xuất). b) Thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 51b Thông tư này: Ngoài ra, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất và Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan thực hiện thêm những nội dung sau: b.1) Trường hợp lô hàng chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất: Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan được gửi hàng trở lại kho ngoại quan, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan kiểm tra tình trạng niêm phong, hồ sơ lô hàng để làm thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan theo quy định. Đồng thời có văn bản thông báo hàng đã nhập trở lại kho ngoại quan với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để làm thủ tục thanh khoản tờ khai vận chuyển độc lập trên hệ thống thông qua việc cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến; b.2) Trường hợp lô hàng đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng doanh nghiệp đề nghị đưa toàn bộ lô hàng về gửi kho ngoại quan ban đầu hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, đối chiếu lượng hàng đã đến cửa khẩu xuất, đồng thời yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới để vận chuyển hàng hóa đưa về gửi kho ngoại quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan ban đầu biết để phối hợp theo dõi; b.3) Trường hợp lô hàng đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, doanh nghiệp đề nghị xuất khẩu một phần, phân hàng còn lại gửi kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất hoặc đưa về kho ngoại quan ban đầu: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, giám sát lượng hàng xuất khẩu qua cửa khẩu xuất, đồng thời yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới đối với lượng hàng còn lại để vận chuyển hàng hóa về kho ngoại quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan ban đầu biết để phối hợp theo dõi.
60. được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Trách nhiệm của người khai hải quan: b.1) Thực hiện việc khai hải quan trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; b.2) Nộp bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, trong đó mỗi lần giao nhận, người khai hải quan phải có chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa (hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại, Phiếu xuất kho...) và phải lập Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa theo mẫu số 27/THCT-KML/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, đối với một số mặt hàng cụ thể, người khai hải quan có trách nhiệm: b.2.1) Đối với mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan và các đơn vị có liên quan thực hiện chốt số liệu tiêu thụ điện năng hàng tháng vào ngày đầu tiên của tháng liền kề. Sau khi chốt số liệu, lập Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng giao nhận điện năng có xác nhận của các bên tham gia chứng kiến. Trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm xác nhận chỉ số công tơ, người khai hải quan phải thực hiện khai hải quan và nộp kèm Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng giao nhận điện năng có xác nhận của các bên tham gia chứng kiến cùng bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này; b.2.2) Đối với mặt hàng xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh phải làm thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày và trong lượng tờ khai tạm nhập.”
61. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 94. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho thuê tài chính 1. Hàng hóa nhập khẩu cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu thuê tài chính theo quy định tại Điều 14, Điều 16, Điều 17 và Điều 19 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP a) Doanh nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cụ thể như sau: a.1) Hồ sơ hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này; a.2) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 85 Thông tư này; a.3) Thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này; chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng cho thuê tài chính/ngày hợp đồng/ngày dự kiến hết hạn hợp đồng, tên công ty thuê tài chính. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài của doanh nghiệp cho thuê tài chính phải được bàn giao cho doanh nghiệp đi thuê tài chính để sử dụng ngay khi được thông quan. b) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này; c) Sau khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, nếu hàng hóa cho thuê tài chính không được sử dụng đúng mục đích đã được miễn thuế thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này. 2. Hàng hóa nhập khẩu cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê a) Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho thuê tài chính từ nước ngoài vào Việt Nam: Doanh nghiệp cho thuê tài chính thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa để cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, cụ thể như sau: a.1) Hồ sơ hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này; a.2) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê tài chính: a.2.1) Đối với trường hợp DNCX thuê tài chính: thực hiện theo quy định tại điểm b.1 khoản 1 Điều 58 Thông tư này; a.2.2) Đối với trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê tài chính: thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 90 Thông tư này. a.3) Thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này; chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng cho thuê tài chính/ngày hợp đồng/ngày dự kiến hết hạn hợp đồng, tên công ty thuê tài chính; trị giá khai báo trên tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 39/2015/TT-BTC, trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế, phương pháp tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài của doanh nghiệp cho thuê tài chính ngay khi được thông quan phải đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và được đảm bảo quản nguyên trạng cho đến khi doanh nghiệp cho thuê tài chính và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định tại điểm b khoản này. b) Thủ tục giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp cho thuê tài chính và doanh nghiệp chế xuất/doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: b.1) Hồ sơ hải quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, nộp bổ sung 01 bản sao hợp đồng cho thuê tài chính vào bộ hồ sơ nhập khẩu khi doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục nhập khẩu và không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu thuộc diện có giấy phép khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ doanh nghiệp không phải nộp giấy phép trong bộ hồ sơ hải quan; b.2) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê tài chính; b.3) Thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 86 Thông tư này; khai báo trị giá hải quan theo giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp cho thuê tài chính, bên thuê tài chính và nhà cung cấp nước ngoài, chỉ tiêu phân loại hình thức hóa đơn khai là B, chỉ tiêu số/ngày hóa đơn để trống và chỉ tiêu “Phần ghi chú” ghi cụ thể: Tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ ghi: “hàng hóa cho (tên khách hàng thuê) thuê tài chính theo hợp đồng thuê tài chính số...” Tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ ghi: “hàng hóa thuê tài chính của (tên công ty cho thuê tài chính) theo hợp đồng thuê tài chính số...”. c) Trường hợp doanh nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường nội địa sau đó xuất khẩu vào DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê thì doanh nghiệp cho thuê tài chính phải thực hiện thủ tục hải quan, kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Sau khi xuất khẩu hàng hóa vào DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp cho thuê tài chính được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tại khâu nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu trở lại nội địa thì doanh nghiệp cho thuê tài chính phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định. 3. Hàng hóa nhập khẩu cho đối tác khác thuê Trường hợp doanh nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa để cho đối tác khác (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này) thuê, khi làm thủ tục nhập khẩu doanh nghiệp cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế nhập khẩu theo quy định. 4. Hàng hóa nhập khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp cho thuê mua tài chính ở nước ngoài Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trị giá khai báo trên tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 39/2015/TT-BTC, trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế, phương pháp tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.”
62. được sửa đổi, bổ sung như sau: “MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ, HOÀN THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU”
63. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 129. Thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế
1. Trách nhiệm của người nộp thuế a) Khai đầy đủ các thông tin đề nghị hoàn thuế theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; b) Trường hợp hồ sơ giấy người nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP kèm các chứng từ theo quy định tại các Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
5. Việc xử lý số tiền thuế được hoàn cho người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. 6. Thời hạn giải quyết hồ sơ đối với trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau là 40 (bốn mươi) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012.
8. Trách nhiệm của người nộp thuế Khai báo chính xác, trung thực, đầy đủ, nộp hồ sơ, giải trình, cung cấp thông tin đúng hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 7 Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; cập nhật, phản hồi thông tin đầy đủ, đúng hạn; chấp hành các quyết định xử lý về thuế, nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
64. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 131. Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
2. Trách nhiệm của người nộp thuế Người nộp thuế khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp hồ sơ giấy người nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 27/CVĐNHNT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này. 3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan Cơ quan hải quan nơi phát sinh khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nếu xác định kê khai của người nộp thuế là chính xác thì phản hồi thông tin về việc hồ sơ kê khai đã được chấp nhận cho người nộp thuế. Trường hợp xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác, cơ quan hải quan phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận hồ sơ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp hồ sơ giấy cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị của người nộp thuế với các quy định của pháp luật về quản lý thuế, nếu xác định không đủ điều kiện hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư trong thời hạn 08 giờ làm việc. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hợp lệ của người nộp thuế đề nghị hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 09/QĐHT/TXNK Phụ lục VI và thông báo cho người nộp thuế. Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế thực hiện thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này. 4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có).”
65. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 132. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn 1. Đối với việc hoàn trả tiền thuế, tiền phạt được hoàn từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan, trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu trên Hệ thống và xử lý như sau a) Người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo): a.1) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: Cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền phạt, lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế; a.2) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp theo: Sau khi người nộp thuế phát sinh tiền thuế phải nộp và có văn bản đề nghị bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp, trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này. b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà nước: b.1) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ, cơ quan hải quan lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế; b.2) Trường hợp người nộp thuế không yêu cầu bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này; b.3) Trường hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định điểm a.1 khoản này. 2. Đối với việc hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ ngân sách nhà nước, trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu trên Hệ thống kế toán và xử lý như sau a) Người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo): a.1) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, lập Lệnh hoàn trả theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế; a.2) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp theo, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ NSNN gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp, trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này. b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà nước: b.1) Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ, cơ quan hải quan lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế; b.2) Trường hợp người nộp thuế không đề nghị bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này; b.3) Trường hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định điểm a.1 khoản này. c) Việc bù trừ các khoản được hoàn với khoản phải nộp trong cùng năm ngân sách nhà nước tại cùng cơ quan hải quan, cùng mục lục ngân sách, cơ quan hải quan lập giấy điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước, hạch toán kế toán theo quy định. Các trường hợp được hoàn thuế ngoài năm ngân sách, cùng năm ngân sách nhưng khác đơn vị hải quan, khác mục lục ngân sách thì cơ quan hải quan lập lệnh hoàn trả theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này. 3. Thời hạn thực hiện Thời hạn cơ quan hải quan xử lý các khoản được hoàn cho người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 129 và Điều 131 Thông tư này. 4. Đối với tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn theo quy định tại khoản 2 Điều này, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế nơi quản lý doanh nghiệp về số tiền thuế giá trị gia tăng đã được cơ quan hải quan hoàn theo quy định của pháp luật. Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, cơ quan hải quan cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.”
67. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 134. Nộp dần tiền thuế nợ 1. Người nộp thuế nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền mà cơ quan hải quan đã ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP thì được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau: a) Tiền thuế nợ từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng; b) Tiền thuế nợ trên 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng; c) Tiền thuế nợ trên 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng; d) Trường hợp người nộp thuế không nộp đủ số tiền thuế theo thời hạn đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ và bị cưỡng chế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; e) Số tiền thuế nộp dần theo cam kết bao gồm tiền thuế nợ và tiền chậm nộp phát sinh. 2. Hồ sơ a) Công văn đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế theo mẫu số 30/CVNDTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính; b) Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này đối với trường hợp thư bảo lãnh bản giấy: 01 bản chính. Trường hợp bảo lãnh điện tử thì người nộp thuế không phải nộp chứng từ này. 3. Nơi tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết nộp dần tiền thuế a) Nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ: a.1) Chi cục Hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại một Chi cục; a.2) Cục Hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc nhiều Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan; a.3) Tổng cục Hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại nhiều Cục Hải quan. b) Thời hạn giải quyết: b.1) Trường hợp thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có văn bản thông báo đến người nộp thuế; b.2) Trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan: trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Cục trưởng Cục Hải quan có văn bản thông báo đến người nộp thuế. c) Trường hợp thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo đến người nộp thuế. 4. Văn bản thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận nộp dần tiền thuế nợ hoặc đề nghị bổ sung hồ sơ gửi người nộp thuế thực hiện theo mẫu số 31/TBNDTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.”
68. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 135. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Người nộp thuế được xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
70. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 138. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động 1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cụ thể như sau: a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên công ty; hội đồng quản trị hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp, người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trước khi gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh; b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trước khi gửi hồ sơ giải thể cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký; c) Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản. 2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân; hội đồng thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty; hội đồng quản trị; quản trị của hợp tác xã; hoặc người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ; b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ; c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các thành viên tổ hợp tác liên đới chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ.”
71. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 140. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế 1. Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản đã nộp khác và/hoặc số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước), người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo tiêu chí quy định tại mẫu số 05 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp nộp hồ sơ giấy, người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo mẫu số 34/CVXNHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này đến Tổng cục Hải quan. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị xác nhận nợ thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kết quả xử lý như sau: a) Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế; b) Xác nhận chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu rõ tờ khai chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế; c) Hoàn thiện bổ sung hồ sơ để cơ quan hải quan có cơ sở xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế. 3. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để giải thể, chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế, thì kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận không còn nợ thuế, doanh nghiệp sẽ không được đăng ký tờ khai hải quan.”
72. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 141. Thu thập thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan 1. Thu thập thông tin Cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Điều 80, Điều 95, Điều 96 Luật Hải quan và Điều 107, Điều 108 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và các quy định có liên quan. 2. Hoạt động thu thập thông tin Trước, trong và sau quá trình kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan được thu thập thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, liên quan đến hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu về các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hồ sơ hải quan, nội dung khai báo, tình hình quản lý, sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài theo quy định pháp luật. 3. Thẩm quyền thu thập thông tin Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này. Trong thời gian thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trường hợp cần thu thập thông tin gấp, Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan được thực hiện việc thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này. 4. Hình thức thu thập thông tin a) Thu thập thông tin bằng văn bản: Gửi văn bản tới tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu điện tử (nếu có) và đề nghị trả lời bằng văn bản; b) Thu thập thông tin trực tiếp: Cử công chức làm việc trực tiếp với tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin. Trường hợp thu thập thông tin trực tiếp từ người khai hải quan thì chỉ thực hiện khi người khai hải quan có văn bản đề nghị cung cấp thông tin trực tiếp tại cơ quan hải quan. Đối với trường hợp thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.”
73. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 142. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan 1. Các trường hợp kiểm tra, thẩm quyền quyết định kiểm tra a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan phát sinh tại Chi cục Hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, cụ thể như sau: a.1) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan; a.2) Các trường hợp qua phân tích đánh giá rủi ro theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan; a.3) Không thực hiện kiểm tra đối với các trường hợp sau: a.3.1) Hồ sơ hải quan của các lô hàng giống hệt, tương tự với hồ sơ của lô hàng Chi cục Hải quan đã kiểm tra sau thông quan và chấp nhận nội dung khai báo của cùng người khai hải quan, nếu không có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác. Trường hợp hồ sơ các lô hàng giống hệt, tương tự vẫn còn dấu hiệu nghi vấn thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan xem xét xử lý theo thẩm quyền; a.3.2) Trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế cần thiết phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan. b) Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan thuộc diện phải kiểm tra trong thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, cụ thể như sau: b.1) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan. Đối với các trường hợp đã kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này nếu phát hiện có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác thì Cục trưởng Cục Hải quan căn cứ tình hình thực tế xem xét quyết định kiểm tra tại trụ sở Cục Hải quan hoặc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo quy định tại Điều 143 Thông tư này; b.2) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan (trừ các nội dung kiểm tra thuộc các trường hợp đã kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này). 2. Đối tượng kiểm tra Hồ sơ hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 79 Luật Hải quan. 3. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra a) Ban hành quyết định kiểm tra: a.1) Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan; a.2) Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra; b) Thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra: b.1) Trường hợp người khai hải quan không chấp hành Quyết định kiểm tra: Quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra mà người khai hải quan không gửi hồ sơ tài liệu hoặc không cử đại diện đến làm việc, cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định và xử lý trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có, cụ thể: b.1.1) Trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan xem xét xử lý; b.1.2) Trường hợp đủ cơ sở kết luận kiểm tra, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra và các quyết định hành chính (nếu có). Sau khi xử lý vi phạm hành chính theo quy định, cơ quan hải quan cập nhật thông tin không chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa) đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan. b.2) Trường hợp người khai hải quan chấp hành Quyết định kiểm tra: b.2.1) Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra theo nội dung, phạm vi của quyết định kiểm tra trên nguyên tắc kiểm tra nội dung nào thì kết luận theo nội dung đó, cụ thể: b.2.1.1) So sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan cung cấp nhằm đánh giá sự trung thực, phù hợp giữa nội dung khai báo và các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan; b.2.1.2) Kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung giải trình của người khai hải quan trong quá trình kiểm tra, đối chiếu với kết quả thu thập thông tin (nếu có); b.2.1.3) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan đối với các hồ sơ được kiểm tra. Trường hợp người khai hải quan cử đại diện có thẩm quyền làm việc, giải trình trực tiếp với cơ quan hải quan, các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này, kèm các hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan cung cấp, giải trình, chứng minh. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 141 Thông tư này. b.2.2) Người khai hải quan có nghĩa vụ cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan theo quy định tại Điều 79, Điều 82 Luật Hải quan; Cử đại diện có thẩm quyền làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan; Trong thời gian kiểm tra, ngoài các chứng từ, tài liệu nêu tại điểm này, người khai hải quan có quyền cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan được kiểm tra. b.3) Xử lý kết quả kiểm tra: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Hải quan, Điều 100 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và điểm c.4 khoản 3 Điều 143 Thông tư này. c) Thông báo kết quả kiểm tra: Trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu, thông tin, nội dung giải trình của người khai hải quan và kết quả kiểm tra, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra theo thời hạn kiểm tra ghi trên quyết định kiểm tra, người ký quyết định kiểm tra ký ban hành Thông báo kết quả kiểm tra gửi cho người khai hải quan theo mẫu số 06/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này.”
74. được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan 1. Các trường hợp kiểm tra và thẩm quyền quyết định kiểm tra a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan, bao gồm cả trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác, có rủi ro về thuế. b) Các trường hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan; c) Cơ quan hải quan xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định đối với các trường hợp sau: c.1) Hồ sơ thuế, hải quan quá thời hạn kiểm tra sau thông quan; c.2) Các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác. 2. Đối tượng kiểm tra Hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải quan, trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra. 3. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra a) Ban hành quyết định kiểm tra: a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; a.2) Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Riêng trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho người khai hải quan hoặc đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan trong giờ làm việc ngay sau khi công bố quyết định kiểm tra mà không phải thông báo trước; a.3) Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy quyết định kiểm tra: Trường hợp sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 03/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này; Trường hợp gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 04/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này; Trường hợp hủy quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 07/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này. b) Thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra đối với trường hợp người khai hải quan không cử đại diện làm việc, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định, cụ thể: b.1) Trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận thì xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành; b.2) Trường hợp đủ cơ sở kết luận kiểm tra, thủ trưởng cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có và các quyết định hành chính (nếu có). Sau khi xử lý vi phạm hành chính theo quy định, cơ quan hải quan cập nhật thông tin không chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa) đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan. c) Thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra đối với trường hợp người khai hải quan chấp hành Quyết định kiểm tra: c.1) Người khai hải quan có trách nhiệm khai, nộp, xuất trình thông tin, dữ liệu, chứng từ, hồ sơ cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 80 Luật Hải quan và Điều 16a Thông tư này. Người khai hải quan có quyền cung cấp tài liệu, chứng từ hoặc dữ liệu khác có liên quan để chứng minh nội dung khai báo là đúng hoặc để giải trình các nghi vấn của cơ quan hải quan; c.2) Công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 09/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này; c.3) Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra theo nội dung, phạm vi của quyết định kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và kết luận theo từng nội dung đã kiểm tra, cụ thể: c.3.1) So sánh, đối chiếu các nội dung khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan do người khai hải quan cung cấp; c.3.2) Kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ hải quan, các thông tin dữ liệu, các chứng từ liên quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung giải trình của người khai hải quan trong quá trình kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từ, tài liệu cơ quan hải quan thu thập được (nếu có); c.3.3) Kiểm tra các nội dung khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với nội dung tại sổ kế toán, chứng từ kế toán, nhập kho, xuất kho, hệ thống dữ liệu và các chứng từ, tài liệu liên quan khác của người khai hải quan; c.3.4) Kiểm tra các nội dung khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với thực tế quá trình quản lý, sử dụng hàng hóa; c.3.5) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện để kiểm tra; c.3.6) Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật hải quan và các quy định pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan đối với các hồ sơ kiểm tra; c.3.7) Kiểm tra cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế (nếu có); c.3.8) Kiểm tra xuất xứ hàng hóa đáp ứng điều kiện tiêu chí xuất xứ, quy định về cấp, quy định về vận chuyển trực tiếp và các quy định khác của pháp luật về xuất xứ hàng hóa; c.3.9) Kiểm tra các thông tin, dữ liệu, chứng từ, hồ sơ khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với thực tế quá trình quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý nguyên liệu, vật tư, sản phẩm dư thừa; c.3.10) Trường hợp người khai hải quan có mối quan hệ đặc biệt nhưng không khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá (nếu có) thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt tới trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này, kèm các hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan cung cấp, giải trình, chứng minh để làm căn cứ xem xét kết luận kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 141 Thông tư này; c.4) Xử lý kết quả kiểm tra: c.4.1) Cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan trong trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu và nội dung giải trình của người khai hải quan chứng minh được nội dung đã khai là đúng; c.4.2) Cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp sau đây: c.4.2.1) Hồ sơ, chứng từ, tài liệu người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan không hợp pháp; c.4.2.2) Nội dung giữa các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có sự mâu thuẫn hoặc bất hợp lý mà người khai hải quan không giải trình, giải trình không có cơ sở, giải trình không phù hợp các bất hợp lý, mâu thuẫn giữa nội dung các chứng từ, tài liệu trong hồ sơ hải quan; giữa hồ sơ hải quan khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của người khai hải quan lưu giữ theo quy định pháp luật; giữa hồ sơ hải quan với sổ kế toán, chứng từ kế toán; giữa hồ sơ hải quan và nội dung giải trình của doanh nghiệp; giữa hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán với các chứng từ tài liệu khác có liên quan; c.4.2.3) Người khai hải quan không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu, thông tin dữ liệu (theo quy định người khai hải quan phải lưu trữ khi cơ quan hải quan yêu cầu cung cấp); c.4.2.4) Cơ quan hải quan chứng minh được nội dung khai với cơ quan hải quan không đúng với thực tế trên cơ sở hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu thu thập từ người khai hải quan, người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu; thông tin thu thập từ người bán hàng, người sản xuất, khai thác đối với hàng hóa xuất khẩu, từ các tổ chức, cá nhân liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; c.4.2.5) Người khai hải quan không khai, khai chưa đúng, chưa đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và Thông tư số 39/2015/TT-BTC ảnh hưởng đến thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điểm a khoản 3, điểm đ.2 khoản 4 Điều 25 Thông tư này; c.4.2.6) Người khai hải quan khai không đúng cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế theo quy định của pháp luật; c.4.2.7) Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí xuất xứ; vi phạm quy định về cấp, quy định về vận chuyển trực tiếp và các quy định khác của pháp luật về xuất xứ; c.4.2.8) Thông tin, dữ liệu, chứng từ, hồ sơ người khai hải quan (nhập khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu) đã khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan không phù hợp với thực tế quá trình quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu. Xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định tại điểm c.4 Điều này và các quy định có liên quan tại Thông tư này. 4. Kết luận kiểm tra a) Dự thảo kết luận kiểm tra: Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra theo Biên bản kiểm tra cuối cùng tại trụ sở người khai hải quan, trên cơ sở nội dung, phạm vi, kết quả kiểm tra đã được ghi nhận tại các biên bản kiểm tra, người ký ban hành quyết định kiểm tra phải dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan (bằng email, fax, gửi bưu điện hoặc trao trực tiếp); b) Giải trình của người khai hải quan: Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra người khai hải quan phải hoàn thành toàn bộ việc giải trình (giải trình bằng văn bản hoặc làm việc ký biên bản trực tiếp) với người ký ban hành quyết định kiểm tra về các nội dung liên quan đến dự thảo kết luận. Trường hợp người khai hải quan không giải trình trong thời hạn quy định nêu trên (từ chối quyền được giải trình) thì cơ quan hải quan thực hiện xử lý kết luận kiểm tra trên cơ sở hồ sơ hiện có; c) Ký ban hành bản kết luận kiểm tra: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ký ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm: c.1) Xem xét văn bản giải trình của người khai hải quan hoặc/và xem xét kết quả làm việc với đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ để xem xét ký ban hành bản kết luận kiểm tra; c.2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan ký kết luận kiểm tra theo mẫu số 05/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này; c.3) Đối với trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn kết luận như sau: c.3.1) Trường hợp trong bản kết luận có những nội dung đã đủ cơ sở kết luận, có thể kết luận ngay đồng thời còn có những nội dung cần ý kiến về chuyên môn thì ban hành kết luận kiểm tra đối với những nội dung đủ cơ sở kết luận theo thời hạn quy định. Đối với những nội dung cần ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan hải quan ban hành kết luận bổ sung. Thời hạn ký ban hành kết luận bổ sung là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền; c.3.2) Trường hợp toàn bộ nội dung Bản kết luận chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn ký ban hành kết luận kiểm tra là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền; c.3.3) Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan; c.3.4) Trường hợp hết thời hạn 30 ngày cơ quan chuyên môn có thẩm quyền không có ý kiến bằng văn bản thì cơ quan hải quan ban hành kết luận trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn theo điểm c.3.3 khoản này dựa trên kết quả kiểm tra và dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có.”
75. Các Phụ lục được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Thay thế Phụ lục II, Phụ lục V, Phụ lục VI Thông tư số 38/2015/TT- BTC bằng Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III Thông tư này;
b) Bổ sung Phụ lục IIa và Phụ lục X Thông tư số 38/2015/TT-BTC bằng Phụ lục IV, Phụ lục V Thông tư này.
1. Bãi bỏ ; , ; ; ; , ; khoản 1 ; ; ; , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
2. Bãi bỏ Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
1. Trong trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố hoặc chưa có chức năng đáp ứng yêu cầu truyền nhận thông tin điện tử theo quy định tại Thông tư này, người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục có liên quan trên hồ sơ giấy.
2. Đối với các quy định liên quan đến hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và DNCX:
a) Đối với các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tổ chức cá nhân thông báo thông tin về hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đối với những tờ khai hải quan phát sinh sau khi Thông tư này có hiệu lực theo quy định tại Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư này;
b) Đối với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng kỳ báo cáo quyết toán sau khi Thông tư này có hiệu lực hoặc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sau khi Thông tư này có hiệu lực, tổ chức cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư này.
3. Nội dung quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 30 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Thông tư này.
4. Các nội dung quy định tại các Điều 103, 104, 105, 106 Thông tư số 38/2015/TT-BTC nếu đã được quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hoặc trái với quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan.
2. Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định tại Thông tư này. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 06 năm 2018.
2. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP; - Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Tòa án Nhân dân Tối cao; - Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Website Tổng cục Hải quan; - Lưu: VT; TCHQ (20).
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Thay thế Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC như sau:
CHỈ TIÊU THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Danh sách các chứng từ khai báo
Các chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan
Tờ khai bổ sung sau thông quan (AMA/AMC)
Thông tin khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tin đề nghị hủy tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu
Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
Bản kê danh sách container/kiện/gói
Thông báo tách vận đơn đối với hàng hóa nhập khẩu
Thông báo thông tin hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp không có vận đơn
Thông báo thông tin hàng hóa dự kiến xuất khẩu
Thông báo đóng ghép chung container chung phương tiện chứa hàng của hàng hóa thuộc nhiều tờ khai xuất khẩu
Thông tin đề nghị lấy mẫu phục vụ việc khai hải quan
Thông báo lấy mẫu phục vụ việc kiểm tra chuyên ngành
Thông báo hàng hóa đưa về bảo quản đã đến đích
Báo cáo quyết toán nhập-xuất-tồn kho nguyên liệu, vật tư gia công/SXXK
Báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn kho sản phẩm xuất khẩu
Định mức thực tế sản phẩm sản phẩm xuất khẩu
Báo cáo quyết toán nhập-xuất-tồn kho nguyên liệu, vật tư xuất khẩu đặt gia công ở nước ngoài
Báo cáo quyết toán nhập-xuất-tồn kho sản phẩm gia công nhập khẩu đặt gia công ở nước ngoài
Thông tin quản lý nhập-xuất-tồn kho nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu của hàng hóa gia công, SXXK, DNCX
Thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu
2. Chỉ tiêu thông tin khai báo đối với tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu và chứng từ kèm theo
Khi thực hiện đăng ký trước thông tin hàng hóa nhập khẩu.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai.
Lưu ý: cơ quan Hải quan và các cơ quan khác có liên quan sử dụng 11 ký tự đầu của số tờ khai. Ký tự thứ 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung.
Ô 1: Chỉ nhập liệu trong trường hợp lô hàng có nhiều hơn 50 dòng hàng hoặc các trường hợp phải tách tờ khai khác. Cách nhập như sau:
(1) Đối với tờ khai đầu tiên: nhập vào chữ “F”;
(2) Từ tờ khai thứ 2 trở đi thì nhập số tờ khai đầu tiên
Ô 2: Nhập số thứ tự của tờ khai trên tổng số tờ khai của lô hàng.
Ô 3: Nhập tổng số tờ khai của lô hàng.
Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp sau:
(1) Trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất thì nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng.
(2) Trường hợp nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa của lô hàng tạm nhập thì nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng.
(3) Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một.
(4) Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực (trong thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam).
Người nhập khẩu theo hồ sơ, mục đích nhập khẩu của lô hàng để chọn một trong các loại hình nhập khẩu theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Tham khảo bảng mã loại hình trên website www.customs.gov.vn
Nếu hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bắt buộc phải nhập mã tương ứng sau:
“D”: Hàng phòng chống thiên tai, dịch bệnh
“E”: Hàng viện trợ nhân đạo/Hàng viện trợ không hoàn lại
“F”: Hàng bưu chính, chuyển phát nhanh
“H”: Hàng hóa được sử dụng cho PTVT xuất nhập cảnh
“J”: Hàng khác theo quy định của Chính phủ
Lưu ý: Chỉ sử dụng mã “J” trong trường hợp Chính phủ có văn bản riêng. Hàng hóa thông thường không chọn mã này.
Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn một trong các mã sau:
“3”: Đường biển (hàng rời, lỏng...)
- Chọn mã tương ứng với phương thức vận chuyển hàng nhập khẩu từ nước ngoài về cửa khẩu nhập đối với trường hợp hàng đóng chung container vào kho CFS. Ví dụ: trường hợp hàng vận chuyển đường biển đóng chung container chọn mã “3”.
- Các trường hợp sử dụng mã “9”:
1. Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng các phương thức khác với các phương thức từ mã “1” đến mã “6”. Ví dụ: vận chuyển bằng đường ống, dây cáp,...
2. Nhập khẩu tại chỗ; hàng nhập vào kho ngoại quan.
- Trường hợp hàng hóa mang theo người nhập cảnh qua đường hàng không, nhập mã “1”; trường hợp qua đường biển, nhập mã “3”.
Tùy theo tính chất giao dịch, chọn một trong các mã sau:
Mã “2”: Tổ chức/công ty gửi cá nhân
Mã “3”: Cá nhân gửi tổ chức/công ty
Mã “4”: Tổ chức/Công ty gửi tổ chức/công ty
(1) Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan. (2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn.
(1) Nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai.
(2) Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.
(3) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Trường hợp mở tờ khai theo loại hình tạm nhập thì căn cứ quy định về thời hạn hàng tạm nhập được lưu tại Việt Nam tương ứng để nhập ngày hết hạn theo định dạng ngày/tháng/năm.
Nhập ngày/tháng/năm dự kiến thực hiện nghiệp vụ IDC.
Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động lấy ngày thực hiện nghiệp vụ này.
Nhập mã số thuế của người nhập khẩu.
- Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện IDA thì hệ thống sẽ tự động xuất ra mã người nhập khẩu.
- Trường hợp chủ hàng nước ngoài thuê kho ngoại quan thì mã người nhập khẩu là mã của chủ kho ngoại quan hoặc mã của đại lý làm thủ tục hải quan.
- Trường hợp chủ hàng nước ngoài thuê kho ngoại quan thì tên người nhập khẩu là tên của chủ kho ngoại quan hoặc tên của đại lý làm thủ tục hải quan
- Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS hoặc đã nhập “mã người nhập khẩu” thì hệ thống sẽ tự động xuất ra tên người nhập khẩu.
Nhập mã bưu chính của người nhập khẩu (nếu có).
(1) Nhập địa chỉ của người nhập khẩu, không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị.
(2) Trường hợp địa chỉ của người nhập khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào địa chỉ chính xác.
(3) Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện IDA thì không cần nhập liệu.
(1) Nhập số điện thoại của người nhập khẩu (không sử dụng dấu gạch ngang). Nếu hệ thống tự động hiển thị, không cần nhập liệu.
(2) Trường hợp số điện thoại của người nhập khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào số điện thoại chính xác.
(3) Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện IDA thì không cần nhập liệu.
Nhập mã số thuế của người ủy thác nhập khẩu.
Nhập tên người ủy thác nhập khẩu.
Nhập mã người xuất khẩu hoặc mã chủ hàng nước ngoài trong trường hợp gửi kho ngoại quan (nếu có).
(1) Nhập tên người xuất khẩu hoặc tên chủ hàng nước ngoài trong trường hợp gửi kho ngoại quan (nếu chưa đăng kí vào hệ thống).
(2) Trường hợp đã đăng kí, hệ thống sẽ tự động xuất ra.
- Nhập tên người xuất khẩu (người bán) theo hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu (kể cả trường hợp mua bán qua bên thứ ba);
- Nhập tên bên đặt gia công theo hợp đồng gia công (kể cả trường hợp nhập khẩu hàng hóa qua bên thứ ba theo chỉ định của bên đặt gia công, trong trường hợp này ghi người được chỉ định giao hàng tại ô tên người ủy thác xuất khẩu);
- Trường hợp hợp đồng mua bán có điều khoản chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (nhập khẩu tại chỗ) thì tên người xuất khẩu là tên người mua hàng tại nước ngoài; ghi người được chỉ định giao hàng (tại Việt Nam) tại ô tên người ủy thác xuất khẩu;
- Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan: nhập tên người bán hàng ở nước ngoài (giống tên người xuất khẩu đã khai trên tờ khai nhập khẩu gửi kho ngoại quan);
- Chấp nhận tên viết tắt hoặc tên rút gọn của người xuất khẩu.
Nhập mã bưu chính của người xuất khẩu (nếu có)
Ô 1: Nhập tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.
Nhập vào tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không chính xác.
Ô 2: Nhập tiếp tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX).
Ô 3: Nhập tên thành phố. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.
Nhập vào tên thành phố chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng.
Ô 4: Nhập tên nước. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.
Nhập vào tên nước chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng.
Mã nước bao gồm 02 kí tự theo bảng mã UN LOCODE (tham khảo bảng “Mã nước” tại Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn). Cụ thể như sau:
(1) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến Việt Nam hoặc đi qua nước trung gian mà không diễn ra các hoạt động gồm mua bán, gia công, chế biến, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan nước trung gian thông quan thì nước gửi hàng là nước xuất khẩu.
(2) Trong trường hợp hàng hóa từ nước xuất khẩu đến Việt Nam đi qua một hay nhiều nước trung gian thì nước gửi hàng là nước cuối cùng trước khi hàng đến Việt Nam mà tại đó diễn ra hoạt động mua bán, gia công, chế biến, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan tại nước đó thông quan.
(3) Trong trường hợp không xác định được mã nước nêu trên thì nhập mã nước của người xuất khẩu.
Nhập tên người ủy thác xuất khẩu (nếu có).
Trường hợp nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của người xuất khẩu nước ngoài thì nhập tên người được chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
(1) Trường hợp đại lý hải quan thực hiện nghiệp vụ IDA và các nghiệp vụ tiếp theo thì không phải nhập liệu.
(2) Trường hợp người khai thực hiện nghiệp vụ IDA khác với người khai thực hiện nghiệp vụ IDC thì nhập mã người sử dụng thực hiện nghiệp vụ IDC.
Số vận đơn (Số B/L, số AWB v.v.)
(1) Nhập số vận đơn bao gồm cả phần số, phần chữ và các kí tự đặc biệt (nếu có) (số B/L, AWB, vận đơn đường sắt).
- Người nhập khẩu đứng tên trên ô người nhận hàng ở vận đơn nào thì nhập số của vận đơn đó.
Khai vận đơn thể hiện người nhận hàng là người nhập khẩu.
- Đối với B/L và AWB có thể nhập đến 05 số vận đơn nhưng hàng hóa thuộc các số vận đơn này phải của cùng một người gửi hàng, cùng một người nhận hàng, cùng tên phương tiện vận tải, vận chuyển trên cùng một chuyến và có cùng ngày hàng đến.
- Số AWB không được vượt quá 20 ký tự.
(2) Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan, người khai hải quan thông báo tách vận đơn với cơ quan hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 12 Phụ lục này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, phản hồi việc tách vận đơn cho người khai hải quan ngay sau khi nhận được thông báo tách vận đơn. Người khai hải quan sử dụng số vận đơn nhánh đã được phản hồi để thực hiện khai tại ô này.
(3) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn, người khai hải quan phải thông báo thông tin về hàng hóa theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 13 Phụ lục này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động cấp số quản lý hàng hóa cho lô hàng nhập khẩu để khai tại ô này.
Ô 1: Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn,...)
- Nhập là “1” đối với hàng hóa không thể thể hiện bằng đơn vị tính (kiện, thùng,...).
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 1: Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển)
- Trường hợp tại chỉ tiêu thông tin “Mã phương thức vận chuyển” người khai chọn mã “1”: có thể nhập 08 ký tự cho phần nguyên và 01 ký tự cho phần thập phân. Nếu vượt quá 01 ký tự phần thập phân thì nhập tổng trọng lượng chính xác vào ô “Phần ghi chú”.
- Đối với các phương thức vận chuyển khác: có thể nhập 06 ký tự cho phần nguyên và 03 ký tự cho phần thập phân.
- Trường hợp mã của tổng trọng lượng hàng là “LBR” (pound), hệ thống sẽ tự động chuyển đổi sang KGM (kilogram).
- Không phải nhập ô này trong trường hợp tại chỉ tiêu thông tin “Mã phương thức vận chuyển” người khai chọn mã “9”.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng theo chuẩn UN/ECE
(Tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
- Trường hợp nhập mã đơn vị tính khác LBR, xuất ra mã trọng lượng đơn vị tính.
- Trường hợp nhập là “LBR” (pound), xuất ra KGM.
Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
Nhập mã địa điểm nơi lưu hàng hóa khi khai báo nhập khẩu.
(Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực I (mã Chi cục Hải quan là 03 CC), hàng hóa hiện đang lưu giữ tại Kho bãi Tân Cảng Hải Phòng (theo thông báo hàng đến) thì khai mã của Kho bãi Tân Cảng Hải Phòng (03CCS03).
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long (mã Chi cục Hải quan là 01NV), hàng hóa hiện đang lưu giữ tại Bãi hàng hóa nhập khẩu Tân Thanh Lạng Sơn (theo thông báo hàng đến) thì khai mã của Bãi hàng hóa nhập khẩu Tân Thanh (15E4G02).
Nhập ký hiệu và số hiệu của bao bì đóng gói hàng hóa (thể hiện trên kiện, thùng,...).
Ô 1: Nhập hô hiệu (call sign) trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông. Nếu thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng kí vào hệ thống thì nhập “9999”.
Ô 2: Nhập tên phương tiện vận chuyển (căn cứ vào chứng từ vận tải: B/L, AWB,...)
(1) Nhập tên tàu trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông.
(2) Nếu không nhập liệu, hệ thống sẽ tự động xuất ra tên tàu đã đăng kí trên hệ thống dựa trên hô hiệu đã nhập ở ô 1.
(3) Trường hợp vận chuyển hàng không: nhập mã hãng hàng không (02 kí tự), số chuyến bay (04 kí tự), gạch chéo (01 kí tự), ngày/tháng (ngày: 02 kí tự, tháng 03 kí tự viết tắt của các tháng bằng tiếng Anh).
(4) Trường hợp vận chuyển đường bộ: nhập số xe tải.
(5) Trường hợp vận chuyển đường sắt: nhập số tàu.
(6) Không phải nhập trong trường hợp tại chỉ tiêu “Mã hiệu phương thức vận chuyển”, người khai chọn mã “9” và trong trường hợp hệ thống hỗ trợ tự động xuất ra tên phương tiện vận chuyển.
Nhập ngày dự kiến hàng hóa đến cửa khẩu theo chứng từ vận tải hoặc Thông báo hàng đến (Arrival notice) của người vận chuyển gửi cho người nhận hàng.
(1) Nhập mã cảng dỡ hàng (đường không, đường biển) theo vận đơn (B/L, AWB,...);
(3) Nhập mã cửa khẩu (đường bộ, đường sông);
(4) Bắt buộc nhập liệu trừ trường hợp tại chỉ tiêu “Mã hiệu phương thức vận chuyển” người khai chọn mã “9”.
(Tham khảo các bảng mã “Cảng-ICD trong nước”, “Cửa khẩu đường bộ - Ga đường sắt” và “Sân bay trong nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập tên địa điểm dỡ hàng: hệ thống hỗ trợ xuất ra tên địa điểm dỡ hàng dựa trên mã địa điểm. Trường hợp không có mã địa điểm dỡ hàng thì phải nhập tên địa điểm dỡ hàng.
- Trường hợp nhập khẩu tại chỗ: nhập tên kho hàng của công ty nhập khẩu.
- Không phải nhập trong các trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ các khu phi thuế quan, từ kho ngoại quan.
Ô 1: Nhập mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE. (Tham khảo các bảng mã “Địa điểm nước ngoài”, “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn).
- Trường hợp không có mã trong các bảng mã nêu trên: nhập “Mã nước (02 kí tự) + “ZZZ”.
- Trường hợp nhập khẩu tại chỗ: nhập “VNZZZ”. Trừ trường hợp hàng hóa từ các khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa: nhập “ZZZZZ”.
Ô 2: Nhập tên địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận tải:
- Không bắt buộc phải nhập trong trường hợp hệ thống hỗ trợ tự động.
- Trường hợp vận chuyển đường sắt, nhập tên ga.
-Trường hợp nhập khẩu tại chỗ, hàng từ nội địa vào kho ngoại quan: nhập tên kho hàng của công ty xuất khẩu.
- Trường hợp hàng từ các khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan: nhập tên khu phi thuế quan.
- Trường hợp hàng hóa từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa: nhập tên kho ngoại quan.
(1) Hệ thống tự động xuất ra số lượng container nếu đã được đăng kí trước đó.
(2) Trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường không, phương thức khác không sử dụng container, hàng nhập khẩu đóng chung container từ kho CFS thì không phải nhập.
(3) Người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ HYS để khai danh sách container (số hiệu, ký hiệu, số seal).
Lưu ý: danh sách container khai bằng file excel theo định dạng của cơ quan Hải quan.
Trường hợp người khai hải quan xem hàng trước khi đăng kí tờ khai, nhập một trong các mã sau:
“C”: cần tham vấn ý kiến cơ quan Hải quan
Lưu ý: nhập mã “C” khi người khai hải quan có yêu cầu cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng.
Nhập mã văn bản pháp luật quy định về quản lý mặt hàng nhập khẩu khai trên tờ khai như: giấy phép nhập khẩu, kết quả kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng...
(Tham khảo mã văn bản pháp quy tại bảng “Mã văn bản pháp quy khác và phân loại giấy phép” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
- Đối với hàng hóa chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành bắt buộc phải nhập ô này.
- Có thể nhập được tối đa 05 mã (tương ứng với 05 ô) nhưng không được trùng nhau.
Nhập trong các trường hợp: hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan; hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục trừ lùi; Danh mục đầu tư miễn thuế đăng ký ngoài hệ thống; Danh mục thiết bị đồng bộ; Danh mục hàng hóa nhập khẩu ở dạng nguyên chiếc tháo rời phải nhập nhiều lần, nhiều chuyến; Danh mục vật tư thiết bị nhập khẩu để phục vụ đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy toa xe; Danh mục vật tư thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất cơ khí trọng điểm; Văn bản xác định trước trị giá, văn bản xác định trước mã và văn bản xác định xuất xứ; số tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.
Ô 1: Nhập mã phân loại giấy phép nhập khẩu.
(tham khảo thông tin mã giấy phép nhập khẩu tại bảng “Mã văn bản pháp quy khác và phân loại giấy phép” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập số giấy phép nhập khẩu hoặc số văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc số Danh mục trừ lùi hoặc số văn bản xác định trước mã số/trị giá/xuất xứ (nếu có) hoặc số tiếp nhận hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công do hệ thống phản hồi khi người khai hải quan thực hiện thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công.
(nhập tối đa 05 loại giấy phép)
Nhập vào một trong các mã phân loại hình thức hóa đơn sau đây:
“B”: chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc không có hóa đơn thương mại
“D”: hóa đơn điện tử (trong trường hợp đăng kí hóa đơn điện tử trên VNACCS)
Lưu ý: Trong trường hợp lập bảng kê hóa đơn theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V thì chọn mã “B”
(1) Nếu Phân loại hình thức hóa đơn là "D" thì bắt buộc phải nhập Số tiếp nhận hóa đơn điện tử.
(2) Nếu Phân loại hình thức hóa đơn không phải là "D" thì không thể nhập được chỉ tiêu thông tin này.
Nhập vào số hóa đơn thương mại hoặc số của Chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì người khai hải quan không phải nhập liệu vào ô này.
Trường hợp hàng hóa gửi kho ngoại quan nhập vào nội địa nhiều lần thì nhập số hóa đơn thương mại do người bán nước ngoài phát hành khi nhập khẩu vào nội địa.
Nhập vào ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày lập Chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc ngày lập Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. (Ngày/tháng/năm).
Lưu ý: Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì nhập ngày thực hiện nghiệp vụ IDA.
Nhập vào một trong các mã phương thức thanh toán sau:
“DA”: Nhờ thu chấp nhận chứng từ
“TTR”: Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện.
“KC”: Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT)
- Trường hợp thanh toán các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức thì nhập mã “KC” đồng thời nhập phương thức thanh toán thực tế vào ô “Chi tiết khai trị giá”;
- Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thì phương thức thanh toán khai “Khong TT”.
Ô 1: Nhập mã phân loại giá hóa đơn/ chứng từ thay thế hóa đơn:
“A”: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
“B”: Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền (FOC/hàng khuyến mại)
“C”: Giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền
“D”: Các trường hợp khác (bao gồm cả trường hợp không có hóa đơn thương mại)
Ô 2: Nhập một trong các điều kiện giao hàng theo Incoterms:
Trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình gia công, người khai sử dụng hóa đơn bên thứ ba mà điều kiện giá hóa đơn không phù hợp với điều kiện giao hàng trên hợp đồng hoặc trường hợp không có hóa đơn thương mại thì khai ô “Điều kiện giá hóa đơn” là CIF.
Ô 3: Nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE
(tham khảo bảng mã đơn vị tiền tệ trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
(1) Nhập tổng trị giá trên hóa đơn.
(2) Trường hợp lô hàng gồm nhiều hóa đơn có chung vận đơn, hồ sơ lô hàng có hóa đơn tổng của các hóa đơn đó hoặc được lập chứng từ thay thế hóa đơn theo hướng dẫn thì nhập tổng trị giá ghi trên hóa đơn tổng, đồng thời trước khi đăng ký tờ khai, khai chi tiết danh sách hóa đơn, chứng từ thay thế hóa đơn bằng nghiệp vụ HYS.
(3) Trường hợp điều kiện giao hàng là CIF, CFR, DDU, DDP, DAP, DAF.. nhưng trên hóa đơn phần tổng trị giá tách riêng theo từng mục, gồm tổng Trị giá hàng hóa theo điều kiện EXW hoặc FOB, phí vận chuyển, phí đóng gói... ; phần chi tiết từng mặt hàng ghi trị giá hóa đơn của từng mặt hàng theo điều kiện EXW hoặc FOB (chưa có phí vận chuyển, phí đóng gói...), nếu phân bổ các khoản phí vận chuyển, phí đóng gói...theo tỷ lệ về trị giá thì khai như sau:
- Ô “Điều kiện giao hàng” khai EXW hoặc FOB tương ứng với tổng trị giá hóa đơn (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh)
- Ô “Tổng trị giá hóa đơn” khai tổng trị giá tương ứng điều kiện EXW hoặc FOB.
- Khai phí vận chuyển vào ô “Phí vận chuyển”;
- Khai phí đóng gói, các khoản điều chỉnh khác (nếu có) vào ô các khoản điều chỉnh;
- Khai điều kiện giao hàng vào ô “chi tiết khai trị giá”;
- Ô “Tổng hệ số phân bổ trị giá” khai tổng trị giá hóa đơn tương ứng điều kiện EXW hoặc FOB (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh)
- Ô “Trị giá hóa đơn” của từng mặt hàng” khai trị giá của từng mặt hàng đó ghi trên hóa đơn (chưa cộng trừ các khoản điều chỉnh)
(4) Trường hợp nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan/kho ngoại quan với doanh nghiệp nội địa: Nếu điều kiện giao hàng thuộc nhóm E, F thì:
- Khai ô “Điều kiện giao hàng” là CIF;
- Khai ô “Tổng trị giá hóa đơn” như hướng dẫn tại điểm (1).
(5) Trường hợp hóa đơn bao gồm cả hàng phải trả tiền và hàng FOC/hàng khuyến mại: Nhập Tổng trị giá hóa đơn, đồng thời phần Detail nhập liệu như sau:
- Đối với hàng trả tiền: nhập các chỉ tiêu bình thường như hướng dẫn (hệ thống vẫn hỗ trợ tự động phân bổ tính toán trị giá tính thuế);
- Đối với hàng FOC/hàng khuyến mại: nhập tổng trị giá hóa đơn, đồng thời tại ô “Chi tiết khai trị giá” nêu rõ dòng hàng thứ mấy thuộc phần Detail là hàng FOC/hàng khuyến mại.
+ Ô “Trị giá hóa đơn”, ô “đơn giá hóa đơn”: để trống;
+ Ô “trị giá tính thuế”: nhập trị giá tính thuế của mặt hàng.
(6) Trường hợp toàn bộ lô hàng là hàng FOC/hàng khuyến mại hoặc hàng không có hóa đơn thương mại:
- Ô “Tổng trị giá hóa đơn” nhập tổng phí vận tải, bảo hiểm (nếu có) của lô hàng;
- Ô “Trị giá hóa đơn”, ô “Đơn giá hóa đơn”: để trống;
- Ô “Trị giá tính thuế” nhập trị giá tính thuế của mặt hàng.
Lưu ý đối với trường hợp (5) và (6): Ô “Mã biểu thuế nhập khẩu”: chọn Biểu tương ứng. Nếu là đối tượng không chịu thuế thì chọn B30, đồng thời nhập 0% tại ô “Thuế suất” và nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế tương ứng.
(7) Có thể nhập đến 04 chữ số thập phân sau dấu phẩy nếu mã đồng tiền không phải là [VND]. Nếu mã đồng tiền là [VND] thì không thể nhập các số sau dấu phẩy thập phân.
- Trường hợp tổng trị giá hóa đơn vượt quá giới hạn hệ thống thì thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy.
- Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này.
Nhập một trong các mã phân loại khai trị giá sau:
“1”: Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt
“2”: Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp giá giao dịch của hàng hóa tương tự
“3”: Xác định giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ
“4”: Xác định giá tính thuế theo phương pháp tính toán
“6”: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
“7”: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch trong trường hợp có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng tới trị giá giao dịch
“8”: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng phân bổ khoản điều chỉnh tính trị giá tính thuế thủ công, nhập bằng tay vào ô trị giá tính thuế của từng dòng hàng
“9”: Xác định trị giá theo phương pháp suy luận
“T”: Xác định trị giá trong trường hợp đặc biệt
- Trường hợp 1 lô hàng sử dụng nhiều phương pháp xác định trị giá khác nhau, thì khai mã đại diện là mã phương pháp áp dụng nhiều nhất.
- Các mã “0”, “5”, “Z” là các mã liên quan đến tờ khai trị giá tổng hợp nên không áp dụng cho đến khi có hướng dẫn cụ thể.
- Chỉ khai mã “6”, “7” trong trường hợp lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.
- Sử dụng mã “T” đối với các trường hợp quy định tại Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC và hàng hóa nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài.
Số tiếp nhận tờ khai trị giá tổng hợp
Ô 1: Không nhập dữ liệu cho đến khi có hướng dẫn mới
Ô 2: Không nhập dữ liệu cho đến khi có hướng dẫn mới
Ô 3: Không nhập dữ liệu cho đến khi có hướng dẫn mới
Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại phí vận chuyển sau:
“A”: Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi Tổng số tiền cước phí chung cho tất cả hàng hóa trên chứng từ.
- Hóa đơn lô hàng có cả hàng trả tiền và hàng F.O.C/hàng khuyến mại;
- Tách riêng phí vận tải của hàng trả tiền với hàng FOC/hàng khuyến mại trên chứng từ vận tải.
Tương ứng với mã này tại ô phí vận chuyển chỉ nhập phí của hàng phải trả tiền (ô 3) để hệ thống tự động phân bổ, đối với các mặt hàng FOC/hàng khuyến mại người khai hải quan tự cộng cước phí vận tải để tính toán trị giá tính thuế rồi điền vào ô trị giá tính thuế của dòng hàng FOC/hàng khuyến mại.
“C”: Khai trong trường hợp tờ khai chỉ nhập khẩu một phần hàng hóa của lô hàng trên chứng từ vận tải.
“D”: Phân bổ cước phí vận tải theo tỷ lệ trọng lượng, dung tích. Khi khai mã này, người khai hải quan phải khai tờ khai trị giá để phân bổ các khoản điều chỉnh, tính toán trị giá tính thuế của từng mặt hàng, lấy kết quả tính toán trị giá tính thuế trên tờ khai trị giá để nhập vào ô tương ứng trên tờ khai nhập khẩu của hệ thống VNACCS.
“E”: Khai trong trường hợp trị giá hóa đơn của hàng hóa đã có phí vận tải (ví dụ: CIF, C&F, CIP) nhưng cước phí thực tế vượt quá cước phí trên hóa đơn (phát sinh thêm phí vận tải khi hàng về cảng nhập khẩu: tăng cước phí do giá nhiên liệu tăng, do biến động tiền tệ, do tắc tàu tại cảng...).
“F”: Khai trong trường hợp có cước vượt cước và chỉ nhập khẩu 1 phần hàng hóa của lô hàng.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của phí vận chuyển.
Ô 3: Nhập số tiền phí vận chuyển:
(1) Trường hợp mã đồng tiền khác "VND", có thể nhập đến 4 chữ số sau dấu thập phân.
(2) Trường hợp mã đồng tiền là "VND", không thể nhập số có dấu phẩy thập phân.
(3) Trường hợp mã điều kiện giá hóa đơn là “C&F” hoặc “CIF” và cước phí vận chuyển thực tế lớn hơn cước phí trên hóa đơn cước vận chuyển thì nhập số cước phí chênh lệch vào ô này (tương ứng với mã “E” tại ô 2).
- Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này.
Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau:
“Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau:
Nếu trong mục điều kiện giá Invoice đã được nhập là giá CIF, CIP hay C&I, DDU, DDP, DAP, DAF, DAT thì không thể nhập được.
Lưu ý: Mã “B” là bảo hiểm tổng hợp, chưa áp dụng cho đến khi có hướng dẫn.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là Bảo hiểm riêng (mã “A”).
Ô 3: Nhập số tiền phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là “A”:
(1) Trường hợp mã đồng tiền khác "VND", có thể nhập đến 4 chữ số sau dấu thập phân.
(2) Trường hợp mã đồng tiền là "VND", không thể nhập số có dấu phẩy thập phân.
Ô 4: Không nhập cho đến khi có hướng dẫn mới
- Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này.
Ô 1: Nhập các mã tương ứng với các khoản điều chỉnh như sau:
“A”: Phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới (AD).
“B”: Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu (AD).
“C”: Chi phí đóng gói hàng hóa (AD).
“E”: Phí bản quyền, phí giấy phép (AD).
“P”: Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu (AD).
“Q”: Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua trên hóa đơn, gồm: tiền trả trước, ứng trước, tiền đặt cọc (AD).
“K”: khoản tiền người mua thanh toán cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán (AD)
“M”: khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ (AD).
“U”: Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự (SB).
“V”: Phí vận tải phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên (SB).
“H”: Phí bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên (SB).
“T”: Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu (SB).
S: Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu (SB)
“L”: Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu (SB).
- Trường hợp giảm giá theo số lượng không nhập mã “G” tại ô này, nhưng tại ô “Chi tiết khai trị giá” nhập rõ hàng được giảm giá theo số lượng và trị giá được giảm hoặc tỷ lệ giảm giá. Khi hoàn thành việc nhập khẩu toàn bộ lô hàng, thực hiện xét giảm giá theo quy định tại Thông tư số 205.
Ô 2: Nhập mã phân loại điều chỉnh trị giá tương ứng với các trường hợp sau:
“AD”: cộng thêm số tiền điều chỉnh.
“SB”: Trừ đi số tiền điều chỉnh.
“IP”: Trị giá tính thuế là trị giá hóa đơn.
“DP”: Nhập vào tổng giá tính thuế được tính bằng tay.
Ô 3: Nhập mã đơn vị tiền tệ của khoản điều chỉnh.
Ô 4: Nhập trị giá khoản điều chỉnh tương ứng với Mã tên khoản điều chỉnh và mã phân loại khoản điều chỉnh.
(1) Có thể nhập đến 04 chữ số sau dấu phẩy nếu mã đồng tiền không phải là “VND”.
(2) Nếu mã đồng tiền là “VND” thì không thể nhập các số thập phân sau dấu phẩy.
Ô 5: Nhập tổng hệ số phân bổ trị giá khoản điều chỉnh.
(1) Trường hợp khoản điều chỉnh được phân bổ cho hàng hóa của 2 tờ khai trở lên thì nhập vào tổng trị giá hóa đơn của các dòng hàng được phân bổ khoản điều chỉnh ở tất cả các tờ khai.
(2) Trường hợp khoản điều chỉnh chỉ phân bổ cho hàng hóa của một tờ khai thì không cần nhập ô này.
(3) Có thể nhập đến 04 chữ số sau dấu phẩy.
(4) Giá trị cột "Tổng hệ số phân bổ số tiền điều chỉnh" ≤ cột "Tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế".
- Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này.
1) Nhập ngày vận đơn theo định dạng DDMMYYYY#&.
(2) Nhập vào các chi tiết của tờ khai trị giá.
Ví dụ: khoản phí hoa hồng bằng 5% trị giá hóa đơn thì: tính ra số tiền phí hoa hồng, nhập vào ô số tiền điều chỉnh tương ứng, đồng thời ghi "phí hoa hồng bằng 5% trị giá hóa đơn" vào ô này.
(3) Nhập các lưu ý, ghi chú về việc khai báo trị giá.
(4) Nhập theo hướng dẫn tại ô “Tổng trị giá hóa đơn” và các ô có liên quan.
(5) Trường hợp người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu xác định trị giá hải quan, người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác định trị giá làm căn cứ giải phóng hàng.
(6) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan khai báo giá tạm tính.
(7) Khai báo khoản giảm giá (nếu có) nhưng chưa thực hiện điều chỉnh trừ.
(8) Nhập số hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có).
(9) Trường hợp đề nghị tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, người khai hải quan nhập nội dung “đề nghị tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần” và ghi rõ nội dung (số thứ tự hàng hóa, Số/ngày Biên bản tham vấn, mã Cục Hải quan/Chi cục Hải quan đã thực hiện tham vấn).
Tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế
(1) Nhập tổng trị giá hóa đơn trước khi điều chỉnh.
(2) Có thể nhập đến 04 chữ số tại phần thập phân.
(3) Trường hợp một hóa đơn - nhiều tờ khai, bắt buộc nhập vào ô này.
(4) Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động tính giá trị của ô này bằng cách cộng tất cả trị giá hóa đơn của các dòng hàng trên tờ khai.
(5) Giá trị cột "Tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế" ≥ cột “Tổng hệ số phân bổ số tiền điều chỉnh”.
- Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này.
“1”: người nộp thuế là người nhập khẩu
“2”: người nộp thuế là đại lý hải quan
- Trường hợp đề nghị giải phóng hàng trên cơ sở bảo lãnh, người khai hải quan nhập một trong các mã sau:
“A”: chờ xác định mã số hàng hóa
“B”: chờ xác định trị giá tính thuế
- Trường hợp đề nghị giải phóng hàng trên cơ sở nộp thuế thì người khai hải quan khai đề nghị giải phóng hàng tại ô “Chi tiết khai trị giá”
Nhập mã ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp (tham khảo bảng “Mã Ngân hàng” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn), trường hợp ký hiệu và số chứng từ hạn mức đã được đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra những thông tin sau:
(1) Người sử dụng hạn mức phải là người nhập khẩu hoặc hạn mức được cấp đích danh cho đại lý hải quan.
(2) Ngày tiến hành nghiệp vụ này phải thuộc thời hạn còn hiệu lực của hạn mức ngân hàng đã đăng ký.
Nhập năm phát hành của chứng từ hạn mức. Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng trả thuế thay".
Nhập ký hiệu của chứng từ hạn mức trên chứng thư hạn mức do ngân hàng cấp (tối đa 10 kí tự). Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng trả thuế thay".
Nhập số chứng từ hạn mức trên chứng thư hạn mức do ngân hàng cung cấp (tối đa 10 kí tự).
Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng trả thuế thay".
Nhập một trong các mã tương ứng như sau:
“A”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh riêng.
“B”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh chung.
“C”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế mà không sử dụng bảo lãnh.
“D”: trong trường hợp nộp thuế ngay.
Lưu ý: Nhập mã “D” trong trường hợp khai báo bổ sung để được cấp phép thông quan sau khi thực hiện quy trình tạm giải phóng hàng.
Nhập mã ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp (tham khảo bảng “Mã Ngân hàng” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn), trường hợp ký hiệu và số chứng từ hạn mức đã được đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra những thông tin sau:
(1) Người sử dụng chứng từ bảo lãnh phải là người nhập khẩu hoặc là chứng từ bảo lãnh được cấp đích danh cho đại lý hải quan.
(2) Ngày tiến hành nghiệp vụ này phải thuộc thời hạn còn hiệu lực của chứng từ bảo lãnh đã đăng ký.
(3) Trường hợp sử dụng chứng từ bảo lãnh riêng, chứng từ phải được sử dụng tại Chi cục Hải quan đã đăng ký.
(4) Nếu không thuộc trường hợp (1), mã của người được phép sử dụng chứng từ bảo lãnh đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu phải khớp với mã của người đăng nhập sử dụng nghiệp vụ này.
(5) Trường hợp đăng ký chứng từ bảo lãnh riêng trước khi có tờ khai dựa trên số vận đơn hoặc/và số hóa đơn, số vận đơn hoặc/và số hóa đơn phải tồn tại trong cơ sở dữ liệu bảo lãnh riêng.
(6) Mã loại hình đã được đăng ký trong dữ liệu chứng từ bảo lãnh riêng phải khớp với mã loại hình khai báo.
(7) Ngày khai báo dự kiến nếu đã được đăng ký trong dữ liệu chứng từ bảo lãnh riêng phải khớp với ngày đăng ký khai báo dự kiến.
(8) Trường hợp đăng ký chứng từ bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai, số tờ khai đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu của bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.
Nhập năm phát hành của chứng từ bảo lãnh (bao gồm 04 ký tự).
Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng bảo lãnh".
Nhập ký hiệu của chứng từ bảo lãnh do ngân hàng cung cấp trên chứng thư bảo lãnh (tối đa 10 kí tự).
Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng bảo lãnh".
Nhập số của chứng từ bảo lãnh do ngân hàng cung cấp trên chứng thư bảo lãnh (tối đa 10 kí tự).
Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng bảo lãnh".
Ô 1: Nhập mã phân loại đính kèm khai báo điện tử trong trường hợp sử dụng nghiệp vụ HYS.
(Tham khảo bảng “Mã phân loại khai báo đính kèm điện tử” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập số đính kèm khai báo điện tử do hệ thống cấp tại nghiệp vụ HYS.
Ngày được phép nhập kho đầu tiên
Nhập ngày nhập kho; Trường hợp có nhiều ngày được phép đưa hàng vào kho thì nhập ngày đầu tiên
Trường hợp người khai hải quan sử dụng mã loại hình A41 thì nhập ngày thực hiện IDC.
Nhập ngày khởi hành vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan theo định dạng Ngày/tháng/năm.
Chỉ nhập ô này trong trường hợp khai vận chuyển kết hợp.
Ô 1: Nhập địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế.
(Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập ngày đến địa điểm trung chuyển.
Ô 3: Nhập ngày rời khỏi địa điểm trung chuyển.
Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế (khai báo gộp)
Ô 1: Nhập địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế (áp dụng khi khai báo vận chuyển kết hợp).
(Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập ngày dự kiến đến địa điểm đích.
(1) Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa hàng nhập SXXK, GC, ưu đãi đầu tư thì nhập số tờ khai nhập khẩu theo cách thức: #&số tờ khai nhập khẩu (11 ký tự đầu).
(2) Trường hợp lô hàng có C/O để hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế thì nhập số C/O, ngày cấp.
(3) Trường hợp mã loại hình không hỗ trợ khai báo vận chuyển kết hợp thì khai các thông tin sau: thời gian, tuyến đường, cửa khẩu đi và đến, mã địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế.
(4) Nhập số và ngày hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng đối với trường hợp mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
(5) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan khai số tờ khai hải quan cũ tại ô này.
(6) Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan, người khai hải quan khai cụ thể “Hàng hóa nhập khẩu thuộc tờ khai nhập kho ngoại quan số....ngày....”.
- Trường hợp vượt quá giới hạn cho phép (100 ký tự) thì các nội dung tiếp theo được ghi vào ô “Số hiệu, ký hiệu”, “Khai chi tiết trị giá”, “Mô tả hàng hóa”.
- Trường hợp vượt quá giới hạn ký tự tại các ô nêu trên thì sử dụng nghiệp vụ HYS để đính kèm các nội dung cần khai báo tiếp.
- Trường hợp có nhiều nội dung cần ghi chú tại ô này thì mỗi nội dung được ngăn cách bởi dấu “;”
Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp
- Trường hợp nhập khẩu tại chỗ: khai #&NKTC#&số tờ khai xuất khẩu tại chỗ tương ứng (11 ký tự đầu);
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX hoặc doanh nghiệp nội địa thuê DNCX gia công: Khai #&GCPTQ;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu khác:
+ Trường hợp tạm nhập hàng hóa của cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế ghi #&1;
+ Trường hợp tạm nhập hàng hóa là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người nhập cảnh ghi #&2;
+ Trường hợp tạm nhập phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ...) ghi #&3;
+ Trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ghi #&4;
+ Trường hợp hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này #&5;
+ Trường hợp hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại#&6;
+ Trường hợp hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán ghi #&7;
+ Trường hợp hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân ghi #&8;
+ Trường hợp hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế#&9.
(Phần dành cho công chức hải quan)
Nhập mã phân loại thông báo của công chức hải quan:
“B”: Thay đổi khai báo nhập khẩu
(Phần dành cho công chức hải quan)
Nhập ngày/tháng/năm công chức hải quan thông báo tới người khai hải quan.
(Phần dành cho công chức hải quan)
Nhập trích yếu nội dung thông báo.
(Phần dành cho công chức hải quan)
Nhập nội dung thông báo của công chức hải quan.
Thông tin khai báo chi tiết hàng hóa
(1) Nhập đầy đủ mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi và các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành.
(2) Trường hợp hàng hóa thuộc Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì nhập mã số hàng hóa của 97 Chương tương ứng tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và ghi mã số Chương 98 vào ô “Mô tả hàng hóa”.
Nhập số thứ tự của mặt hàng trong Danh mục máy móc thiết bị đồng bộ thuộc chương 84, 85, 90 hoặc số thứ tự của mặt hàng trong danh mục trừ lùi khác đã được đăng ký với cơ quan Hải quan.
Hệ thống hỗ trợ tự động xác định mức thuế suất nhập khẩu tương ứng với mã số hàng hóa và mã biểu thuế đã nhập.
Trường hợp hệ thống phản hồi lại một trong các lỗi tương ứng với các mã lỗi: E1004, E1006, E1008, E1009 thì người khai hải quan nhập thủ công mức thuế suất thuế nhập khẩu vào ô này.
Nhập “0” trong trường hợp “Mã biểu thuế nhập khẩu” nhập mã B30.
Hệ thống tự động xác định mức thuế tuyệt đối tương ứng với mã áp dụng mức thuế tuyệt đối đã nhập. Trường hợp hệ thống không tự xác định, người khai hải quan có thể nhập thủ công mức thuế tuyệt đối vào ô này. Trường hợp nhập thủ công mức thuế tuyệt đối thì không phải nhập vào ô “mã áp dụng mức thuế tuyệt đối” dưới đây.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính thuế tuyệt đối:
(1) Trường hợp đã nhập mức thuế tuyệt đối thì phải nhập đơn vị tính thuế tuyệt đối tương ứng quy định tại văn bản hiện hành.
(2) Mã đơn vị tính thuế tuyệt đối (tham khảo “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 3: Nhập mã đồng tiền của mức thuế tuyệt đối. (tham khảo bảng mã tiền tệ trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
(1) Ghi rõ tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng.
Trường hợp hàng hóa là giống cây trồng phải ghi rõ tên giống cây trồng đó.
- Tên hàng hóa được khai bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư gia công, sản xuất xuất khẩu khai: Mã nguyên liệu, vật tư, linh kiện#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất. Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công đặt gia công ở nước ngoài khai: Mã sản phẩm#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất.
- Trường hợp khai gộp mã HS theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này thì mô tả khái quát hàng hóa (nêu những đặc điểm khái quát cơ bản của hàng hóa, ví dụ: linh kiện ô tô các loại, vải các loại,...).
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị được phân loại theo bộ phận chính hoặc máy thực hiện chức năng chính hoặc nhóm phù hợp với chức năng xác định của máy hoặc hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời được phân loại theo nguyên chiếc thì ngoài khai như quy định tại điểm (1) cần phải ghi rõ tên chi tiết từng máy móc/thiết bị... đã đăng ký trong Danh mục máy móc, thiết bị là tổ hợp, dây chuyền hoặc tên từng chi tiết, linh kiện rời đối với hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời tương ứng với mã số hàng hóa của máy chính hoặc của hàng hóa ở dạng nguyên chiếc. Trường hợp không thể tách được trị giá từng máy móc/bộ phận/chi tiết/linh kiện/phụ tùng thì khai kèm theo Danh mục tên, số lượng máy móc/bộ phận/chi tiết/linh kiện/phụ tùng bằng nghiệp vụ HYS.
(2) Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 thì ngoài dòng mô tả hàng hóa, người khai nhập thêm mã số tại Chương 98 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi vào ô này.
(3) Trường hợp áp dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất đã được thông quan trước đó thì ghi số văn bản thông báo.
Nhập mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo (sản xuất) theo bảng mã UN/LOCODE (căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng).
Nhập mã Biểu thuế tương ứng loại thuế suất thuế nhập khẩu, cụ thể nhập một trong các mã sau:
“B01”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN)
“B02”: Chương 98 (1) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
“B03”: Biểu thuế nhập khẩu thông thường (bằng 150% thuế suất MFN)
“B04”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
“B05”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
“B06”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Hàn Quốc
“B07”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di lân
“B08”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ
“B09”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản
“B10”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
“B11”: Biểu thuế thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt - Lào
“B12”: Biểu thuế thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ Campuchia
“B13”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê
“B14”: Biểu thuế NK ngoài hạn ngạch
“B15”: Biểu thuế nhập khẩu tuyệt đối
“B16”: Biểu thuế nhập khẩu hỗn hợp
“B17”: Chương 98 (2) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
“B30”: Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu
- Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 thì đối chiếu với “Biểu thuế Chương 98 - B02 và B17” trên website Hải quan (www.customs.gov.vn) để nhập mã Biểu thuế nhập khẩu là B02 hoặc B17 tương ứng với mã số hàng hóa tại Chương 98.
- Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không được khai mã Biểu thuế nhập khẩu là B30 mà phải lựa chọn mã biểu thuế tương ứng với loại thuế suất thuế nhập khẩu nêu trên.
Trường hợp Doanh nghiệp nhập khẩu áp dụng thuế suất ngoài hạn ngạch thì nhập chữ “X” vào ô này.
Trường hợp mặt hàng chịu thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp thì nhập mã áp dụng mức thuế tuyệt đối của từng dòng hàng (tham khảo bảng mã áp dụng mức thuế tuyệt đối trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu của từng mặt hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc theo thực tế hoạt động giao dịch.
(1) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tuyệt đối, nhập số lượng theo đơn vị tính thuế tuyệt đối theo quy định.
(2) Có thể nhập đến 02 số sau dấu thập phân.
(3) Trường hợp số lượng thực tế có phần thập phân vượt quá 02 ký tự, người khai hải quan thực hiện làm tròn số thành 02 ký tự thập phân sau dấu phẩy để khai số lượng đã làm tròn vào ô này, đồng thời khai số lượng thực tế và đơn giá hóa đơn vào ô “Mô tả hàng hóa” theo nguyên tắc sau: “mô tả hàng hóa #& số lượng” (không khai đơn giá vào ô “Đơn giá hóa đơn”).
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc theo thực tế giao dịch.
(tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website www.customs.gov.vn)
Lưu ý: Trường hợp hàng hóa chịu thuế tuyệt đối, nhập mã đơn vị tính thuế tuyệt đối theo quy định (tham khảo mã đơn vị tính tại “Bảng mã áp dụng mức thuế tuyệt đối” trên website www.customs.gov.vn).
Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu của từng mặt hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Có thể nhập đến 02 số sau dấu thập phân.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. (tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website www.customs.gov.vn)
1. Nhập trị giá hóa đơn cho từng dòng hàng.
- Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài: khai trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương).
Trường hợp không xác định được trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương thì khai đầy đủ trị giá cấu thành của sản phẩm, bao gồm toàn bộ trị giá nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, giá (phí) gia công sản phẩm và các chi phí khác (nếu có).
- Trường hợp hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: khai toàn bộ trị giá của hàng hóa, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng thuê tài chính.
- Có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân.
- Trường hợp trị giá hóa đơn của một mặt hàng vượt quá 12 ký tự phần nguyên thì được tách ra nhiều dòng hàng nếu đáp ứng nguyên tắc tổng lượng của các dòng hàng bằng tổng lượng tờ khai. Trường hợp không đáp ứng nguyên tắc này chuyển khai trên tờ khai hải quan giấy.
- Trường hợp không có hóa đơn thì không khai tiêu chí này.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của đơn giá hóa đơn.
Ô 3: Nhập mã đơn vị tính số lượng của đơn giá hóa đơn.
- Đơn giá hóa đơn x số lượng = trị giá hóa đơn ± 1;
- Trường hợp đơn giá hóa đơn vượt quá 9 kí tự thì không khai báo tại chỉ tiêu này, mà khai báo tại ô “Mô tả hàng hóa”.
- Trường hợp không có hóa đơn thì không khai tiêu chí này.
- Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài: khai đầy đủ đơn giá cấu thành của một sản phẩm theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương.
Trường hợp không xác định được đơn giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương thì khai đầy đủ đơn giá cấu thành của một sản phẩm, bao gồm toàn bộ trị giá nguyên vật liệu cấu thành một sản phẩm, giá (phí) gia công một sản phẩm và các chi phí khác (nếu có) của một đơn vị sản phẩm.
- Trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: khai toàn bộ trị giá của hàng hóa, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng thuê tài chính.
(1) Trường hợp hệ thống tự động phân bổ, tính toán trị giá hải quan thì không cần nhập các ô này (hệ thống sẽ tự động tính toán đối với các trường hợp tại ô "Mã phân loại khai trị giá" điền mã tương ứng là “6”, “7”);
(2) Trường hợp phân bổ, tính toán trị giá hải quan thủ công thì nhập các ô này như sau:
Ô 1: Nhập mã đơn vị tiền tệ của trị giá hải quan.
Ô 2: Nhập trị giá hải quan của dòng hàng:
- Trường hợp mã đơn vị tiền tệ không phải là “VND” thì có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân.
- Trường hợp mã đơn vị tiền tệ là “VND” thì không được nhập số thập phân.
(3) Các trường hợp bắt buộc nhập:
- Tại ô "Mã phân loại khai trị giá" điền một trong các mã: “1”, “2”, “3”, “4”, “8”, “9”, “T”;
- Không phân bổ các khoản điều chỉnh theo tỷ lệ trị giá.
(4) Hệ thống ưu tiên trị giá được nhập thủ công.
(5) Trường hợp trị giá hóa đơn của một mặt hàng vượt quá 12 ký tự phần nguyên thì được tách ra nhiều dòng hàng nếu đáp ứng nguyên tắc tổng lượng của các dòng hàng bằng tổng lượng tờ khai. Trường hợp không đáp ứng nguyên tắc này chuyển khai trên tờ khai hải quan giấy.
Số của mục khai khoản điều chỉnh
Nhập số thứ tự của khoản điều chỉnh đã khai báo tại mục “Các khoản điều chỉnh”.
Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai TN-TX tương ứng
Nhập số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai đã tạm nhập, tạm xuất tương ứng.
- Số lượng của dòng hàng trên tờ khai phải <= số lượng còn lại trên CSDL quản lý tờ khai tạm xuất, tạm nhập tương ứng.
Số danh mục miễn thuế nhập khẩu
Nhập số Danh mục miễn thuế nhập khẩu đã được thông báo trên hệ thống VNACCS.
(1) Danh mục miễn thuế phải trong thời hạn hiệu lực áp dụng (nếu có).
(2) Không nhập số Danh mục miễn thuế khi Danh mục này đang được sử dụng cho tờ khai khác chưa thông quan/hoàn thành thủ tục hải quan.
(3) Phải nhập đồng thời mã miễn thuế nhập khẩu vào ô "Mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu".
(4) Người nhập khẩu phải được thông báo trên Danh mục miễn thuế.
(5) Nếu hàng hóa nhập khẩu miễn thuế không thuộc đối tượng phải đăng ký Danh mục trên VNACCS thì không phải nhập ô này.
Số dòng tương ứng trong Danh mục miễn thuế nhập khẩu
Nhập số thứ tự của dòng hàng tương ứng đã được thông báo trên Danh mục miễn thuế.
Lưu ý: Số lượng hàng hóa nhập khẩu trong tờ khai nhập khẩu ≤ số lượng hàng hóa còn lại trong Danh mục miễn thuế đã được thông báo trên hệ thống VNACCS.
Mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu
Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm /không chịu thuế nhập khẩu.
(Tham khảo bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
(1) Ngày đăng kí tờ khai hàng hóa được miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu là ngày còn trong thời hạn hiệu lực áp dụng.
(2) Trường hợp thuộc đối tượng phải thông báo DMMT trên VNACCS thì phải nhập ô này và các ô tại chỉ tiêu “Số danh mục miễn thuế nhập khẩu”.
(3) Trường hợp không thuộc đối tượng phải thông báo DMMT trên VNACCS thì không phải nhập vào các ô tại chỉ tiêu “Số danh mục miễn thuế nhập khẩu”.
Nhập số tiền giảm thuế nhập khẩu.
Mã áp dụng thuế suất/mức thuế và thu khác
Nhập mã áp dụng thuế suất/mức thuế trong trường hợp hàng hóa phải chịu thuế nhập khẩu bổ sung (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá,...), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT.
(1) Phải nhập theo thứ tự: thuế nhập khẩu bổ sung, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế thì nhập mã sắc thuế đồng thời phải nhập mã đối tượng không chịu thuế tại chỉ tiêu Mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác.
Trường hợp hàng hóa không áp dụng các loại thuế và thu khác thì không phải nhập vào ô này.
(Tham khảo bảng mã áp dụng thuế suất/mức thuế và mã sắc thuế trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
(2) Ngày đăng kí tờ khai nhập khẩu phải trong thời hạn hiệu lực áp dụng thuế suất/mức thuế.
Mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác
Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác tương tự như nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu.
Ngày đăng kí tờ khai nhập khẩu hàng hóa được miễn/giảm/không chịu thuế là ngày còn trong thời hạn hiệu lực áp dụng.
(Tham khảo bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập số tiền giảm thuế và thu khác.
Tờ khai điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu
Áp dụng cho trường hợp xuất khẩu
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai.
Lưu ý: cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan sử dụng 11 ký tự đầu của số tờ khai. Ký tự số 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung.
Ô 1: Chỉ nhập liệu trong trường hợp lô hàng có nhiều hơn 50 dòng hàng hoặc các trường hợp phải tách tờ khai khác. Cách nhập như sau:
(3) Đối với tờ khai đầu tiên: nhập vào chữ “F”.
(4) Từ tờ khai thứ 2 trở đi thì nhập số của tờ khai đầu tiên
Ô 2: Nhập số thứ tự của tờ khai trên tổng số tờ khai.
Ô 3: Nhập tổng số tờ khai của lô hàng.
Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng
Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp sau:
(1) Trường hợp tái xuất của lô hàng tạm nhập thì nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng.
(2) Trường hợp xuất khẩu của lô hàng tạm xuất thì nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng. Nếu không phải là xuất khẩu của lô hàng tạm xuất hoặc tái xuất sau khi tạm nhập thì không phải nhập liệu ô này.
(3) Người mở tờ khai tái xuất và người mở tờ khai tạm nhập phải là một.
(4) Hàng hóa thuộc tờ khai ban đầu phải còn trong thời hạn tạm nhập - tạm xuất.
(5) Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực (trong thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam).
Người xuất khẩu theo hồ sơ, mục đích xuất khẩu của lô hàng để chọn một trong các loại hình xuất khẩu theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Tham khảo bảng mã loại hình trên website www.customs.gov.vn
Tùy theo tính chất hàng hóa có thể chọn một trong các mã sau:
“D”: Hàng phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
“E”: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại
“F”: Hàng bưu chính, chuyển phát nhanh
“H”: Hàng hóa được sử dụng cho PTVT xuất, nhập cảnh
“J”: Hàng khác theo quy định của Chính phủ
- Chỉ bắt buộc nhập đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp trên.
- Chỉ sử dụng mã “J” trong trường hợp Chính phủ có văn bản riêng. Hàng hóa thông thường không chọn mã này.
Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn một trong các mã sau:
“3”: Đường biển (hàng rời, lỏng...)
- Đối với hàng hóa vào kho CFS đóng chung container để xuất khẩu: Chọn mã tương ứng với phương thức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ cửa khẩu xuất đến địa điểm nhập khẩu. Ví dụ: trường hợp hàng hóa xuất khẩu vào kho CFS đóng chung container để xuất khẩu bằng đường biển sang nước nhập khẩu: chọn mã “3”.
- Các trường hợp sử dụng mã “9”:
1. Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức khác với các phương thức từ mã “1” đến “6”. Ví dụ: vận chuyển bằng đường ống, dây cáp,……
2. Xuất khẩu tại chỗ; hàng từ kho ngoại quan đưa vào các khu phi thuế quan.
- Trường hợp hàng hóa mang theo người xuất cảnh qua đường hàng không, nhập mã “1”; trường hợp qua đường biển, nhập mã “3”.
Trường hợp mở tờ khai theo loại hình tạm xuất thì người khai căn cứ quy định về thời hạn hàng tạm xuất để nhập ngày hết hạn theo định dạng ngày/tháng/năm.
(1) Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan.
(2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
(1) Nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai.
(2) Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.
(3) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Nhập ngày ngày/tháng/năm dự kiến thực hiện nghiệp vụ EDC.
Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động lấy ngày thực hiện nghiệp vụ này.
Nhập mã số thuế của người xuất khẩu.
- Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện EDA thì hệ thống sẽ tự động xuất ra mã người xuất khẩu.
- Trường hợp chủ hàng nước ngoài thuê kho ngoại quan, sau đó tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì mã người xuất khẩu là mã của chủ kho ngoại quan hoặc mã của đại lý làm thủ tục hải quan.
- Trường hợp chủ hàng nước ngoài thuê kho ngoại quan, sau đó tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì tên người xuất khẩu là tên của chủ kho ngoại quan hoặc tên của đại lý làm thủ tục hải quan.
- Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS hoặc đã nhập “mã người xuất khẩu” thì hệ thống sẽ tự động xuất ra tên người xuất khẩu.
- Trường hợp XNK tại chỗ nhập như sau: Nhập tên người xuất khẩu/ tên của người chỉ định xuất khẩu;
Nhập mã bưu chính của người xuất khẩu (nếu có).
(1) Nhập địa chỉ của người xuất khẩu, không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị.
(2) Trường hợp địa chỉ của người xuất khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào địa chỉ chính xác.
(3) Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện EDA thì không cần nhập liệu.
(1) Nhập số điện thoại của người xuất khẩu (không sử dụng dấu gạch ngang). Nếu hệ thống tự động hiển thị, không cần nhập liệu.
(2) Trường hợp số điện thoại của người xuất khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào số điện thoại chính xác.
(3) Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện EDA thì không cần nhập liệu.
Nhập mã số thuế của người ủy thác xuất khẩu.
Nhập tên người ủy thác xuất khẩu.
Nhập mã người nhập khẩu (nếu có).
(1) Nhập tên người nhập khẩu hoặc tên chủ hàng nước ngoài trong trường hợp gửi kho ngoại quan (nếu chưa đăng kí vào hệ thống).
(2) Trường hợp đã đăng kí, hệ thống sẽ tự động xuất ra.
- Nhập tên người nhập khẩu (người mua) theo hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu (kể cả trường hợp mua bán qua bên thứ ba);
- Trường hợp hợp đồng mua bán có điều khoản chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (xuất khẩu tại chỗ) thì tên người nhập khẩu là tên người mua hàng tại nước ngoài; ghi người được chỉ định nhận hàng (tại Việt Nam) tại ô tên "Phần ghi chú"; - Trường hợp hàng hóa gia công: Nhập tên bên đặt gia công/tên của người được chỉ định nhận hàng;
- Chấp nhận tên viết tắt hoặc rút gọn của người nhập khẩu.
Nhập mã bưu chính của người nhập khẩu (nếu có).
Ô 1: nhập tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.
Nhập vào tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không chính xác.
Ô 2: nhập tiếp tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX).
Ô 3: nhập tên thành phố. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.
Nhập vào tên thành phố chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng.
Ô 4: nhập tên nước. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ.
Nhập vào tên nước chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng.
Nhập mã nước người nhập khẩu gồm 02 kí tự theo bảng mã UN LOCODE (tham khảo bảng “Mã nước” tại website Hải quan: www.customs.gov.vn). Cụ thể như sau:
(1) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ Việt Nam đến nước nhập khẩu hoặc đi qua nước trung gian trước khi đến nước nhập khẩu mà không diễn ra các hoạt động gồm mua bán, gia công, chế biến, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan nước trung gian thông quan thì nước nhận hàng là nước nhập khẩu.
(2) Trong trường hợp hàng hóa từ Việt Nam đến nước nhập khẩu đi qua một hay nhiều nước trung gian thì nước nhận hàng là nước đầu tiên sau khi rời khỏi Việt Nam được biết đến tại thời điểm khai hải quan mà tại đó diễn ra hoạt động gồm mua bán, gia công, chế biến, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan nước trung gian thông quan.
(3) Trong trường hợp không xác định được mã nước nêu trên thì nhập mã nước của người nhập khẩu.
(1) Trường hợp đại lý hải quan thực hiện nghiệp vụ EDA và các nghiệp vụ tiếp theo thì không phải nhập liệu.
(2) Trường hợp người khai thực hiện nghiệp vụ EDA khác với người khai thực hiện nghiệp vụ EDC thì nhập mã người sử dụng thực hiện nghiệp vụ EDC.
Số vận đơn (Số B/L, số AWB v.v. ...)
Trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan phải thông báo thông tin về hàng hóa dự kiến xuất khẩu sẽ đưa vào khu vực giám sát hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 Phụ lục này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống tự động cấp số quản lý hàng hóa cho lô hàng xuất khẩu và người khai hải quan sử dụng số đó để khai tại ô này.
Ô 1: Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn,...)
- Nhập là “1” đối với hàng hóa không thể hiện bằng đơn vị tính (kiện, thùng,...)
Trường hợp hàng hóa có nhiều đơn vị tính khác nhau thì nhập 01 mã đơn vị tính đại diện.
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 1: Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển)
- Trường hợp tại chỉ tiêu thông tin “Mã phương thức vận chuyển” người khai chọn mã “1”: có thể nhập 08 ký tự cho phần nguyên và 01 ký tự cho phần thập phân. Nếu vượt quá 01 ký tự phần thập phân thì nhập tổng trọng lượng chính xác vào ô “Phần ghi chú”.
- Đối với các phương thức vận chuyển khác: có thể nhập 06 ký tự cho phần nguyên và 03 ký tự cho phần thập phân.
- Trường hợp mã của tổng trọng lượng hàng là “LBR” (pound), hệ thống sẽ tự động chuyển đổi sang KGM (kilogram).
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng theo chuẩn UN/ECE
(Tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
- Trường hợp nhập mã đơn vị tính khác LBR, xuất ra mã trọng lượng đơn vị tính.
- Trường hợp nhập là “LBR” (pound), xuất ra KGM.
Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
Nhập mã địa điểm nơi lưu giữ/tập kết hàng hóa khi khai báo xuất khẩu, cụ thể như sau:
1. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu đã được Tổng cục Hải quan mã hóa:
(Tham khảo bảng mã “Địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
- Hàng hóa của Doanh nghiệp A nếu lưu giữ tại kho riêng của chính DN thì sử dụng mã kho của DN A. Nếu hàng hóa của DN A thuê kho của DN B hoặc ICD để lưu giữ thì sử dụng mã kho của DN B hoặc mã kho ICD để khai báo.
- Nếu DN tự nguyện mang hàng đến địa điểm tập kết do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quản lý trước khi đăng ký tờ khai thì có thể sử dụng mã địa điểm của Chi cục (Ví dụ: đối với Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBCNB).
2. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu chưa được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng mã dùng chung của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (ví dụ mã dùng chung của Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBOZZ) để khai báo, đồng thời phải ghi cụ thể địa điểm tập kết hàng, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại ô “Địa chỉ” tại chỉ tiêu “Địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng”.
Ô 1: Nhập mã địa điểm nhận hàng cuối cùng theo UN LOCODE (tham khảo bảng mã “Cảng nước ngoài” hoặc “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
(1) Trường hợp mã địa điểm nhận hàng cuối cùng không có trong bảng mã UN LOCODE thì nhập “ZZZ”.
(2) Trường hợp không xác định được mã địa điểm nhận hàng cuối cùng (tương ứng với mã “UNKNOWN” trong bảng mã) thì không cần nhập.
(3) Trường hợp xuất khẩu tại chỗ: Nhập VNZZZ
(4) Trường hợp hàng hóa từ các khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan: nhập “ZZZZZ”.
Ô 2: Nhập tên địa điểm nhận hàng cuối cùng (không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hỗ trợ).
(1) Nếu địa điểm nhận hàng cuối cùng chưa được mã hóa thì bắt buộc phải nhập ô này.
(2) Trường hợp vận chuyển đường sắt, nhập tên ga tàu.
(3) Trường hợp xuất khẩu tại chỗ: nhập tên kho hàng của công ty nhập khẩu.
(4) Trường hợp hàng hóa từ nội địa vào kho ngoại quan, từ các khu phi thuế quan vào kho ngoại quan: nhập tên kho ngoại quan.
Ô 1: Nhập mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE. (Tham khảo các bảng mã “Cảng-ICD trong nước”, “Cửa khẩu đường bộ - Ga đường sắt” và “Sân bay trong nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
(1) Nhập mã cảng xếp hàng (đường không, đường biển);
(3) Nhập mã cửa khẩu (đường bộ, đường sông);
(4) Bắt buộc nhập liệu trừ trường hợp tại chỉ tiêu “Mã hiệu phương thức vận chuyển”, người khai chọn mã “9”.
Ô 2: Nhập tên địa điểm xếp hàng (Không bắt buộc trong trường hợp hệ thống hỗ trợ tự động)
(3) Trường hợp xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa từ nội địa vào kho ngoại quan: nhập tên kho hàng của công ty xuất khẩu.
(4) Trường hợp hàng hóa từ các khu phi thuế quan vào kho ngoại quan: nhập tên khu phi thuế quan.
Ô 1: Nhập hô hiệu (call sign) trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông. Nếu thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng kí vào hệ thống thì nhập “9999” (nếu có)
Ô 2: Nhập tên phương tiện vận chuyển (căn cứ vào chứng từ vận tải: B/L, AWB,...) (nếu có)
(1) Nhập tên tàu trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông.
(2) Nếu không nhập liệu, hệ thống sẽ tự động xuất ra tên tàu đã đăng kí trên hệ thống dựa trên hô hiệu đã nhập ở ô 1.
(3) Trường hợp vận chuyển hàng không: nhập mã hãng hàng không (02 kí tự), số chuyến bay (04 kí tự), gạch chéo (01 kí tự), ngày/tháng (ngày: 02 kí tự, tháng 03 kí tự viết tắt của các tháng bằng tiếng Anh).
Trường hợp chưa có thông tin về chuyến bay thì nhập như sau: 000000/ngày IDC theo nguyên tắc trên.
(4) Trường hợp vận chuyển đường bộ: nhập số xe tải.
(5) Trường hợp vận chuyển đường sắt: nhập số tàu.
(6) Không phải nhập trong trường hợp tại chỉ tiêu “Mã hiệu phương thức vận chuyển”, người khai chọn mã “9” và trong trường hợp hệ thống hỗ trợ tự động xuất ra tên phương tiện vận chuyển.
Nhập ngày hàng đi dự kiến (ngày/tháng/năm)
Nhập ký hiệu và số hiệu của bao bì đóng gói hàng hóa (thể hiện trên kiện, thùng,...).
Ô 1: Nhập mã phân loại giấy phép xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan.
(tham khảo thông tin mã giấy phép nhập khẩu tại bảng “Mã văn bản pháp quy khác và phân loại giấy phép” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập số giấy phép xuất khẩu hoặc số văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc số tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.
(nhập tối đa 05 loại giấy phép)
Nhập vào một trong các mã phân loại hình thức hóa đơn sau đây:
“B”: chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc không có hóa đơn thương mại
“D”: hóa đơn điện tử (trong trường hợp đăng kí hóa đơn điện tử trên VNACCS)
(1) Nếu Phân loại hình thức hóa đơn là "D" thì bắt buộc phải nhập Số tiếp nhận hóa đơn điện tử.
(2) Nếu Phân loại hình thức hóa đơn không phải là "D" thì không thể nhập được chỉ tiêu thông tin này.
Nhập vào số hóa đơn thương mại hoặc số của Chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
Lưu ý: Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì người khai hải quan không nhập liệu vào ô này.
Nhập vào ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày lập Chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán hoặc ngày lập Bảng kê hóa đơn thương mại theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. (Ngày/tháng/năm).
Lưu ý: Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì nhập ngày thực hiện nghiệp vụ EDA.
Nhập vào một trong các mã phương thức thanh toán sau:
“DA”: Nhờ thu chấp nhận chứng từ
“TTR”: Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện.
“KC”: Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT)
Lưu ý: trường hợp thanh toán các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức thì nhập mã “KC” đồng thời khai phương thức thanh toán thực tế vào ô “Phần ghi chú”.
Ô 1: Nhập một trong các điều kiện giao hàng theo Incoterms:
- Đối với trường hợp mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, nhập điều kiện giao hàng DAP tại ô này.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE
(tham khảo bảng “Mã tiền tệ” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 3: Nhập tổng trị giá trên hóa đơn:
(1) Có thể nhập đến 04 chữ số sau dấu phẩy nếu mã đồng tiền không phải là “VND”.
(2) Nếu mã đồng tiền là “VND” thì không thể nhập các số sau dấu phẩy thập phân.
Ô 4: Nhập mã phân loại giá hóa đơn/ chứng từ thay thế hóa đơn:
“A”: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
“B”: Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền (F.O.C/hàng khuyến mại)
“C”: Giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền
- Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này.
(1) Nếu Mã điều kiện giá hóa đơn là FOB, DAP, DAF thì không cần nhập các ô này.
(2) Nếu Mã điều kiện giá hóa đơn khác FOB, DAP, DAF và trường hợp không có hóa đơn thì nhập các ô này như sau:
Ô 1: Nhập mã đơn vị tiền tệ của trị giá hải quan.
Ô 2: Nhập tổng trị giá hải quan.
- Trường hợp mã đơn vị tiền tệ không phải là “VND” thì có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân.
- Trường hợp mã đơn vị tiền tệ là “VND” thì không được nhập số thập phân.
Phân loại không cần quy đổi VND
Nhập “N” nếu số tiền thuế và trị giá hải quan không cần chuyển đổi sang VND.
Tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế
(1) Nhập tổng trị giá hóa đơn trước khi điều chỉnh.
(2) Có thể nhập đến 04 chữ số tại phần thập phân.
(3) Trường hợp một hóa đơn - nhiều tờ khai, bắt buộc nhập vào ô này.
(4) Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động tính giá trị của ô này bằng cách cộng tất cả trị giá hóa đơn của các dòng hàng trên tờ khai.
- Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này.
“1”: người nộp thuế là người nhập khẩu
“2”: người nộp thuế là đại lý hải quan
Nhập mã ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp (tham khảo bảng “Mã Ngân hàng” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn), trường hợp ký hiệu và số chứng từ hạn mức đã được đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra những thông tin sau:
(1) Người sử dụng hạn mức phải là người xuất khẩu hoặc hạn mức được cấp đích danh cho đại lý hải quan.
(2) Ngày tiến hành nghiệp vụ này phải thuộc thời hạn còn hiệu lực của hạn mức ngân hàng đã đăng ký.
Nhập năm phát hành của chứng từ hạn mức. Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng trả thuế thay”.
Nhập ký hiệu của chứng từ hạn mức trên chứng thư hạn mức do ngân hàng cấp (tối đa 10 kí tự). Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng trả thuế thay”.
Nhập số chứng từ hạn mức trên chứng thư hạn mức do ngân hàng cung cấp (tối đa 10 kí tự).
Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng trả thuế thay”.
Nhập một trong các mã tương ứng như sau:
“A”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh riêng.
“B”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh chung.
“C”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế mà không sử dụng bảo lãnh.
“D”: trong trường hợp nộp thuế ngay.
Nhập mã ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp (tham khảo bảng “Mã Ngân hàng” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn), trường hợp ký hiệu và số chứng từ hạn mức đã được đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra những thông tin sau:
(1) Người sử dụng chứng từ bảo lãnh phải là người xuất khẩu hoặc là chứng từ bảo lãnh được cấp đích danh cho đại lý hải quan.
(2) Ngày tiến hành nghiệp vụ này phải thuộc thời hạn còn hiệu lực của chứng từ bảo lãnh đã đăng ký.
(3) Trường hợp sử dụng chứng từ bảo lãnh riêng, chứng từ phải được sử dụng tại Chi cục Hải quan đã đăng ký.
(4) Nếu không thuộc trường hợp (1), mã của người được phép sử dụng chứng từ bảo lãnh đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu phải khớp với mã của người đăng nhập sử dụng nghiệp vụ này.
(5) Trường hợp đăng ký chứng từ bảo lãnh riêng trước khi có tờ khai dựa trên số vận đơn hoặc/và số hóa đơn, số vận đơn hoặc/và số hóa đơn phải tồn tại trong cơ sở dữ liệu bảo lãnh riêng.
(6) Mã loại hình đã được đăng ký trong dữ liệu chứng từ bảo lãnh riêng phải khớp với mã loại hình khai báo.
(7) Ngày khai báo dự kiến nếu đã được đăng ký trong dữ liệu chứng từ bảo lãnh riêng phải khớp với ngày đăng ký khai báo dự kiến.
(8) Trường hợp đăng ký chứng từ bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai, số tờ khai đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu của bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.
Nhập năm phát hành của chứng từ bảo lãnh (bao gồm 04 ký tự).
Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu "Mã ngân hàng bảo lãnh".
Nhập ký hiệu của chứng từ bảo lãnh do ngân hàng cung cấp trên chứng thư bảo lãnh (tối đa 10 kí tự).
Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng bảo lãnh”.
Nhập số của chứng từ bảo lãnh do ngân hàng cung cấp trên chứng thư bảo lãnh (tối đa 10 kí tự).
Là chỉ tiêu bắt buộc nếu người khai đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng bảo lãnh”.
Ô 1: Nhập mã phân loại đính kèm khai báo điện tử trong trường hợp sử dụng nghiệp vụ HYS.
(Tham khảo bảng “Mã phân loại khai báo đính kèm điện tử” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập số đính kèm khai báo điện tử do hệ thống cấp tại nghiệp vụ HYS.
Nhập ngày khởi hành vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan (Ngày/tháng/năm)
Chỉ nhập ô này trong trường hợp khai vận chuyển kết hợp
Ô 1: Nhập địa điểm trung chuyển (nếu có) cho vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát của Hải quan (áp dụng khi khai báo vận chuyển kết hợp).
(Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập ngày đến địa điểm trung chuyển.
Ô 3: Nhập ngày rời khỏi địa điểm trung chuyển.
Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế
Ô 1: Nhập địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế (áp dụng khi khai báo vận chuyển kết hợp).
(Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, địa điểm trung chuyển cho vận chuyển bảo thuế, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập ngày dự kiến đến địa điểm đích.
(1) Trường hợp xuất khẩu của những lô hàng thuê gia công nước ngoài thì nhập số tờ khai xuất gia công ban đầu.
(2) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài thì khi đăng ký tờ khai xuất khẩu phải nhập số tờ khai nhập khẩu hàng hóa ban đầu.
(3) Trường hợp mã loại hình không hỗ trợ khai báo vận chuyển kết hợp thì khai các thông tin sau: thời gian, tuyến đường, cửa khẩu đi và đến, mã địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế.
(4) Trường hợp có thông báo từ phía cơ quan Hải quan thì nhập thông tin cần thiết ở đây.
- Trường hợp vượt quá giới hạn cho phép (100 ký tự) thì các nội dung tiếp theo được ghi vào ô “Số hiệu, ký hiệu”, “Khai chi tiết trị giá”, “Mô tả hàng hóa”.
- Trường hợp vượt quá giới hạn ký tự tại các ô nêu trên thì sử dụng nghiệp vụ HYS để đính kèm các nội dung cần khai báo tiếp.
- Trường hợp có nhiều nội dung cần ghi chú tại ô này thì mỗi nội dung được ngăn cách bởi dấu “;”
(4) Nhập số hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có).
(5) Trường hợp đề nghị tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, người khai hải quan nhập nội dung “đề nghị tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần” và ghi rõ nội dung (số thứ tự hàng hóa, Số/ngày Biên bản tham vấn, mã Cục Hải quan/Chi cục Hải quan đã thực hiện tham vấn).
Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp
Nhập số quản lý của nội bộ doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng tính năng này để quản lý nội bộ.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu khác:
+ Trường hợp xuất khẩu tại chỗ ghi #&XKTC;
+ Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX hoặc doanh nghiệp nội địa thuê DNCX gia công: Khai #&GCPTQ;
+ Trường hợp tạm xuất hàng hóa của cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế ghi #&1;
+ Trường hợp tạm xuất hàng hóa là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người nhập cảnh ghi #&2;
+ Trường hợp tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ...) ghi #&3;
+ Trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ghi #&4;
+ Trường hợp hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức của Việt Nam tại nước ngoài và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này #&5;
+ Trường hợp hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại #&6;
+ Trường hợp hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán ghi #&7;
+ Trường hợp hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân ghi #&8;
+ Trường hợp hàng hóa là hành lý cá nhân của người xuất cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người xuất cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế #&9.
Địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng (Vanning)
Mã (05 ô): Nhập mã địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng.
Trường hợp địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng là khu vực giám sát hải quan thì nhập mã khu vực giám sát hải quan.
Tên: Nhập tên địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng.
(Không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hỗ trợ)
Địa chỉ: Nhập địa chỉ của địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng.
Nhập số container trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được đóng trong container.
(Phần dành cho công chức hải quan)
Nhập mã phân loại thông báo của công chức hải quan:
“B”: Thay đổi khai báo xuất khẩu
(Phần dành cho công chức hải quan)
Nhập ngày/tháng/năm công chức hải quan thông báo tới người khai hải quan.
(Phần dành cho công chức hải quan)
Nhập trích yếu nội dung thông báo
(Phần dành cho công chức hải quan)
Nhập nội dung thông báo tới người khai hải quan.
Thông tin khai báo chi tiết hàng hóa
Nhập đầy đủ mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
(1) Không khai mặt hàng dầu thô cùng các mặt hàng khác trên một tờ khai.
(2) Không khai các mặt hàng có số tiền thuế và tiền phí phải nộp bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau trên cùng một tờ khai. (Ví dụ: Thuế nộp bằng “USD”, phí nộp bằng “VND”)
Nhập mã quản lý hàng hóa (nếu có)
Hệ thống tự động xác định mức thuế suất thuế xuất khẩu tương ứng với mã số hàng. Trường hợp không tự động xác định được thuế suất, người khai hải quan có thể nhập thủ công mức thuế suất thuế xuất khẩu vào ô này.
Hệ thống tự động xác định mức thuế tuyệt đối tương ứng với mã số hàng hóa. Trường hợp hệ thống không tự xác định, người khai hải quan có thể nhập thủ công mức thuế tuyệt đối vào ô này.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính thuế tuyệt đối:
(1) Trường hợp đã nhập mức thuế tuyệt đối thì phải nhập mã đơn vị tính thuế tuyệt đối tương ứng với đơn vị tính thuế tuyệt đối quy định tại văn bản hiện hành.
(2) Mã đơn vị tính thuế tuyệt đối (tham khảo mã đơn vị tính trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 3: Nhập mã đồng tiền của mức thuế tuyệt đối.
(1) Khai rõ tên hàng, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng.
(2) Khai mã nước xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo quy tắc: mô tả hàng hóa#&mã nước xuất xứ.
- Tên hàng hóa được khai bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
- Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu khai: Mã sản phẩm#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đặt gia công ở nước ngoài khai: Mã nguyên liệu#&tên hàng hóa, quy cách, phẩm chất.
- Trường hợp khai gộp mã HS theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này thì mô tả khái quát hàng hóa (nêu những đặc điểm khái quát cơ bản của hàng hóa, ví dụ: linh kiện ô tô các loại, vải các loại,...).
(3) Trường hợp áp dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, xuất khẩu từ cùng một nhà sản xuất đã được thông quan trước đó thì ghi số văn bản thông báo.
Mã miễn/ Giảm/ Không chịu thuế xuất khẩu
Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm /không chịu thuế xuất khẩu.
(1) Ngày đăng kí tờ khai hàng hóa được miễn/giảm/không chịu thuế xuất khẩu là ngày còn trong thời hạn hiệu lực áp dụng.
(2) Trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký DMMT trên VNACCS thì phải nhập ô này và các ô tại chỉ tiêu “Danh mục miễn thuế xuất khẩu”.
(3) Trường hợp không thuộc đối tượng phải đăng ký DMMT trên VNACCS thì không phải nhập vào các ô tại chỉ tiêu “Danh mục miễn thuế xuất khẩu”.
Nhập số tiền giảm thuế xuất khẩu.
Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa xuất khẩu của từng dòng hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
(1) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tuyệt đối, nhập số lượng theo đơn vị tính thuế tuyệt đối theo quy định.
(2) Có thể nhập đến 02 số sau dấu thập phân.
(3) Trường hợp hàng hóa phải nộp phí cà phê, hồ tiêu, hạt điều, bảo hiểm cà phê, nhập số lượng theo đơn vị tính phí/bảo hiểm theo quy định.
(4) Trường hợp số lượng thực tế có phần thập phân vượt quá 02 ký tự, người khai hải quan thực hiện làm tròn số thành 02 ký tự thập phân sau dấu phẩy để khai số lượng đã làm tròn vào ô này, đồng thời khai số lượng thực tế và đơn giá hóa đơn vào ô “Mô tả hàng hóa” theo nguyên tắc sau: “mô tả hàng hóa#&số lượng” (không khai đơn giá vào ô “Đơn giá hóa đơn”).
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. (tham khảo bảng mã đơn vị tính trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Trường hợp hàng hóa chịu thuế tuyệt đối, nhập mã đơn vị tính thuế tuyệt đối theo quy định (tham khảo mã đơn vị tính tại Bảng mã áp dụng mức thuế tuyệt đối trên website Hải quan: www.customs.gov.vn).
Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa xuất khẩu của từng mặt hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Có thể nhập đến 02 số sau dấu thập phân.
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. (tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập trị giá hóa đơn cho từng dòng hàng.
- Có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân.
- Trường hợp trị giá hóa đơn của một mặt hàng vượt quá 12 ký tự phần nguyên thì được tách ra nhiều dòng hàng nếu đáp ứng nguyên tắc tổng lượng của các dòng hàng bằng tổng lượng tờ khai. Trường hợp không đáp ứng nguyên tắc này chuyển khai trên tờ khai hải quan giấy.
- Trường hợp không có hóa đơn thì không khai tiêu chí này.
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài khai trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương).
Trường hợp không xác định được trị giá theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương thì khai toàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm bao gồm trị giá nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, giá (phí) gia công sản phẩm và các chi phí khác (nếu có).
- Trường hợp hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: khai toàn bộ trị giá của hàng hóa, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp thuê tài chính.
Lưu ý: đơn giá hóa đơn x số lượng = trị giá hóa đơn ± 1
Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của đơn giá hóa đơn.
Ô 3: Nhập mã đơn vị tính số lượng của đơn giá hóa đơn.
- Trường hợp không có hóa đơn thì không khai tiêu chí này.
- Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công cho nước ngoài: khai giá (phí) gia công.
(1) Trường hợp hệ thống tự động phân bổ, tính toán trị giá hải quan thì không cần nhập các ô này.
(2) Trường hợp phân bổ, tính toán trị giá hải quan thủ công thì nhập như sau:
Ô 1: Nhập mã đơn vị tiền tệ của trị giá hải quan.
Ô 2: Nhập trị giá hải quan của dòng hàng
- Trường hợp mã đơn vị tiền tệ không phải là “VND” thì có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân.
- Trường hợp mã đơn vị tiền tệ là “VND” thì không được nhập số thập phân.
(3) Hệ thống ưu tiên trị giá được nhập bằng tay.
(4) Trường hợp trị giá hóa đơn của một mặt hàng vượt quá 12 ký tự phần nguyên thì được tách ra nhiều dòng hàng nếu đáp ứng nguyên tắc tổng lượng của các dòng hàng bằng tổng lượng tờ khai. Trường hợp không đáp ứng nguyên tắc này chuyển khai trên tờ khai hải quan giấy.
Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng
Nhập số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai đã tạm nhập, tạm xuất tương ứng.
- Số lượng của dòng hàng trên tờ khai phải ≤ số lượng còn lại trên CSDL quản lý tờ khai tạm xuất, tạm nhập tương ứng.
Nhập số Danh mục miễn thuế xuất khẩu đã được thông báo vào hệ thống.
(2) Không nhập số Danh mục miễn thuế khi Danh mục này đang được sử dụng cho tờ khai khác chưa thông quan/hoàn thành thủ tục hải quan.
(3) Phải nhập đồng thời mã miễn thuế xuất khẩu vào ô "mã miễn/giảm/không chịu thuế xuất khẩu".
(4) Người xuất khẩu phải được thông báo trên Danh mục miễn thuế.
(5) Nếu hàng hóa xuất khẩu miễn thuế không thuộc đối tượng phải đăng ký Danh mục trên VNACCS thì không phải nhập ô này.
Số dòng tương ứng trong Danh mục miễn thuế xuất khẩu
Nhập số thứ tự của dòng hàng tương ứng đã được thông báo trên Danh mục miễn thuế.
Lưu ý: Số lượng hàng hóa xuất khẩu trong tờ khai xuất khẩu ≤ số lượng hàng hóa còn lại trong Danh mục miễn thuế đã được thông báo trên hệ thống VNACCS.
(1) Nhập mã văn bản pháp luật về quản lý xuất khẩu, kiểm tra chuyên ngành: giấy phép xuất khẩu, kiểm dịch, an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng...
(Tham khảo mã văn bản pháp quy tại bảng “Mã văn bản pháp quy khác và phân loại giấy phép” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
(2) Có thể nhập được tối đa 05 mã (tương ứng với 05 ô) nhưng không được trùng nhau.
- Đối với hàng hóa chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên ngành bắt buộc phải nhập ô này.
Các chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan
Thực hiện khai báo cùng thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Áp dụng cả với chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận hóa đơn thương mại
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Số hóa đơn thương mại hoặc số của Chứng từ thay thế hóa đơn hoặc số của Bản kê hàng hóa
Ngày phát hành hóa đơn thương mại
Ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày phát hành của Chứng từ thay thế hóa đơn hoặc ngày phát hành của Bản kê hàng hóa
Tổng trị giá của hóa đơn hoặc chứng từ thay thế hóa đơn
Các ghi chú khác liên quan đến hóa đơn thương mại
Đính kèm bản scan hóa đơn thương mại hoặc chứng từ thay thế hóa đơn hoặc Bản kê hóa đơn
Trường hợp khai báo thông tin hóa đơn thương mại hoặc Chứng từ thay thế hóa đơn bằng Bản kê hóa đơn, đính kèm bản scan toàn bộ hóa đơn thương mại hoặc Chứng từ thay thế hóa đơn đã liệt kê tại Bảng kê
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận Bảng kê chi tiết hàng hóa
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Ngày phát hành Bảng kê chi tiết
Tổng số lượng mặt hàng thuộc lô hàng và được liệt kê tại Bảng kê chi tiết hàng hóa
Tổng số lượng kiện hàng thuộc lô hàng và được liệt kê tại Bảng kê chi tiết hàng hóa
Các ghi chú khác liên quan đến Bảng kê chi tiết hàng hóa
Bảng kê chi tiết hàng hóa (scan)
Đính kèm bản scan Bảng kê chi tiết hàng hóa
Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Nhập số của vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Ngày phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương (nếu có)
Nhập mã của người phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương cho lô hàng.
(Tham khảo mã người vận chuyển tại bảng “Mã người vận chuyển” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Tên của người phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập tổng số lượng container thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập mã đơn vị tính của kiện hàng.
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Tổng trọng lượng (Gross Weight)
Nhập tổng trọng lượng hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Mã đơn vị tính của tổng trọng lượng
Nhập mã đơn vị tính của trọng lượng hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Lựa chọn một trong các phương thức sau:
Nhập số lượng vận đơn được tách từ vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương này
Nhập lần lượt số các vận đơn nhánh
Các ghi chú khác liên quan đến vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương này
Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương (scan)
Đính kèm bản scan vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Đính kèm file Danh sách container theo định dạng chuẩn
Thông tin giấy phép (kể cả giấy phép trích)
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận giấy phép
Mã số thuế của người được cấp giấy phép
Tên, địa chỉ người được cấp giấy phép
Nhập mã phân loại giấy phép theo hướng dẫn tại tiêu chí 1.38 mẫu số 01 hoặc tiêu chí 2.33 mẫu số 02 Phụ lục này
1: bản điện tử cấp thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
Số giấy phép gốc hoặc số giấy phép trích (trong trường hợp trích giấy phép để làm thủ tục hải quan tại đơn vị hải quan khác)
Ngày ban hành giấy phép gốc hoặc ngày cấp giấy phép trích (trong trường hợp trích giấy phép để làm thủ tục hải quan tại đơn vị hải quan khác)
Ngày hết hạn giấy phép gốc hoặc ngày hết hạn giấy phép trích (trong trường hợp trích giấy phép để làm thủ tục hải quan tại đơn vị hải quan khác)
Người có thẩm quyền cấp giấy phép
Các ghi chú khác trên giấy phép
Thông tin hàng hóa kèm theo giấy phép
Mã HS của hàng hóa được cấp phép theo biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có)
Số lượng hàng hóa được cấp phép
Đơn vị tính của số lượng hàng hóa được cấp phép
Trị giá hàng hóa được cấp phép (nếu có)
Nguyên tệ của trị giá hàng hóa được cấp phép (nếu có)
Đính kèm bản scan giấy phép trong trường hợp giấy phép được cấp dưới dạng bản giấy
Đính kèm bản scan Phiếu theo dõi trừ lùi trong trường hợp giấy phép thực hiện trừ lùi và đã được cơ quan hải quan cấp Phiếu theo dõi trừ lùi
Thông tin giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Hải quan tiếp nhận giấy chứng nhận
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Mã người được cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Mã số thuế của người được cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Người được cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Tên, địa chỉ người được cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Mã phân loại giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Nhập mã phân loại giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành theo hướng dẫn tại tiêu chí 1.38 mẫu số 01 hoặc tiêu chí 2.33 mẫu số 02 Phụ lục này
Loại giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
1: Bản điện tử cấp thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
Tên giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
1: Giấy thông báo miễn kiểm tra
2: Giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành
3: Giấy đăng ký kiểm tra có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
4: Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc chứng từ tương đương
9: Chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành
Số giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Số giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Ngày giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Ngày ban hành giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Ngày hết hạn giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Ngày hết hạn giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành. Nếu giấy chứng nhận không ghi ngày hết hạn thì không nhập liệu chỉ tiêu này.
Nơi cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Cơ quan cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Người cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Các ghi chú khác trên giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Thông tin hàng hóa kèm theo giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
Mã HS của hàng hóa được kiểm tra chuyên ngành theo biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có)
Tên hàng hóa được được kiểm tra chuyên ngành
Số lượng hàng hóa được kiểm tra chuyên ngành
Đơn vị tính của số lượng hàng hóa được kiểm tra chuyên ngành
Trị giá hàng hóa được kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
Nguyên tệ của trị giá hàng hóa được kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
Chứng từ kiểm tra chuyên ngành (scan)
Đính kèm bản scan giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp chứng từ kiểm tra chuyên ngành được cấp dưới dạng bản giấy
Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận chứng từ
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Mã phân loại hình thức chứng từ
1: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Số Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
Ngày phát hành Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
Lĩnh vực/ngành nghề đã đăng ký chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
Văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu phải chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
Các ghi chú khác liên quan đến hóa đơn thương mại
Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư (scan)
Đính kèm bản scan Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận hợp đồng ủy thác
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Mã số thuế người ủy thác (nếu có)
Tên, địa chỉ của người nhận ủy thác
Đính kèm bản scan Hợp đồng ủy thác
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận Tờ khai trị giá
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Các ghi chú khác liên quan đến Tờ khai trị giá
Đính kèm bản scan Tờ khai trị giá đã được khai hoàn chỉnh
Chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O)
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận C/O
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Người có thẩm quyền ký trên C/O
1: Nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan
2: Nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
Chứng từ chứng nhận xuất xứ (scan)
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận Danh mục máy móc, thiết bị
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Các ghi chú khác liên quan đến Danh mục máy móc, thiết bị
Danh mục máy móc, thiết bị (scan)
Đính kèm bản scan Danh mục máy móc, thiết bị
Chứng từ xác định hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận chứng từ
Mã số thuế của người khai hải quan
Tên, địa chỉ người khai hải quan
Mã phân loại hình thức chứng từ
1: Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu
2: Hợp đồng cung cấp hàng hóa đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học
3: Hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học
Các ghi chú khác liên quan đến Chứng từ xác định hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%
Chứng từ xác định hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% (scan)
Đính kèm bản scan Chứng từ xác định hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%
3. Chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan điện tử không được khai bổ sung:
3.1. Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu
Mã hiệu phương thức vận chuyển (trừ trường hợp quy định tại khoản điểm b khoản 3 Điều 82 Thông tư này)
3.2. Trường hợp giải phóng hàng (BP), các chỉ tiêu sau không được khai bổ sung:
4. Chỉ tiêu thông tin được khai bổ sung
4.1. Chỉ tiêu thông tin Tờ khai bổ sung trong thông quan trên Hệ thống (IDE/EDE)
Các chỉ tiêu thông tin được khai bổ sung trong thông quan là các chỉ tiêu thông tin theo mẫu số 1 và mẫu số 2 điểm 1 Phụ lục này trừ các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 3.1 và điểm 4.3 Phụ lục này.
4.2. Chỉ tiêu thông tin Tờ khai bổ sung sau thông quan trên Hệ thống (AMA/AMC)
Khi thực hiện đăng ký thông tin tờ khai bổ sung sau thông quan.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai.
Nhập mã cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai ban đầu.
Nhập mã Đội thủ tục xử lý hồ sơ có liên quan (tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan - Đội thủ tục” trên website Hải quan www.customs.gov.vn.
Nhập một trong hai mã phân loại xuất nhập khẩu sau:
Nhập số tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.
Nhập mã loại hình của tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.
Nhập ngày khai báo xuất khẩu hoặc nhập khẩu của tờ khai ban đầu.
Nhập ngày thông quan của tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.
Nhập thời hạn tái xuất/tái nhập trong trường hợp tạm nhập/tạm xuất.
Nhập mã số thuế của người khai hải quan.
Nhập tên người khai hải quan trong trường hợp chưa được đăng ký với Hệ thống.
(1) Nhập mã bưu chính (không phải nhập trong trường hợp hệ thống không tự động hiển thị).
(2) Trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị khác với mã bưu chính khai báo thì nhập lại mã bưu chính đúng.
(1) Nhập địa chỉ của người khai hải quan (không phải nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị).
(2) Trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị địa chỉ khác với khai báo thì nhập lại địa chỉ đúng.
(1) Nhập số điện thoại của người khai hải quan.
(2) Không phải nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị.
(3) Trong trường hợp số điện thoại tự động hiển thị không đúng, nhập lại số điện thoại đúng.
Nhập một trong các mã lý do khai bổ sung sau:
“2”: Sai sót về trị giá hải quan.
Nhập mã đơn vị tiền tệ của tiền thuế (tham khảo bảng mã đơn vị tiền tệ trên website Hải quan www.customs.gov.vn
Nhập mã ngân hàng trả thuế thay, trường hợp ký hiệu và số chứng từ hạn mức đã được đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra những thông tin sau:
(1) Người sử dụng hạn mức phải là người xuất khẩu/nhập khẩu hoặc hạn mức được cấp đích danh cho đại lý hải quan.
(2) Ngày tiến hành nghiệp vụ này phải thuộc thời hạn còn hiệu lực của hạn mức ngân hàng đã đăng ký.
(1) Nhập năm phát hành hạn mức.
(2) Bắt buộc phải nhập trong trường hợp người khai hải quan đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng trả thuế thay”.
Kí hiệu chứng từ phát hành hạn mức
(1) Nhập ký hiệu của chứng từ hạn mức trên chứng thư hạn mức do ngân hàng cấp.
(2) Bắt buộc phải nhập trong trường hợp người khai hải quan đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng trả thuế thay”.
(2) Bắt buộc phải nhập trong trường hợp người khai hải quan đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng trả thuế thay”.
Nhập một trong các mã tương ứng như sau:
“A”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh riêng.
“B”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh chung.
“C”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế mà không sử dụng bảo lãnh.
“D” trong trường hợp nộp thuế ngay.
Nhập mã ngân hàng cung cấp bảo lãnh, trường hợp ký hiệu và số chứng từ hạn mức đã được đăng ký, hệ thống sẽ kiểm tra những thông tin sau:
(1) Người sử dụng chứng từ bảo lãnh phải là người nhập khẩu hoặc là chứng từ bảo lãnh được cấp đích danh cho đại lý hải quan.
(2) Ngày tiến hành nghiệp vụ này phải thuộc thời hạn còn hiệu lực của chứng từ bảo lãnh đã đăng ký.
(3) Trường hợp sử dụng chứng từ bảo lãnh riêng, chứng từ phải được sử dụng tại Chi cục Hải quan đã đăng ký.
(4) Nếu không thuộc trường hợp (1), mã của người được phép sử dụng chứng từ bảo lãnh đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu phải khớp với mã của người đăng nhập sử dụng nghiệp vụ này.
(5) Trường hợp đăng ký chứng từ bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai, số tờ khai đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu của bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.
(1) Nhập năm phát hành của chứng từ bảo lãnh do ngân hàng cấp.
(2) Bắt buộc nhập trong trường hợp người khai hải quan đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng bảo lãnh”.
Ký hiệu chứng từ phát hành bảo lãnh
(1) Nhập ký hiệu của chứng từ bảo lãnh do Ngân hàng cung cấp.
(2) Bắt buộc nhập trong trường hợp người khai hải quan đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng bảo lãnh”.
(1) Nhập số của chứng từ bảo lãnh do Ngân hàng cung cấp
(2) Bắt buộc nhập trong trường hợp người khai hải quan đã nhập liệu tại chỉ tiêu “Mã ngân hàng bảo lãnh”.
Mã tiền tệ trước khi khai bổ sung
Nhập mã tiền tệ của trị giá khai báo trước khi khai bổ sung.
Tỷ giá tiền thuế trước khi khai bổ sung
Nhập tỷ giá hối đoái trước khi khai bổ sung.
Mã tiền tệ sau khi khai bổ sung
Nhập mã tiền tệ của trị giá khai báo sau khi khai bổ sung.
Tỷ giá tiền thuế sau khi khai bổ sung
Nhập tỷ giá hối đoái sau khi khai bổ sung.
Nhập số quản lý của nội bộ doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng tính năng này để quản lý nội bộ.
Phần ghi chú (trước khi khai bổ sung)
Nhập nội dung liên quan trước khi khai bổ sung trong trường hợp nội dung này không phù hợp.
Phần ghi chú (sau khi khai bổ sung)
Nhập nội dung liên quan sau khi khai bổ sung trong trường hợp nội dung này không phù hợp để nhập vào các ô khác.
Thông tin khai báo chi tiết khai bổ sung
Số thứ tự dòng hàng trên tờ khai gốc
Nhập số thứ tự dòng hàng trên tờ khai gốc.
Mô tả hàng hóa trước khi khai bổ sung
Nhập mô tả hàng hóa trước khi khai bổ sung.
Mô tả hàng hóa sau khi khai bổ sung
(1) Nhập mô tả hàng hóa sau khi khai bổ sung.
(2) Trường hợp không khai bổ sung mô tả hàng hóa thì không cần phải nhập.
Mã nước xuất xứ trước khi khai bổ sung
Nhập mã nước xuất xứ trước khi khai bổ sung
Mã nước xuất xứ sau khi khai bổ sung
(1) Nhập mã nước xuất xứ sau khi khai bổ sung.
(2) Trường hợp không khai bổ sung mô tả hàng hóa thì không cần phải nhập.
Trị giá tính thuế trước khi khai bổ sung
(1) Nhập trị giá tính thuế trước khi khai bổ sung.
(2) Trong trường hợp khai bổ sung thêm dòng hàng mới thì nhập số “0” vào ô này.
Số lượng tính thuế trước khi khai bổ sung
(1) Nhập số lượng trước khi khai bổ sung
(2) Trong trường hợp khai bổ sung thêm dòng hàng mới thì nhập số “0” vào ô này.
Mã đơn vị tính của số lượng tính thuế trước khi khai bổ sung
Nhập mã đơn vị tính của số lượng hàng hóa tính thuế trước khi khai bổ sung.
Mã số hàng hóa trước khi khai bổ sung
(1) Nhập mã số hàng hóa trước khi khai bổ sung.
(2) Trong trường hợp khai bổ sung thêm dòng hàng mới thì nhập số “0”.
Thuế suất trước khi khai bổ sung
(1) Nhập thuế suất trước khi khai bổ sung.
(2) Nhập “KCT” trong trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế.
(3) Nhập số “0” trong trường hợp khai bổ sung dòng hàng mới.
Số tiền thuế phải nộp trước khi khai bổ sung
Nhập số tiền thuế phải nộp trước khi khai bổ sung.
Trị giá tính thuế sau khi khai bổ sung
Nhập trị giá tính thuế sau khi khai bổ sung.
Số lượng tính thuế sau khi khai bổ sung
Nhập số lượng tính thuế sau khi khai bổ sung.
Mã đơn vị tính của số lượng tính thuế sau khi khai bổ sung
Nhập mã đơn vị tính của số lượng tính thuế sau khi khai bổ sung.
Mã số hàng hóa sau khi khai bổ sung
(1) Nhập mã số hàng hóa sau khi khai bổ sung.
(2) Nhập “0” trong trường hợp dòng hàng này chỉ có tại tờ khai gốc.
(3) Có thể không nhập liệu nếu mã HS không thay đổi so với mã HS của tờ khai gốc.
(1) Nhập thuế suất sau khi khai bổ sung.
(2) Nhập “0” trong trường hợp dòng hàng này chỉ có tại tờ khai gốc.
(3) Có thể không nhập liệu nếu thuế suất trùng với thuế suất của tờ khai gốc.
Số tiền thuế sau khi khai bổ sung
(1) Nhập số tiền thuế sau khi khai bổ sung.
(2) Nhập “*” sau đó nhập số tiền miễn thuế trong trường hợp được miễn thuế.
(3) Nhập “0” trong trường hợp khai bổ sung bỏ đi 1 dòng hàng.
Trị giá tính thuế trước khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập trị giá tính thuế trước khi khai bổ sung.
(2) Nhập số “0” trong trường hợp khai bổ sung dòng hàng mới.
Số lượng tính thuế trước khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập trị số lượng tính thuế trước khi khai bổ sung.
(2) Nhập số “0” trong trường hợp khai bổ sung dòng hàng mới.
Mã đơn vị số lượng tính thuế trước khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
Nhập mã đơn vị tính số lượng tính thuế trước khi khai bổ sung
Mã xác định thuế suất trước khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập mã áp dụng thuế suất trước khi khai bổ sung.
(2) Nhập “0” trong trường hợp khai bổ sung dòng hàng mới.
Thuế suất trước khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập thuế suất trước khi khai bổ sung.
(2) Nhập “0” trong trường hợp khai bổ sung dòng hàng mới .
Số tiền thuế trước khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập số tiền thuế trước khi khai bổ sung.
(2) Nhập “*” sau đó nhập số tiền được miễn trong trường hợp được miễn thuế.
(3) Nhập số “0” trong trường hợp khai bổ sung dòng hàng mới.
Trị giá tính thuế sau khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập trị giá tính thuế sau khi khai bổ sung.
(2) Nhập “0” trong trường hợp dòng hàng này chỉ có ở tờ khai gốc.
(3) Có thể không nhập nếu thuế và thu khác không thay đổi so với tờ khai gốc.
Số lượng tính thuế sau khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập số lượng tính thuế sau khi sau bổ sung.
(2) Nhập “0” trong trường hợp dòng hàng này chỉ có ở tờ khai gốc.
(3) Có thể không nhập nếu thuế và thu khác không thay đổi so với tờ khai gốc.
Mã đơn vị tính số lượng tính thuế sau khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
Nhập mã đơn vị tính số lượng tính thuế sau khai bổ sung.
Mã xác định thuế suất sau khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập mã thuế suất sau khi khai bổ sung.
(2) Nhập “0” trong trường hợp dòng hàng này chỉ có ở tờ khai gốc.
(3) Có thể không nhập nếu mã áp dụng thuế suất không thay đổi so với tờ khai gốc.
Thuế suất sau khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập thuế suất sau khi khai bổ sung.
(2) Nhập “0” trong trường hợp dòng hàng này chỉ có ở tờ khai gốc.
(3) Có thể không nhập nếu thuế suất không thay đổi so với tờ khai gốc.
Số tiền thuế sau khi khai bổ sung (thuế và thu khác)
(1) Nhập số tiền thuế sau khi khai bổ sung.
(2) Nhập “*” sau đó nhập số tiền được miễn trong trường hợp được miễn thuế.
(3) Nhập “0” trong trường hợp dòng hàng này chỉ có ở tờ khai gốc.
(4) Có thể không nhập nếu số tiền thuế không thay đổi so với tờ khai gốc.
4.3. Chỉ tiêu thông tin khai bổ sung đối với tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đối với những chỉ tiêu thông tin không quy định tại điểm 4.1 và 4.2 Phụ lục này
Khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Không phải nhập liệu, hệ thống hải quan tự động cấp số tờ khai bổ sung
Không phải nhập liệu, hệ thống hải quan tự động ghi nhận ngày đăng ký tờ khai bổ sung
Nhập mã cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai ban đầu.
Nhập số tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.
Nhập ngày khai báo xuất khẩu hoặc nhập khẩu của tờ khai ban đầu.
Nhập ngày thông quan của tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.
Nhập mã loại hình của tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.
Nhập mã số thuế của người khai hải quan.
Nhập tên người khai hải quan trong trường hợp chưa được đăng ký với Hệ thống.
(1) Nhập địa chỉ của người khai hải quan (không phải nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị).
(2) Trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị địa chỉ khác với khai báo thì nhập lại địa chỉ đúng.
(1) Nhập số điện thoại của người khai hải quan.
(2) Không phải nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị.
(3) Trong trường hợp số điện thoại tự động hiển thị không đúng, nhập lại số điện thoại đúng.
Thông tin khai báo chi tiết khai bổ sung
Chỉ tiêu thông tin khai bổ sung
Tên chỉ tiêu thông tin cần khai bổ sung.
Nội dung trước khi khai bổ sung
Nhập nội dung trước khi khai bổ sung
Nhập nội dung sau khi khai bổ sung
Liệt kê các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung gửi kèm
5. Chỉ tiêu thông tin đề nghị hủy tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu
Đề nghị hủy tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu
Không phải nhập liệu, hệ thống hải quan tự động ghi nhận ngày đề nghị hủy tờ khai.
Nhập ngày khai báo xuất khẩu hoặc nhập khẩu của tờ khai ban đầu.
Nhập ngày thông quan của tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.
Nhập mã loại hình của tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu đề nghị hủy
Nhập mã cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai ban đầu.
Nhập mã số thuế của người khai hải quan.
Nhập tên người khai hải quan trong trường hợp chưa được đăng ký với Hệ thống
Địa chỉ của người khai hải quan
(1) Nhập địa chỉ của người khai hải quan (không phải nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị).
(2) Trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị địa chỉ khác với khai báo thì nhập lại địa chỉ đúng.
(1) Nhập số điện thoại của người khai hải quan.
(2) Không phải nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị.
(3) Trong trường hợp số điện thoại tự động hiển thị không đúng, nhập lại số điện thoại đúng.
Nhập một trong các mã lý do hủy sau:
“1”: Hủy do quá thời hạn hiệu lực của tờ khai.
“2”: Hủy do khai trùng thông tin tờ khai.
“3”: Hủy do Hệ thống gặp sự cố.
“4”: Hủy do hàng hóa không xuất khẩu, nhập khẩu.
“5”: Hủy do đưa vào nội địa để sửa chữa, tái chế.
“6”: Hủy do không đáp ứng yêu cầu kiểm tra chuyên ngành.
“7”: Hủy do khai sai các tiêu chí không được khai bổ sung.
Nhập chi tiết lý do hủy tờ khai.
Liệt kê các chứng từ chứng minh việc hủy tờ khai gửi kèm
6. Chỉ tiêu thông tin liên quan đến Tờ khai vận chuyển độc lập
6.1. Chỉ tiêu thông tin tờ khai vận chuyển độc lập
Khi thực hiện đăng ký trước thông tin tờ khai vận chuyển độc lập
(1) Trường hợp đăng ký mới, người khai không phải nhập số tờ khai.
Lưu ý: cơ quan Hải quan và các cơ quan khác có liên quan sử dụng 11 ký tự đầu của số tờ khai. Ký tự thứ 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung.
(2) Trường hợp sửa tờ khai, người khai bắt buộc phải nhập số tờ khai cần sửa
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc địa điểm thu gom hàng lẻ hoặc đến cửa khẩu khác, người khai hải quan chọn mã I.
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu vận chuyển, từ cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ đến cửa khẩu xuất, người khai hải quan chọn mã E.
- Trường hợp hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền Việt Nam và khai báo tờ khai vận chuyển khác, người khai hải quan chọn mã C.
Là mã cơ quan Hải quan nơi tờ khai vận chuyển được gửi tới để xử lý (cơ quan Hải quan giám sát địa điểm lưu giữ hàng hóa). Mã này có tối đa 6 ký tự và được nhập theo 1 trong 2 cơ chế:
- Hệ thống tự động quyết định dựa trên thông tin khai báo về Mã khu vực lưu giữ hàng hóa, hoặc;
- Người khai nhập khi Mã cơ quan Hải quan nơi tiếp nhận và xử lý tờ khai vận chuyển khác với Mã do hệ thống quyết định.
1. Người khai hải quan có thể là người xuất khẩu, người nhập khẩu, hãng vận tải, đại lý hải quan hoặc công ty logistics, cụ thể theo từng loại hình hàng hóa như sau:
- Đối với hàng hóa quá cảnh: là công ty kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn: người phát hành vận đơn hoặc đại lý người phát hành vận đơn tại Việt Nam hoặc đại lý hải quan trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan qua đại lý hải quan.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho hàng không kéo dài: chủ kho hàng không kéo dài
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) và ngược lại: người phát hành vận đơn gom hàng hoặc đại lý của người phát hành vận đơn tại Việt Nam hoặc người kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa (ICD) đến cửa khẩu xuất: người phát hành vận đơn tại ICD hoặc đại lý hải quan trong trường hợp ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ Kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất: chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan trong trường hợp được ủy quyền khai hải quan.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển phát nhanh và hàng bưu chính vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung và ngược lại hàng hóa xuất khẩu chuyển phát nhanh và bưu chính đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho ngoại quan đến địa tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung: doanh nghiệp chuyển phát nhanh/bưu chính.
(2) Người khai hải quan sử dụng chữ ký số của mình để thực hiện khai báo, Hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin mã người khai hải quan.
Hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin tên người khai hải quan.
Nhập mã số thuế của người vận chuyển hàng hóa.
Người vận chuyển có thể là người xuất khẩu, người nhập khẩu, hãng vận tải, đại lý hải quan hoặc công ty logistics, cụ thể theo từng loại hình hàng hóa như sau:
+ Trường hợp người khai hải quan đồng thời là người vận chuyển: công ty kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
+ Trường hợp công ty kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa thuê công ty khác vận chuyển hàng hóa quá cảnh: công ty vận chuyển.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn: công ty chịu trách nhiệm vận chuyển chặng nội địa của Việt Nam.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho hàng không kéo dài: công ty vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu về kho hàng không kéo dài.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) và ngược lại: công ty vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu về địa điểm thu gom hàng lẻ.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa (ICD) đến cửa khẩu xuất: công ty vận chuyển hàng hóa từ ICD ra cửa khẩu xuất.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ Kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất: công ty vận chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển phát nhanh và hàng bưu chính vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung và ngược lại hàng hóa xuất khẩu chuyển phát nhanh và bưu chính đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho ngoại quan đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung: công ty vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung và ngược lại hàng hóa xuất khẩu chuyển phát nhanh và bưu chính đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho ngoại quan đến địa tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung.
- Trường hợp Mã nhà vận chuyển đã được đăng ký trước trên hệ thống là người xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì không phải khai báo mục này.
- Các trường hợp khác, người khai phải khai báo mục này.
- Trường hợp mã nhà vận chuyển đã được đăng ký trước trên hệ thống thì không phải khai báo mục này. Khi thông tin này thay đổi so với thông tin đã đăng ký trước đó thì người khai thực hiện việc khai báo mục này.
- Các trường hợp khác, người khai phải khai báo mục này.
Số hợp đồng vận chuyển/Số của giấy tờ tương đương
- Trường hợp hàng hóa quá cảnh thì người khai phải khai báo mục này.
Ngày hợp đồng vận chuyển/Ngày của giấy tờ tương đương
- Trường hợp hàng hóa quá cảnh thì người khai phải khai báo mục này.
Ngày hết hạn hợp đồng vận chuyển/Ngày hết hạn của giấy tờ tương đương
- Trường hợp hàng hóa quá cảnh thì người khai phải khai báo mục này.
Lựa chọn một trong các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa do hệ thống đưa ra gồm:
(1) Trường hợp chọn mã I tại tiêu chí “Cờ báo nhập khẩu/xuất khẩu” thì chọn một trong các mã sau:
- ICD: Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận tải đơn.
- IFS: Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về địa điểm thu gom hàng lẻ;
- ILS: Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho hàng không kéo dài;
- IBC: Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung tại cửa khẩu nhập;
- IEC: Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh;
- IMC: Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung đối với hàng bưu chính;
- ITH: Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu khác.
(2) Trường hợp chọn mã E tại tiêu chí “Cờ báo nhập khẩu/xuất khẩu” thì chọn một trong các mã sau:
- ECD: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa đến cửa khẩu xuất.
- EFS: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ địa điểm thu gom hàng lẻ đến cửa khẩu xuất.
- ELS: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất.
- EBD: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất.
- ECP: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đến cửa khẩu xuất.
- EEC: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh đến cửa khẩu xuất.
- EMC: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến cửa khẩu xuất.
- ECH: Hàng hóa xuất khẩu thực hiện thủ tục hải quan vận chuyển độc lập đã xác nhận vận chuyển đến đích sau đó thay đổi cửa khẩu xuất;
- ESD: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho CFS, kho ngoại quan đến cảng cạn;
- EBM: Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho ngoại quan đến địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, hàng bưu chính;
- ETH: Hàng hóa xuất khẩu khác.
(3) Trường hợp chọn mã C tại tiêu chí “Cờ báo nhập khẩu/xuất khẩu” thì chọn một trong các mã sau:
Việc khai báo mã mục đích vận chuyển sử dụng cho vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và khác phải tương ứng với việc khai Cờ báo nhập khẩu/xuất khẩu.
1. Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển phù hợp với thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập:
EA: Vận chuyển nói chung (trường hợp vận chuyển có nhiều điểm xếp/dỡ hàng)
QU: Vận chuyển hàng phải qua kiểm dịch, hàng XNK có điều kiện
KS: Vận chuyển hàng hóa có thủ tục đơn giản
CT: Vận chuyển có chuyển đổi phương tiện vận tải
2. Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập thì khai KS (vận chuyển hàng hóa có thủ tục đơn giản).
Ngày dự kiến bắt đầu vận chuyển
Ngày dự kiến bắt đầu vận chuyển khai báo phải nằm trong khoảng thời gian đăng ký tính từ ngày hiện hành theo hệ thống.
Thời gian dự kiến bắt đầu vận chuyển
Khai thời gian dự kiến bắt đầu vận chuyển VD: trường hợp thời gian dự kiến bắt đầu vận chuyển là 7 giờ tối thì khai là 19.
Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển
Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển khai báo phải trùng hoặc sau ngày (>=) dự kiến bắt đầu vận chuyển.
Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển không quá 01 ngày đối với quãng đường dưới 500km và không quá 03 ngày đối với quãng đường từ 500km trở lên.
Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa, thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển không quá 02 ngày đối với quãng đường dưới 500km và không quá 05 ngày đối với quãng đường từ 500km trở lên
Thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển
Khai thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển
VD: trường hợp thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển là 7 giờ sáng thì khai là 07.
Mã địa điểm xếp hàng (Khu vực chịu sự giám sát Hải quan)
Người khai hải quan nhập một trong các thông tin khai báo sau:
- Mã địa điểm xếp hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan).
- Trường hợp Mã vị trí xếp hàng (nơi chất hàng) đã được nhập thì không phải nhập Mã địa điểm xếp hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan).
Tham khảo bảng mã địa điểm xếp hàng và dỡ hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan/khai báo vận chuyển độc lập/OLA) trên website: www.customs.gov.vn
Người khai hải quan khai báo một trong các thông tin sau:
- Mã vị trí xếp hàng (nơi chất hàng).
- Trường hợp mã địa điểm xếp hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan) đã được nhập thì không phải nhập mã vị trí xếp hàng (nơi chất hàng)
Tham khảo bảng mã vị trí xếp - dỡ hàng trên website: www.customs.gov.vn
(1) Người khai hải quan phải khai chỉ tiêu thông tin này trong các trường hợp sau:
- Loại hình vận chuyển khai báo là PT, hoặc;
- Đã khai báo mã vị trí xếp hàng (nơi chất hàng).
(2) Các trường hợp khác, người khai không bắt buộc phải khai báo chỉ tiêu này.
Tham khảo bảng mã cảng/ cửa khẩu/ ga xếp hàng trên website: www.customs.gov.vn
Hệ thống tự động hỗ trợ cung cấp tên địa điểm xếp hàng trong trường hợp người khai hải quan khai thông tin tại ô “Địa điểm xếp hàng”.
Trong trường hợp Hệ thống không tự động hỗ trợ cung cấp tên địa điểm xếp hàng, người khai hải quan khai tên của địa điểm xếp hàng.
Mã địa điểm dỡ hàng (Khu vực chịu sự giám sát Hải quan)
Người khai hải quan nhập một trong các thông tin khai báo sau:
- Mã địa điểm dỡ hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan).
- Trường hợp mã vị trí dỡ hàng (nơi dỡ hàng) đã được nhập thì không phải nhập mã địa điểm dỡ hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan).
Tham khảo bảng mã địa điểm xếp hàng và dỡ hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan/khai báo vận chuyển độc lập/OLA) trên website: www.customs.gov.vn.
Người khai hải quan khai báo một trong các thông tin sau:
- Mã vị trí dỡ hàng (nơi dỡ hàng).
- Trường hợp mã địa điểm dỡ hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan) đã được nhập thì không phải nhập mã vị trí dỡ hàng (nơi dỡ hàng).
Tham khảo bảng mã vị trí xếp - dỡ hàng trên website: www.customs.gov.vn
Mã cảng/cửa khẩu/ga dỡ hàng (Mã cảng dỡ hàng)
(1) Người khai hải quan phải khai chỉ tiêu thông tin này trong trường hợp đã khai báo mã vị trí dỡ hàng (nơi dỡ hàng).
(2) Các trường hợp khác, người khai không bắt buộc phải khai báo chỉ tiêu này.
Tham khảo bảng mã cảng/ cửa khẩu/ ga dỡ hàng trên website: www.customs.gov.vn.
Hệ thống tự động hỗ trợ cung cấp tên địa điểm dỡ hàng trong trường hợp người khai hải quan khai thông tin tại ô “Địa điểm dỡ hàng”.
Trong trường hợp Hệ thống không tự động hỗ trợ cung cấp tên địa điểm dỡ hàng, người khai hải quan khai tên của địa điểm dỡ hàng.
Khai thông tin về tuyến đường vận chuyển chính của hàng hóa. Độ dài khai báo tối đa là 35 ký tự không dấu.
Ví dụ: hàng hóa vận chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội và đi trên Quốc lộ 5 thì khai là HP-HN QL5.
Trường hợp phải nộp bảo lãnh theo quy định của pháp luật thì khai như sau:
Trường hợp sử dụng bảo lãnh chung (B) thì phải nhập mã của ngân hàng bảo lãnh. Tham khảo mã ngân hàng trên website: www.customs.gov.vn
Trường hợp sử dụng bảo lãnh chung (B) thì nhập thông tin về năm phát hành bảo lãnh theo định dạng YYYY.
Trường hợp sử dụng bảo lãnh chung (B) thì nhập thông tin về ký hiệu của chứng từ bảo lãnh.
Trường hợp sử dụng bảo lãnh chung (B) thì nhập thông tin về số chứng từ bảo lãnh.
Khai số tiền bảo lãnh do người khai hải quan tự tính.
Người khai khai báo tại mục này các thông tin khác cần làm rõ phục vụ cho mục đích khai báo.
Trường hợp loại hình vận chuyển là QU, người khai phải khai báo thông tin về địa điểm kiểm dịch tại mục này.
Số hàng hóa (Số B/L, số AWB v.v. ...)
Là chỉ tiêu khai báo bắt buộc mà người khai phải khai báo. Số này có độ dài tối đa 35 ký tự không dấu. Cụ thể:
- Trường hợp 1: Hàng hóa có bản lược khai hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (sea manifest), nhập số vận đơn (số B/L)
- Trường hợp 2: Hàng hóa có bản lược khai hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không (air manifest), nhập số vận đơn (số AWB)
- Trường hợp 3: Hàng hóa có bảng lược khai hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt (railway manifest), nhập số vận đơn (số B/L)
(i) Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu bằng ô tô hoặc
(ii) Vận chuyển hàng hóa giữa 2 kho của gia công/SXXK/DN chế xuất (nhà máy bảo thuế), người khai nhập số quản lý hàng hóa theo định dạng dưới đây:
+ Đối với vận chuyển hàng hóa nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa giữa 2 nhà máy bảo thuế bằng ô tô: Người khai nhập số quản lý hàng hóa theo cấu trúc AAAAAAAAAAAAA, BBBBBBBBBBBB.
Trong đó AAAAAAAAAAAAA là mã số thuế của người nhập khẩu (13 ký tự), BBBBBBBBBBBB là số ký hiệu do người khai hải quan tự lập (tối đa 12 ký tự).
+ Đối với vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng ô tô: người khai nhập số quản lý hàng hóa theo cấu trúc CCCCCCCCCCCCC, BBBBBBBBBBBB.
Trong đó CCCCCCCCCCCCC là mã số thuế của người xuất khẩu (13 ký tự), BBBBBBBBBBBB là số ký hiệu do người khai hải quan tự lập (tối đa 12 ký tự).
Lưu ý: giữa mã số thuế của người xuất khẩu, nhập khẩu và số ký hiệu do người khai hải quan tự lập trong số quản lý hàng hóa được phân cách bằng dấu phẩy (,).
- Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập thì tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” thực hiện khai báo như sau:
+ Trường hợp hàng nhập khẩu và hàng quá cảnh nhập khẩu có trên 05 vận đơn nhưng có số lượng container hoặc gói, kiện rời nhỏ hơn 100:
++ Lập Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu theo mẫu số 11 Phụ lục II Thông tư này;
++ Sử dụng số Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu để khai báo vào tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” trên tờ khai vận chuyển độc lập.
+ Trường hợp hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh nhập khẩu có trên 100 container hoặc gói, kiện rời (không giới hạn số vận đơn);
++ Lập Bản kê danh sách container/kiện/gói theo mẫu số 10 Phụ lục II Thông tư này (không phải lập thêm Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu);
++ Sử dụng số Bản kê danh sách container/kiện/gói để khai vào tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” trên tờ khai vận chuyển độc lập.
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh nhập khẩu dưới 5 vận đơn và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu dưới 50 tờ khai xuất, nhưng có trên 100 container hoặc gói, kiện rời thì ngoài việc lập Bản kê danh sách container/kiện/gói, người khai hải quan vẫn phải khai đầy đủ thông tin tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” hoặc “Số tờ khai xuất khẩu”.
- Đối với vận chuyển hàng hóa có số quản lý hàng hóa khai báo theo các trường hợp 1, 2, 3 tại chỉ tiêu số 7.35 nêu trên người khai bắt buộc nhập ngày vận đơn.
- Đối với vận chuyển hàng hóa có số quản lý hàng hóa khai báo theo trường hợp 4 tại chỉ tiêu số 7.35 nêu trên, người khai khai báo ngày thực hiện nghiệp vụ OLC.
- Ngày khai báo là 08 ký tự không dấu và được nhập theo dạng DDMMYYYY.
Người khai khai báo tên hàng hóa vận chuyển. Trường hợp lô hàng thuộc một vận đơn có nhiều chủng loại thì người khai khai báo tên của những hàng hóa có giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị lô hàng.
Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập thì thực hiện khai tại tiêu chí “Tên hàng” như sau: trường hợp hàng xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh xuất khẩu có nhiều tên hàng thì người khai không phải khai tên hàng, ghi “chi tiết theo tờ khai xuất khẩu”; trường hợp hàng hóa nhập khẩu thì ghi “chi tiết theo vận đơn”.
Người khai khai báo mã số HS đại diện (ở mức độ 4 số) của loại hàng có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị lô hàng.
Khai báo ký, số hiệu của hàng hóa.
Ngày nhập kho lần đầu, nhập kho ngoại quan
- Trường hợp hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, người khai phải khai báo ngày đưa hàng vào kho lần đầu.
- Trường hợp hàng hóa đưa vào kho ngoại quan từ 2 lần trở lên, người khai khai báo ngày đưa hàng vào kho của lần đầu tiên.
- Các trường hợp khác không bắt buộc phải khai báo.
Khai ngày đưa hàng vào kho theo dạng DDMMYYYY.
Phân loại sản phẩm sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu
Mã nước sản xuất hoặc nơi sản xuất
Khai mã nước sản xuất hoặc nơi sản xuất của hàng hóa vận chuyển.
Tham khảo bảng mã nước trên website: www.customs.gov.vn
Đối với vận chuyển của hàng hóa nhập khẩu, ngoại trừ loại hình vận chuyển khai báo là KS thông tin này bắt buộc phải khai.
Khai mã địa điểm xuất phát của hàng hóa vận chuyển.
Tham khảo mã cảng/cửa khẩu/ga xếp hàng trên website: www.customs.gov.vn
- Đối với vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, ngoại trừ loại hình vận chuyển khai báo là KS người khai bắt buộc phải khai báo mã địa điểm xuất phát là mã cảng, mã sân bay xếp hàng ở nước ngoài. Đối với vận chuyển hàng hóa nhập khẩu có loại hình vận chuyển khai báo là KS, người khai có thể khai báo mã này.
- Đối với vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, ngoại trừ loại hình vận chuyển khai báo là KS, người khai phải khai báo mã địa điểm xuất phát là mã cảng, mã sân bay, mã cửa khẩu xếp hàng tại Việt Nam. Đối với vận chuyển hàng hóa xuất khẩu có loại hình vận chuyển khai báo là KS người khai có thể khai báo mã này.
- Đối với vận chuyển hàng hóa khác (vận chuyển hàng hóa giữa 2 khu vực lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan), người khai không phải khai báo mã này.
- Trường hợp địa điểm xuất phát không có mã UN/LOCODE, Người khai nhập mã nước (02 ký tự) + “ZZZ”
Người khai khai báo mã địa điểm đích của hàng hóa vận chuyển.
Tham khảo mã cảng/cửa khẩu/ga xếp hàng trên website: www.customs.gov.vn
- Đối với vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, ngoại trừ loại hình vận chuyển khai báo là KS, người khai bắt buộc phải khai báo mã địa điểm đích là mã cảng, mã sân bay, mã cửa khẩu nơi hàng đến tại Việt Nam. Đối với vận chuyển hàng hóa nhập khẩu có loại hình vận chuyển khai báo là KS hoặc PT, người khai có thể khai báo mã này.
- Đối với vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, ngoại trừ loại hình vận chuyển khai báo là KS, người khai phải khai báo mã địa điểm đích là mã cảng, mã sân bay nơi dỡ hàng tại nước ngoài. Đối với vận chuyển hàng hóa xuất khẩu có loại hình vận chuyển khai báo là KS người khai có thể khai báo mã này.
- Đối với vận chuyển hàng hóa khác (vận chuyển hàng hóa giữa 2 khu vực lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan), người khai không phải khai báo mã này.
- Trường hợp địa điểm xuất phát không có mã UN/LOCODE, Người khai nhập mã nước (02 ký tự) + “ZZZ”
- Khai mã S đối với bản lược khai hàng hóa đường biển (sea manifest),.
- Khai mã A đối với bản lược khai hàng hóa đường hàng không (air manifest),
- Khai mã R đối với bản lược khai hàng hóa đường sắt (Railway manifest)
- Khai mã V đối với trường hợp khác.
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển bằng đường sông, đường thủy nội địa, đường biển, người khai khai báo hô hiệu của tàu (tối đa 35 ký tự)
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không, người khai khai báo số hiệu của chuyến bay và ngày tháng của chuyến bay theo định dạng như sau: Số hiệu chuyến bay/Ngày tháng. Trong đó: Số hiệu chuyến bay có 02 ký tự đầu là mã của hãng hàng không, các ký tự còn lại là số chuyến bay; Ngày tháng của chuyến bay được nhập theo định dạng DDMMM
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển bằng đường sắt có bảng lược khai hàng hóa (Railway manifest), khai báo số hiệu chuyến tàu (tối đa 10 ký tự).
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển bằng đường bộ, người khai khai báo biển số phương tiện theo định dạng như sau: “Mã quốc gia đăng ký phương tiện (2 ký tự)- Biển số phương tiện” (tối đa 35 ký tự).
Hệ thống tự động xuất ra tên tàu biển chở hàng.
Trường hợp hệ thống không tự động hỗ trợ xuất ra tên tàu biển chở hàng thì khai tên của tàu.
Trường hợp hàng hóa không vận chuyển bằng đường biển thì không khai ô này.
Ngày dự kiến đến / Ngày dự kiến xuất phát
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, người khai khai báo ngày dự kiến phương tiện vận chuyển đến cửa khẩu.
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, người khai khai báo ngày phương tiện vận chuyển dự kiến xuất cảnh.
Ngày tháng khai báo được nhập theo định dạng DDMMYYYY
Trường hợp loại hình vận chuyển khai báo là KS, không phải khai tại ô này.
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, ngoại trừ loại hình vận chuyển khai báo là KS và PT, người khai hải quan khai mã số thuế của người nhập khẩu.
- Đối với các trường hợp khác, người khai hải quan không bắt buộc khai mã số thuế của người nhập khẩu.
- Trường hợp đã khai mã người nhập khẩu được đăng ký trước trên hệ thống thì hệ thống tự động xuất ra tên người nhập khẩu.
- Trường hợp đã khai mã người nhập khẩu nhưng chưa được đăng ký trước trên hệ thống thì khai tên người nhập khẩu tại ô này.
- Trường hợp khác, khai tên người nhập khẩu tại ô này.
- Trường hợp đã khai mã người nhập khẩu được đăng ký trước trên hệ thống thì hệ thống tự động xuất ra địa chỉ người nhập khẩu.
- Trường hợp đã khai mã người nhập khẩu nhưng chưa được đăng ký trước trên hệ thống thì khai địa chỉ người nhập khẩu tại ô này.
- Trường hợp khác, khai địa chỉ người nhập khẩu tại ô này
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, ngoại trừ loại hình vận chuyển khai báo là KS và PT, người khai hải quan khai mã số thuế của người xuất khẩu.
- Đối với các trường hợp khác, người khai hải quan không bắt buộc khai mã số thuế của người xuất khẩu.
- Trường hợp đã khai mã người xuất khẩu được đăng ký trước trên hệ thống thì hệ thống tự động xuất ra tên người xuất khẩu.
- Trường hợp đã khai mã người xuất khẩu nhưng chưa được đăng ký trước trên hệ thống thì khai tên người xuất khẩu tại ô này.
- Trường hợp khác, khai tên người xuất khẩu tại ô này.
- Trường hợp đã khai mã người xuất khẩu được đăng ký trước trên hệ thống thì hệ thống tự động xuất ra địa chỉ người xuất khẩu.
- Trường hợp đã khai mã người xuất khẩu nhưng chưa được đăng ký trước trên hệ thống thì khai địa chỉ người xuất khẩu tại ô này.
- Trường hợp khác, khai địa chỉ người xuất khẩu tại ô này
Người khai khai báo mã của người ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu trong trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu biết).
Không khai tại ô này trong trường hợp không khai tại ô “Mã người ủy thác”
Không khai tại ô này trong trường hợp không khai tại ô “Mã người ủy thác”
Khai mã của các văn bản pháp luật khác có liên quan đến vận chuyển hàng hóa (nếu có).
Tham khảo bảng mã văn bản pháp quy trên website: www.customs.gov.vn
Khai số lượng của hàng hóa vận chuyển tại mục này. Số lượng khai báo là số nguyên.
Trường hợp hàng hóa không có số lượng cụ thể, nhập số “1” vào mục này.
Ô 2: Khai mã đơn vị tính (mã loại đóng gói) tương ứng với phần số lượng đã khai báo tại ô 1.
Tham khảo bảng Mã đơn vị tính trên website: www.customs.gov.vn
Ô 1: Khai tổng trọng lượng của hàng hóa vận chuyển tại mục này tương ứng với số lượng và đơn vị tính đã khai báo tại chỉ tiêu “Số lượng”.
Tổng trọng lượng khai báo tối đa có 6 chữ số nguyên và 3 chữ số thập phân.
Ô 2: Khai mã đơn vị trọng lượng tại mục này tương ứng với tổng trọng lượng đã khai báo tại ô 1 (ví dụ: KGM cho kilogram, TNE cho tấn, LBR cho pao...)
Tham khảo bảng Mã đơn vị tính trên website: www.customs.gov.vn
Ô 1: Khai thể tích của hàng hóa vận chuyển tại mục này tương ứng với số lượng đã khai báo tại ô “Số lượng” nêu trên.
Thể tích khai báo tối đa có 6 chữ số nguyên và 3 chữ số thập phân.
Ô 2: Khai mã đơn vị thể tích tại mục này tương ứng với thể tích đã khai báo tại ô 1 nêu trên (ví dụ: MTQ cho mét khối, FTQ cho phút khối...)
Tham khảo bảng Mã đơn vị tính trên website: www.customs.gov.vn
Ô 1: Khai trị giá của hàng hóa vận chuyển tại mục này, ngoại trừ hàng hóa vận chuyển có loại hình khai báo là "KS".
Trường hợp đơn vị tiền tệ khai báo là “VND”, người khai chỉ có thể khai được trị giá theo số nguyên. Đối với các đơn vị tiền tệ khai báo khác, người khai có thể khai trị giá tối đa đến 4 chữ số thập phân.
Ô 2: Khai mã loại tiền tệ của trị giá hàng hóa đã khai báo tại ô 1 nêu trên tại mục này Tham khảo bảng Mã đơn vị trên website: www.customs.gov.vn
Mã đánh dấu hàng hóa tại điểm khởi hành
Trường hợp hàng hóa vận chuyển cần có lưu ý riêng, ví dụ như hàng dễ vỡ, hàng chất lỏng... thì khai vào mục này.
Khai tối đa 05 mã đánh dấu hàng hóa cho mỗi mặt hàng khai báo.
Tham khảo bảng Mã đánh dấu hàng hóa tại điểm khởi hành trên website: www.customs.gov.vn
Trường hợp vận chuyển hàng hóa phải có giấy phép hoặc thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, khai số của giấy phép hoặc số văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành tại ô này.
Khai ngày bắt đầu có hiệu lực của giấy phép hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành đã khai tại ô “Số giấy phép”. Ngày khai báo có định dạng DDMMYYYY.
Khai ngày hết hạn (ngày hết hiệu lực) của giấy phép hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành đã khai tại ô “Số giấy phép”.
Ngày khai báo có định dạng DDMMYYYY.
Khai các nội dung khác cần lưu ý đối với từng loại hàng hóa vận chuyển tại mục này.
Khai số hiệu tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu có) của hàng hóa vận chuyển tại mục này. Số lượng tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu tối đa có thể khai là 50 tờ khai.
- Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập (hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu có trên 50 tờ khai xuất khẩu nhưng có số lượng container hoặc gói, kiện rời nhỏ hơn 100) thì lập Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu theo mẫu số 11 Phụ lục II Thông tư này.
Đối với các mục khai báo từ 66 đến 68 dưới đây, người khai có thể khai báo 100 lần cho mỗi mục
Số hiệu container/số hiệu toa/số hiệu kiện
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, khai số hiệu container
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, khai số hiệu kiện hàng, ví dụ số pallét, ULD, thùng...
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, khai số hiệu toa tàu.
- Trường hợp hàng hóa là hàng rời, hàng lẻ vận chuyển bằng ô tô, không phải khai tại ô này.
- Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập: hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh nhập khẩu có trên 100 container hoặc gói, kiện rời (không giới hạn số vận đơn); và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu có số lượng container hoặc gói, kiện rời lớn hơn 100 (không giới hạn số lượng tờ khai xuất khẩu) thì lập Bản kê danh sách container/gói/kiện rời theo mẫu số 10 Phụ lục II Thông tư này (không phải lập thêm Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu).
- Riêng trường hợp hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh nhập khẩu dưới 5 vận đơn và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu dưới 50 tờ khai xuất, nhưng có trên 100 container hoặc gói, kiện rời thì ngoài việc lập Bản kê hàng hóa, người khai hải quan vẫn phải khai đầy đủ thông tin tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” hoặc “Số tờ khai xuất khẩu”.
Khai số cột của vận đơn (B/L) tương ứng với số hiệu container/số hiệu toa/số hiệu kiện đã khai báo nêu trên tại mục này. Trường hợp có nhiều vận đơn tương ứng với số hiệu container/số hiệu toa/số hiệu kiện đã khai báo, người khai khai báo số của các cột của vận đơn theo thứ tự tăng dần, ví dụ "1", "12", "123" trong đó "_" là khoảng trống.
Số dòng hàng khai báo tối đa có 5 ký tự không dấu.
Khai số niêm phong, kẹp chì (nếu có) của hàng hóa vận chuyển tại mục này.
Số niêm phong, kẹp chì khai báo có tối đa 15 ký tự không dấu.
6.2. Các chỉ tiêu thông tin được phép khai bổ sung trước khi hàng hóa được cơ quan hải quan xác nhận đủ điều kiện vận chuyển đi trên Hệ thống (BOA)
Số hợp đồng vận chuyển/Số của giấy tờ tương đương
Ngày hợp đồng vận chuyển/Ngày của giấy tờ tương đương
Ngày hết hạn hợp đồng vận chuyển/Ngày hết hạn của giấy tờ tương đương
Ngày dự kiến bắt đầu vận chuyển
Thời gian dự kiến bắt đầu vận chuyển
Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển
Thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển
Mã địa điểm dỡ hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan)
Số hàng hóa (số B/L, số AWB...)
Ngày nhập kho lần đầu, nhập kho ngoại quan
Phân loại sản phẩm sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu
Mã nước sản xuất hoặc nơi sản xuất
Ngày dự kiến đến/ngày dự kiến xuất phát
Mã đánh dấu hàng hóa tại điểm khởi hành
Số hiệu container/số hiệu toa/số hiệu kiện
6.3. Các chỉ tiêu thông tin được phép khai bổ sung sau khi hàng hóa được cơ quan hải quan xác nhận đủ điều kiện vận chuyển đi trên Hệ thống (BOA) và trước thời điểm cơ quan hải quan cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống (BIA)
Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển
Thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển
Mã địa điểm dỡ hàng (khu vực chịu sự giám sát hải quan)
7. Chỉ tiêu thông tin Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
Thực hiện trước khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng hàng không/khu vực trung chuyển.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số Bản kê.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp ngày Bản kê.
Người vận chuyển theo mục đích vận chuyển khai báo theo mã loại hình quá cảnh hoặc trung chuyển
Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn một trong các mã sau:
(1) Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký Bản kê theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan.
(2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn.
Mã đơn vị kinh doanh dịch vụ quá cảnh/trung chuyển
Nhập mã số thuế của đơn vị kinh doanh dịch vụ quá cảnh/trung chuyển.
Tên, số hiệu phương tiện nhập cảnh
Nhập tên, số hiệu phương tiện nhập cảnh chở hàng hóa quá cảnh/trung chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam
Nhập ngày phương tiện chở hàng hóa quá cảnh/trung chuyển nhập cảnh vào Việt Nam
Nhập mã cảng mà hàng hóa quá cảnh/trung chuyển dỡ xuống/xếp hàng lên PTVT xuất cảnh (đường không, đường biển) theo vận đơn (B/L, AWB,...);
Nhập trong các trường hợp hàng hóa phải có giấy phép quá cảnh trước khi vận chuyển hàng hóa quá cảnh;
Ô 1: Nhập số giấy phép quá cảnh
Ô 2: Nhập ngày giấy phép quá cảnh
Ô 3: Nhập ngày hiệu lực giấy phép quá cảnh
Số vận đơn (Số B/L, số AWB v.v.)
Nhập số vận đơn bao gồm cả phần số, phần chữ và các kí tự đặc biệt (nếu có) (số B/L, AWB).
Ô 1: Nhập số lượng container quá cảnh/trung chuyển xuất cảnh
Ô 2: Nhập loại container: 20”, 40” hoặc loại khác
Ô 3: Nhập số hiệu của từng container
Nhập số niêm phong của hãng vận chuyển (tàu bay, tàu biển)
Nhập tên hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
Nhập đầy đủ mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi và các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành.
Ô 1: Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào vận đơn)
- Nhập là “1” đối với hàng hóa không thể thể hiện bằng đơn vị tính (kiện, thùng,...).
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Nhập tên, địa chỉ của người nhập khẩu lô hàng quá cảnh/trung chuyển
Tên phương tiện vận tải xuất cảnh
Nhập tên, số hiệu phương tiện xuất cảnh chở hàng hóa quá cảnh/trung chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam
(1) Nhập tên tàu trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển.
(2) Trường hợp vận chuyển hàng không: nhập mã hãng hàng không (02 kí tự), số chuyến bay (04 kí tự), gạch chéo (01 kí tự), ngày/tháng (ngày: 02 kí tự, tháng 03 kí tự viết tắt của các tháng bằng tiếng Anh).
Nhập ngày xuất cảnh phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh/trung chuyển ra khỏi Việt Nam
8. Chỉ tiêu thông tin Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
Thực hiện khai báo đối với lô hàng quá cảnh/trung chuyển khai báo trên Tờ khai vận chuyển độc lập.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số Bản kê.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp ngày Bản kê.
Số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập
Nhập số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập đã đăng ký với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký Tờ khai vận chuyển theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan.
(2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn.
Nhập tên hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
Lưu ý: Khai báo cụ thể tên của từng mặt hàng trong lô hàng vận chuyển
(1) Nhập đầy đủ mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi và các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành theo từng mặt hàng trong lô hàng vận chuyển
Ô 1: Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào vận đơn)
- Nhập là “1” đối với hàng hóa không thể thể hiện bằng đơn vị tính (kiện, thùng,...).
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
9. Chỉ tiêu thông tin Bản kê danh sách container/kiện/gói
Bản kê danh sách container/kiện/ gói
Thực hiện đối với lô hàng khai báo trên Tờ khai vận chuyển độc lập có số lượng container/gói/kiện lớn hơn 100.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số Bản kê.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp ngày Bản kê.
Số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập
Nhập số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập đã đăng ký với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký Tờ khai vận chuyển theo quy định của pháp luật. Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan.
(2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn.
Nhập số vận đơn bao gồm cả phần số, phần chữ và các kí tự đặc biệt (nếu có) (số B/L, AWB).
Số hiệu container, số kiện, gói
Nhập số hiệu container hoặc số kiện, số gói chứa hàng hóa vận chuyển
Nhập số niêm phong của hãng vận chuyển (nếu có)
Nhập số niêm phong của hải quan
10. Chỉ tiêu thông tin Bản kê vận đơn /tờ khai xuất khẩu
Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu
Thực hiện đối với lô hàng khai báo trên Tờ khai vận chuyển độc lập có số lượng vận đơn lớn hơn 05 hoặc có số lượng tờ khai xuất khẩu lớn hơn 50.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số Bản kê.
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp ngày Bản kê.
Số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập
Nhập số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập đã đăng ký với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký Tờ khai vận chuyển theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan.
(2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn.
Số vận đơn/Số tờ khai xuất khẩu
Nhập số vận đơn/số tờ khai xuất khẩu theo từng vận đơn/từng tờ khai xuất khẩu
Nhập tên, địa chỉ của người gửi hàng (người xuất khẩu)
Nhập tên, địa chỉ của người gửi hàng (người nhập khẩu)
11. Thông báo tách vận đơn đối với hàng hóa nhập khẩu
Thông báo tách vận đơn đối với hàng hóa nhập khẩu
Thực hiện trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu
Mã cơ quan hải quan tiếp nhận thông tin tách vận đơn đối với hàng hóa nhập khẩu
1: Người phát hành vận đơn hoặc người được người phát hành vận đơn ủy quyền
2. Người nhận hàng ghi trên vận đơn (người nhập khẩu)
- Trường hợp là người đề nghị tách vận đơn là người vận chuyển: nhập mã của người phát hành vận đơn đề nghị tách. (Tham khảo mã người vận chuyển tại bảng “Mã người vận chuyển” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
- Trường hợp là nhận hàng ghi trên vận đơn: Nhập mã số thuế của người nhận hàng ghi trên vận đơn.
Tên của người đề nghị tách vận đơn
Mã người vận chuyển đã phát hành vận đơn gốc
Nhập mã của người vận chuyển đã phát hành vận đơn gốc hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương. (Tham khảo mã người vận chuyển tại bảng “Mã người vận chuyển” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập số lượng vận đơn sẽ tách từ vận đơn gốc
1: Tách vận đơn cơ học (áp dụng khi hàng hóa có thể tách biệt theo đơn vị tính khai báo, có thể khai báo và lấy hàng đơn lẻ theo từng vận đơn mà không ảnh hưởng đến lượng hàng còn lại của vận đơn gốc. Ví dụ 1 vận đơn gốc có 2 container hàng hóa, container 1 chứa mặt hàng A, container 2 chứa mặt hàng B thì có thể lấy tách thành 2 vận đơn để khai báo 2 tờ khai riêng biệt với mặt hàng A để lấy container 1 trước, mặt hàng B sau...)
2: Tách vận đơn lý thuyết (áp dụng trong trường hợp không thể tách biệt hàng hóa được đóng trong phương tiện chứa hàng theo vận đơn (container, kiện...) khi tách vận đơn và việc tách vận đơn chỉ phục vụ việc khai hải quan, khi lấy hàng phải lấy toàn bộ hàng hóa thuộc tất cả các vận đơn đã tách.
Thông tin chi tiết các vận đơn nhánh (có thể nhập tối đa 99 vận đơn nhánh)
Ô 1: Nhập số thứ tự của số vận đơn nhánh
Ô 2: Nhập tổng số vận đơn nhánh sẽ được tách ra từ vận đơn gốc. Tổng số vận đơn nhánh được tách từ vận đơn gốc tối đa là 99.
Nhập số vận đơn nhánh theo định dạng sau đây:
Số vận đơn nhánh = “Số vận đơn gốc” + “-” + “Số nhánh”
- “Số vận đơn gốc”: số vận đơn gốc thể hiện trên vận đơn
(1) Nhập tên người gửi hàng của vận đơn nhánh
(2) Nhập địa chỉ người gửi hàng của vận đơn nhánh
(1) Nhập tên người nhận hàng của vận đơn nhánh
(2) Nhập địa chỉ người nhận hàng của vận đơn nhánh
Nhập tổng số lượng container của vận đơn nhánh
Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa của vận đơn nhánh
Nhập mã đơn vị tính của kiện hàng.
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn).
Lưu ý: mã đơn vị tính của số lượng kiện trên vận đơn nhánh phải là mã đơn vị tính của số lượng kiện ghi trên vận đơn gốc.
Tổng trọng lượng (Gross Weight)
Nhập tổng trọng lượng hàng hóa của vận đơn nhánh.
Mã đơn vị tính của tổng trọng lượng
Nhập mã đơn vị tính của trọng lượng hàng hóa của vận đơn nhánh.
Lưu ý: mã đơn vị tính của tổng trọng lượng trên vận đơn nhánh phải là mã đơn vị tính của tổng trọng lượng ghi trên vận đơn gốc.
Đính kèm file Danh sách container theo định dạng chuẩn nếu thực hiện tách vận đơn cơ học và lấy hàng nguyên container
12. Thông báo thông tin hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp không có vận đơn
Thông báo thông tin hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp không có vận đơn
Thực hiện trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa
Không phải nhập liệu, Hệ thống tự động cấp số quản lý hàng hóa
Mã cơ quan hải quan tiếp nhận thông báo thông tin hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp không có vận đơn
Mã số thuế của người khai hải quan
Ô 2: Địa chỉ người khai hải quan
Ô 1: Tên người vận chuyển quốc tế
Ô 2: Địa chỉ người vận chuyển quốc tế
Ô 1: Nhập tên người gửi hàng ở nước ngoài (Consignor/Shipper)
Ô 2: Nhập địa chỉ người gửi hàng ở nước ngoài
Ô 1: Nhập tên người nhận hàng tại Việt Nam (Consignee)
Ô 2: Nhập địa chỉ người nhận hàng tại Việt Nam
Ô 1: Nhập tên người được thông báo (Notify Party)
Ô 2: Nhập địa chỉ người được thông báo
Ô 1: Nhập tên người được thông báo 2
Ô 2: Nhập địa chỉ người được thông báo 2
Lựa chọn một trong các phương thức sau:
Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn một trong các mã sau:
“3”: Đường biển (hàng rời, lỏng...)
Ô 1: Hô hiệu (call sign) của phương tiện vận chuyển (nếu có)
Ô 2: Tên phương tiện vận chuyển. Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ thì ghi rõ vận chuyển bằng xe ô tô tải, xe chở container, xe chở hàng siêu trường siêu trọng...
Ô 3: Số chuyến vận chuyển (Voyage No.). Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ thì ghi biển số xe và rơ mooc
Ô 1: Nhập mã địa điểm xếp hàng tại nước ngoài theo UN LOCODE. (Tham khảo các bảng mã “Địa điểm nước ngoài”, “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn).
Ô 2: Nhập tên địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận tải tại nước ngoài.
Ô 1: Nhập mã địa điểm dỡ hàng tại Việt Nam.
(Tham khảo các bảng mã “Cảng-ICD trong nước”, “Cửa khẩu đường bộ - Ga đường sắt” và “Sân bay trong nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Nhập tên địa điểm dỡ hàng: hệ thống hỗ trợ xuất ra tên địa điểm dỡ hàng dựa trên mã địa điểm. Trường hợp không có mã địa điểm dỡ hàng thì phải nhập tên địa điểm dỡ hàng.
Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
Nhập mã địa điểm nơi lưu hàng hóa (nơi tập kết hàng hóa) khi khai báo tờ khai nhập khẩu
Nhập ngày hàng hóa dự kiến đến Việt Nam
Nhập mã số hàng hóa được vận chuyển (nếu có)
Nhập mô tả hàng hóa của lô hàng
Nhập tổng lượng container trong trường hợp vận chuyển bằng container
Nhập trọng lượng tịnh của lô hàng.
Mã đơn vị tính của trọng lượng tịnh
Nhập mã đơn vị tính của trọng lượng tịnh
Tổng trọng lượng (Gross Weight)
Nhập tổng trọng lượng hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Mã đơn vị tính của tổng trọng lượng
Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng hóa
Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập mã đơn vị tính của kiện hàng.
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập thể tích hoặc kích thước đo dưới dạng thể tích của lô hàng
Nhập mã đơn vị tính của thể tích.
(Tham khảo bảng “Mã thể tích” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Các ghi chú khác liên quan đến vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương này
Đính kèm file Danh sách container theo định dạng chuẩn
13. Thông báo thông tin hàng hóa dự kiến xuất khẩu
Thông báo thông tin hàng hóa dự kiến xuất khẩu
Thực hiện trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu
Không phải nhập liệu, Hệ thống tự động cấp số quản lý hàng hóa
Mã cơ quan hải quan tiếp nhận thông báo thông tin hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp không có vận đơn
Mã số thuế của người khai hải quan
Ô 2: Địa chỉ người khai hải quan
Nhập mô tả chung về hàng hóa (theo dự kiến vận đơn xuất khẩu)
Lựa chọn một trong các phương thức sau:
Nhập tổng lượng container trong trường hợp phương thức giao hàng là CY/CY hoặc CY/CFS
Tổng trọng lượng (Gross Weight)
Nhập tổng trọng lượng hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Mã đơn vị tính của tổng trọng lượng
Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng hóa
Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập mã đơn vị tính của kiện hàng.
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập thể tích hoặc kích thước đo dưới dạng thể tích của lô hàng
Nhập mã đơn vị tính của thể tích
(Tham khảo bảng “Mã thể tích” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập mã của người vận chuyển sẽ phát hành vận đơn xuất khẩu cho lô hàng hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương.
(Tham khảo mã người vận chuyển tại bảng “Mã người vận chuyển” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Tên của người vận chuyển tương ứng với mã người vận chuyển
Ô 1: Hô hiệu (call sign) của phương tiện vận chuyển (nếu có)
Ô 2: Tên phương tiện vận chuyển
Ô 3: Số chuyến vận chuyển (Voyage No.)
Địa điểm tập kết hàng chờ xuất khẩu
Ô 1: Mã địa điểm tập kết hàng hóa chờ xuất khẩu theo chỉ định của người vận chuyển (Tham khảo mã địa điểm tập kết hàng chờ xuất khẩu tại bảng “Địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Tên của địa điểm tập kết hàng chờ xuất khẩu
Địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh
Ô 1: Mã địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh
(Tham khảo mã địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh tại bảng “Địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Tên của địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh
Ô 1: Nhập mã địa điểm nhận hàng cuối cùng theo UNLOCODE (tham khảo bảng mã “Cảng nước ngoài” hoặc “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan” www.customs.gov.vn)
Ô 2: Tên của địa điểm nhận hàng cuối cùng
Nhập ngày hàng đi dự kiến (ngày/tháng/năm)
14. Thông báo đóng ghép chung container của hàng hóa thuộc nhiều tờ khai xuất khẩu
Thông báo đóng ghép chung container/chung phương tiện chứa hàng của hàng hóa thuộc nhiều tờ khai xuất khẩu
Thực hiện trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu
Mã cơ quan hải quan tiếp nhận thông báo
Mã số thuế của người khai hải quan
Ô 2: Địa chỉ người khai hải quan
Thông tin hàng hóa đóng ghép chung container, chung phương tiện chứa hàng xuất khẩu
Nhập số lượng container sẽ thực hiện đóng ghép
Nhập số lượng tờ khai hải quan có hàng hóa sẽ thực hiện đóng ghép trong các container
Danh sách số tờ khai xuất khẩu (nếu đã đăng ký tờ khai)
Danh sách số quản lý hàng hóa xuất khẩu tương ứng với lượng hàng hóa sẽ đóng ghép trong các container tương ứng
2. Chung phương tiện chứa hàng.
Số lượng container, phương tiện chứa hàng
Ô 1: Số lượng container, phương tiện chứa hàng;
Ô 2: đơn vị của số lượng container, phương tiện chứa hàng.
Danh sách số hiệu container sẽ thực hiện đóng ghép (cho phép nhập nhiều lần)
Nhập kích cỡ container (20ft, 40ft...)
Nhập loại container (GP, HC, OT...)
15. Chỉ tiêu thông tin về lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tin đề nghị lấy mẫu phục vụ việc khai hải quan
Mã cơ quan hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa
Mã số thuế của người đề nghị lấy mẫu
Ô 2: Địa chỉ người đề nghị lấy mẫu
Thông tin hàng hóa đề nghị lấy mẫu
Nhập số vận đơn/số quản lý hàng hóa có hàng hóa đề nghị lấy mẫu
Ngày phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương (nếu có)
Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn một trong các mã sau:
“3”: Đường biển (hàng rời, lỏng...)
Nhập mã của người vận chuyển đã phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương.
(Tham khảo mã người vận chuyển tại bảng “Mã người vận chuyển” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Tên của người vận chuyển phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập ngày hàng đến/đi dự kiến (ngày tháng năm)
Nhập mô tả về hàng hóa theo hóa đơn thương mại, vận đơn
Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
Nhập mã địa điểm nơi lưu hàng hóa (nơi tập kết hàng hóa) khi khai báo tờ khai nhập khẩu
Nhập mô tả hàng hóa của lô hàng
Nhập tổng lượng container trong trường hợp phương thức giao hàng là CY/CY hoặc CY/CFS
Tổng trọng lượng (Gross Weight)
Nhập tổng trọng lượng hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Mã đơn vị tính của tổng trọng lượng
Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng hóa
Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập mã đơn vị tính của kiện hàng.
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập thể tích hoặc kích thước đo dưới dạng thể tích của lô hàng
Nhập mã đơn vị tính của thể tích.
(Tham khảo bảng “Mã thể tích” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Thông báo lấy mẫu phục vụ việc kiểm tra chuyên ngành
Mã cơ quan hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa
Mã số thuế của người xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc đại lý hải quan
Cơ quan kiểm tra chuyên ngành yêu cầu lấy mẫu
Nhập tên cơ quan kiểm tra chuyên ngành yêu cầu lấy mẫu
Số giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Nhập Số giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành đã được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận
Phân loại mục đích lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành
1: Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
4: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Thông tin hàng hóa đề nghị lấy mẫu
Nhập Số tờ khai hải quan (nếu đã đăng ký tờ khai hải quan)
Nhập số hợp đồng và ngày hợp đồng (nếu có)
Ô 1: Nhập số hóa đơn thương mại
Ô 2: Nhập ngày hóa đơn thương mại
Nhập số vận đơn/số quản lý hàng hóa có hàng hóa đề nghị lấy mẫu
Ngày phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương (nếu có)
Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn một trong các mã sau:
“3”: Đường biển (hàng rời, lỏng...)
Nhập mã của người vận chuyển phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương.
(Tham khảo mã người vận chuyển tại bảng “Mã người vận chuyển” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Tên của người vận chuyển đã phát hành vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập ngày hàng đến/đi dự kiến (ngày tháng năm)
Nhập mô tả về hàng hóa theo hóa đơn thương mại, vận đơn
Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
Nhập mã địa điểm nơi lưu hàng hóa (nơi tập kết hàng hóa) khi khai báo tờ khai nhập khẩu
Nhập mô tả hàng hóa của lô hàng
Nhập tổng lượng container trong trường hợp phương thức giao hàng là CY/CY hoặc CY/CFS
Tổng trọng lượng (Gross Weight)
Nhập tổng trọng lượng hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Mã đơn vị tính của tổng trọng lượng
Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng hóa
Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa thể hiện trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
Nhập mã đơn vị tính của kiện hàng.
(Tham khảo bảng “Mã loại kiện” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập thể tích hoặc kích thước đo dưới dạng thể tích của lô hàng
Nhập mã đơn vị tính của thể tích.
(Tham khảo bảng “Mã thể tích” trên Website Hải quan: www.customs.gov.vn)
16. Chỉ tiêu thông tin đề nghị đưa hàng về bảo quản
Mã cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu
Phân loại đề nghị đưa hàng về bảo quản
“1”: Đưa hàng về bảo quản theo chỉ định của cơ quan chuyên ngành
“2”: Đưa hàng về bảo quản theo đề nghị của người khai hải quan
Mã người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Mã số thuế của người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Tên người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Ô 1: Tên người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Ô 2: Địa chỉ người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Nhập số tờ khai hải quan có hàng hóa đề nghị đưa về bảo quản (nhập 11 số đầu tiên của tờ khai)
Mã địa điểm đưa hàng về bảo quản
- Không nhập với lần đầu tiên đề nghị đưa hàng về bảo quản theo Thông tư này
- Đối với lần thứ 2 đề nghị đưa hàng về bảo quản, sử dụng mã địa điểm do cơ quan hải quan cấp để khai báo.
Tên địa điểm đưa hàng về bảo quản
Nhập tên địa điểm đưa hàng về bảo quản theo đúng tên các chứng từ chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản
Thời gian dự kiến bắt đầu vận chuyển về địa điểm bảo quản
Ô 1: Khai ngày dự kiến bắt đầu vận chuyển
Ô 2: Khai giờ dự kiến bắt đầu vận chuyển
Thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển về địa điểm bảo quản
Ô 1: Khai ngày dự kiến kết thúc vận chuyển
Ô 2: Khai giờ dự kiến kết thúc vận chuyển
Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển khai báo phải trùng hoặc sau ngày (>=) dự kiến bắt đầu vận chuyển.
Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển không quá 01 ngày đối với quãng đường dưới 500 km và không quá 03 ngày đối với quãng đường từ 500 km trở lên.
Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa, thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển không quá 02 ngày đối với quãng đường dưới 500 km và không quá 05 ngày đối với quãng đường từ 500 km trở lên
Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Cơ quan kiểm tra chuyên ngành yêu cầu lấy mẫu
Nhập tên cơ quan kiểm tra chuyên ngành yêu cầu lấy mẫu
Số giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Nhập Số giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành đã được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận
Phân loại mục đích lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành
1: Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
4: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (scan)
Đính kèm bản scan Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Đính kèm bản scan Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp lấy mẫu tại cửa khẩu
Tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản
1: Trụ sở, cơ sở sản xuất của người khai hải quan đã được đăng ký theo giấy phép đăng ký kinh doanh
2: Địa điểm kiểm tra tại chân công trình hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy
3: Địa điểm đưa hàng về bảo quản khác
Tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản (scan)
Đính kèm bản scan Tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản
Thông báo hàng hóa đưa về bảo quản đã đến đích
Mã cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu
Mã người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Mã số thuế của người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Tên người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Ô 1: Tên người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Ô 2: Địa chỉ người đề nghị đưa hàng về bảo quản
Nhập số tờ khai hải quan có hàng hóa đề nghị đưa về bảo quản (nhập 11 số đầu tiên của tờ khai)
Ô 1: Khai ngày thực tế hàng hóa đã được vận chuyển về địa điểm bảo quản hàng hóa
Ô 2: Khai giờ thực tế hàng hóa đã được vận chuyển về địa điểm bảo quản hàng hóa
17. Chỉ tiêu thông tin quản lý hoạt động của doanh nghiệp gia công, SXXK và DNCX
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan- Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hợp đồng gia công, SXXK, chế xuất
Tên người khai chứng từ (doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hợp đồng gia công, SXXK, chế xuất)
Tên tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công, SXXK, chế xuất
Mã số thuế của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công, SXXK, chế xuất
Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công, SXXK, chế xuất
Tổ chức, cá nhân khai rõ trụ sở thuộc quyền sở hữu hoặc trụ sở đi thuê
Khai ngày kết thúc năm tài chính Doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thuế quản lý
Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)
Tên của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)
Số CMND/hộ chiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)
Số CMND/hộ chiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)
Số điện thoại Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)
Số điện thoại Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên)
Tên của Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
Số CMND/hộ chiếu Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
Số CMND/hộ chiếu Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
Số điện thoại Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
Số điện thoại Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc)
Tùy theo loại hình doanh nghiệp, chọn một trong các mã sau:
1: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3: Doanh nghiệp đầu tư trong nước
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khai rõ nước đầu tư. Trường hợp nhiều nhà đầu tư từ các nước khác nhau thì liệt kê cụ thể từng nước. Tham khảo bảng “Mã nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Khai ngành nghề sản xuất trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư
Doanh nghiệp theo dõi nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư, sản phẩm bằng
Khai phần mềm hoặc cách thức quản lý, theo dõi nguyên liệu, vật tư, sản phẩm tại doanh nghiệp
Lịch sử kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất
Khai rõ một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp cơ quan hải quan chưa tiến hành kiểm tra khai chưa kiểm tra
- Trường hợp cơ quan hải quan đã kiểm tra thì khai rõ: Số biên bản kiểm tra/ngày tháng năm; số kết luận kiểm tra/ngày tháng năm
Thông tin về cơ sở sản xuất, kho lưu giữ nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm
1. Khai địa chỉ cơ sở để sản xuất hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; địa chỉ kho lưu giữ nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm.
2. Khai cơ sở để sản xuất hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm trong khu vực nhà máy hoặc ngoài khu vực nhà máy; thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đi thuê.
3. Khai tổng số lượng máy móc, dây chuyền trang thiết bị của cơ sở để sản xuất hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất.
4. Khai năng lực sản xuất của cơ sở để sản xuất hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất: Nêu rõ năng lực sản xuất sản phẩm xuất khẩu tối đa trong một năm/quý/tháng/tuần/ngày.
5. Khai chu kỳ sản xuất sản phẩm theo từng ngành nghề.
6. Khai cơ sở sản xuất trên phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc ngành hàng theo mã sau:
Trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất, kho lưu giữ thì thực hiện khai tương tự theo hướng dẫn điểm 1 đến điểm 6 nêu trên.
Tổng năng lực sản xuất sản phẩm (tính cho tất cả các CSSX nếu tổ chức, cá nhân có nhiều CSSX)
Trong trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp khai báo tổng năng lực sản xuất sản phẩm tính cho tất cả các cơ sở sản xuất trong 01 năm/quý/tháng/tuần/ngày
Tổng số lượng máy móc, dây truyền trang thiết bị (tính cho tất cả các CSSX nếu tổ chức, cá nhân có nhiều CSSX)
Trong trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp khai báo tổng số lượng máy móc, dây truyền trang thiết bị tính cho tất cả các cơ sở sản xuất
Căn cứ ngành hàng gia công, sản xuất để lựa chọn một trong các mã sau:
Tình hình nhân lực tính cho tất cả các cơ sở sản xuất, khai cụ thể số lượng người của Bộ phận quản lý và số lượng công nhân
Thông tin về cơ sở sản xuất thuê gia công lại
1. Tên đối tác nhận gia công lại
2. Mã số thuế đối tác nhận gia công lại
3. Địa chỉ đối tác nhận gia công lại
4. Hợp đồng thuê gia công lại số
5. Khai địa chỉ cơ sở để sản xuất hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; địa chỉ kho lưu giữ nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm.
5.1 Khai cơ sở để sản xuất hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm trong khu vực nhà máy hoặc ngoài khu vực nhà máy; thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đi thuê.
5.2 Khai tổng số lượng máy móc, dây chuyền trang thiết bị của cơ sở để sản xuất hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất.
5.3 Khai năng lực sản xuất của cơ sở để sản xuất hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất: Nêu rõ năng lực sản xuất sản phẩm xuất khẩu tối đa trong một năm/quý/tháng/tuần/ngày.
5.4 Khai chu kỳ sản xuất sản phẩm theo từng ngành nghề.
5.5 Khai cơ sở sản xuất trên phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc ngành hàng theo mã sau:
Trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất, kho lưu giữ thì thực hiện khai tương tự theo hướng dẫn điểm 5 nêu trên.
Khai các thông tin trong vòng 730 ngày, tổ chức, cá nhân có hay không:
+ Bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế
+ Bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế
+ Bị các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan - Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công tại Việt Nam
Tên người khai chứng từ (doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công tại Việt Nam)
Mã số bên nhận gia công (bắt buộc phải có nếu là doanh nghiệp tại Việt Nam)
Tên của bên nhận gia công thể hiện trong hợp đồng gia công
Địa chỉ của bên nhận gia công thể hiện trong hợp đồng gia công
Quốc tịch bên nhận gia công. Tham khảo bảng “Mã nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã số của bên thuê gia công (bắt buộc phải có nếu là doanh nghiệp tại Việt Nam)
Tên bên thuê gia công thể hiện trong hợp đồng gia công
Địa chỉ của bên thuê gia công thể hiện trong hợp đồng gia công
Quốc tịch của bên thuê gia công. Tham khảo bảng “Mã nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Số của hợp đồng gia công (Nếu hợp đồng gia công có thời hạn lớn hơn 1 năm thì số hợp đồng là số phụ lục hợp đồng tách theo từng năm, do doanh nghiệp tự đặt, được đăng ký như hợp đồng gia công)
Ngày hết hạn của hợp đồng gia công (Nếu hợp đồng gia công có thời hạn lớn hơn 1 năm thì ngày hết hạn của hợp đồng là ngày hết hạn của phụ lục hợp đồng được tách theo từng năm)
Ngày gia hạn của hợp đồng gia công đối với trường hợp hợp đồng gia công hết hạn
Nguyên liệu, vật tư do bên đặt gia công cung cấp
Tên các nguyên liệu, vật tư theo thỏa thuận của hợp đồng gia công
Nguyên liệu, vật tư tự cung ứng theo thỏa thuận của hợp đồng gia công
Tên các nguyên liệu, vật tư tự cung ứng (nếu có)
Máy móc, thiết bị thuê, mượn do bên đặt gia công cung cấp để thực hiện hợp đồng gia công
Tên, số lượng máy móc, thiết bị sẽ nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công
Tên, tổng số lượng các sản phẩm gia công; đơn giá gia công
Nhãn hiệu hàng hóa theo thỏa thuận của hợp đồng gia công
Thông tin về định mức thỏa thuận
Đối với hoạt động gia công tại nước ngoài thì tổ chức, cá nhân đặt gia công khai thông tin định mức thỏa thuận
Mã sản phẩm nhập khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan
Tên sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
Tên sản phẩm nhập khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan
Đơn vị tính của sản phẩm nhập khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan
Mã của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm, phải thống nhất với mã nguyên liệu, vật tư đã khai trên tờ khai hải quan
Tên của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm.
Đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan
Lượng NL, VT dự kiến cấu thành để sản xuất sản phẩm nhập khẩu
Lượng NL, VT dự kiến sử dụng do các bên thỏa thuận tại hợp đồng gia công bao gồm lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm và lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tạo thành phế liệu, phế phẩm dự kiến
Bổ sung, sửa mã, sửa đơn vị tính, sửa số lượng dự kiến, hủy hợp đồng, gia hạn hợp đồng, bổ sung danh mục sản phẩm...
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan - Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã người khai chứng từ (doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công tại Việt Nam)
Tên người khai chứng từ (doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công tại Việt Nam)
Số tham chiếu hợp đồng gia công do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cấp sau khi Hệ thống đã chấp nhận hợp đồng
Ngày ký phụ lục hợp đồng gia công
Phụ lục sửa đổi nội dung của hợp đồng được sắp xếp theo nhóm
Có thể có nhiều nội dung phụ lục kèm theo (danh mục đính kèm, sửa đổi thông tin)
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan- Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công tại Việt Nam
Tên người khai chứng từ (doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công tại Việt Nam)
Mã số bên nhận gia công lại (bắt buộc phải có nếu là doanh nghiệp tại Việt Nam)
Tên của bên nhận gia công lại thể hiện trong hợp đồng gia công lại
Địa chỉ của bên nhận gia công lại thể hiện trong hợp đồng gia công lại
Quốc tịch bên nhận gia công lại. Tham khảo bảng “Mã nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã số của bên thuê gia công lại (bắt buộc phải có nếu là doanh nghiệp tại Việt Nam)
Tên bên thuê gia công lại thể hiện trong hợp đồng gia công lại
Địa chỉ của bên thuê gia công lại thể hiện trong hợp đồng gia công lại
Quốc tịch của bên thuê gia công lại. Tham khảo bảng “Mã nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Số của hợp đồng gia công lại (Nếu hợp đồng gia công có thời hạn lớn hơn 1 năm thì số hợp đồng là số phụ lục hợp đồng tách theo từng năm, do doanh nghiệp tự đặt, được đăng ký như hợp đồng gia công)
Ngày hết hạn hợp đồng gia công lại
Ngày hết hạn của hợp đồng gia công lại
Là số của hợp đồng gia công mà bên thuê gia công lại đã ký kết với đối tác thuê gia công
Là ngày của hợp đồng gia công mà bên thuê gia công lại đã ký kết với đối tác thuê gia công
Thông tin về sản phẩm gia công lại
Do doanh nghiệp tự đặt; sử dụng thống nhất trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng gia công và thống nhất với mã sản phẩm doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất
Tên sản phẩm gia công xuất khẩu theo thỏa thuận hợp đồng gia công
Đơn vị tính của sản phẩm gia công xuất khẩu; sử dụng thống nhất trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng gia công và thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất. Tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Là trị giá gia công thỏa trong hợp đồng gia công lại
Thông tin nguyên liệu đưa đi gia công lại
Giống với mã nguyên liệu đã khai của hợp đồng gia công đã ký kết
Giống tên nguyên liệu đã khai của hợp đồng gia công đã ký kết
Giống đơn vị tính đã khai của hợp đồng gia công đã ký kết
Thông tin về máy móc, thiết bị thuê mượn hoặc tặng cho để phục vụ hợp đồng gia công lại
Do doanh nghiệp tự đặt; sử dụng thống nhất trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng gia công và thống nhất với mã máy móc, thiết bị doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất
Tên thiết bị theo thỏa thuận hợp đồng gia công
Đơn vị tính của thiết bị; sử dụng thống nhất trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng gia công và thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất. Tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Liệt kê các công đoạn gia công lại, ví dụ như: nhuộm, thêu, cắt, may....
Thời gian đưa nguyên liệu, vật tư gia công đầu tiên
Thời gian dự kiến đưa lô hàng nguyên liệu, vật tư gia công đầu tiên
Thời gian nhận lại sản phẩm gia công đầu tiên
Thời gian dự kiến nhận lại sản phẩm gia công đầu tiên
Nhãn hiệu sản phẩm gia công lại
Nhãn hiệu hàng hóa theo thỏa thuận của hợp đồng gia công
Bổ sung, sửa mã, sửa đơn vị tính, sửa số lượng dự kiến, hủy hợp đồng, gia hạn hợp đồng, bổ sung danh mục sản phẩm...
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan- Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã người khai chứng từ (doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công tại Việt Nam hoặc đại lý làm thủ tục hải quan)
Tên người khai chứng từ (doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công tại Việt Nam hoặc đại lý làm thủ tục hải quan)
Số đăng ký hợp đồng gia công lại
Số tham chiếu hợp đồng gia công do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cấp sau khi Hệ thống đã chấp nhận hợp đồng
Số phụ lục hợp đồng gia công lại
Ngày ký phụ lục hợp đồng gia công lại
Phụ lục sửa đổi nội dung của hợp đồng được sắp xếp theo nhóm
Có thể có nhiều nội dung phụ lục kèm theo (danh mục đính kèm, sửa đổi thông tin)
Báo cáo quyết toán nhập-xuất- tồn kho nguyên liệu, vật tư gia công hoặc sản xuất xuất khẩu
Mã Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận yêu cầu báo cáo quyết toán
Mã thương nhân nộp báo cáo quyết toán
Tên thương nhân nộp báo cáo quyết toán
Khai loại hình gia công hoặc SXXK
1. Bán thành phẩm được tạo ra từ nguyên liệu nhập khẩu chưa được thể hiện chi tiết tại biểu mẫu này, tổ chức, cá nhân theo dõi, lưu giữ và giải trình khi cơ quan hải quan kiểm tra tình hình sử dụng, báo cáo quyết toán hoặc khi tính thuế, tiêu thụ nội địa.
Là mã của nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho, quản lý sản xuất. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan. Trường hợp tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm thì phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã.
Tên nguyên liệu giống tên nguyên liệu đã khai trên tờ khai nhập khẩu
Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan.
Lượng nguyên liệu vật tư nhập khẩu tồn kho đầu kỳ
Là lượng nguyên liệu vật tư tồn cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại
Lượng nguyên liệu vật tư nhập trong kỳ
Gồm lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm bán thành phẩm, thành phẩm để gắn với sản phẩm xuất khẩu thành sản phẩm đồng bộ) để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhập kho trong kỳ báo cáo; lượng nguyên liệu, vật tư nhận từ hợp đồng gia công khác chuyển sang; hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đang đi trên đường chưa nhập kho tại cuối kỳ báo cáo; nhập lại kho khi dư thừa trên dây chuyền sản xuất; nhập kho sau khi thuê gia công lại; lượng nguyên liệu, vật tư của DNCX không làm thủ tục hải quan.
Lượng nguyên liệu vật tư nhập khẩu xuất kho trong kỳ báo cáo
Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng phải xuất trả đối tác ở nước ngoài, xuất sang nước thứ 3 hoặc xuất vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công cùng hoặc khác đối tác nhận gia công
Chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy
Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không được sử dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại chỉ tiêu ghi chú và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).
Là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đưa vào để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả phần nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công lại.
Là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế cấp bù do phần nguyên liệu, vật tư tiêu hao, hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất; xuất chuyển tiếp từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác hoặc lượng nguyên liệu, vật tư xuất kho mà chưa được chi tiết tại các chỉ tiêu 25.11.1, 25.11.2, 25.11.3 bao gồm nguyên liệu, vật tư thiếu hụt, hư hỏng mất mát do thiên tai, hỏa hoạn,....
Lượng nguyên liệu vật tư nhập khẩu tồn kho cuối kỳ
Là lượng nguyên liệu tồn tại kho cuối kỳ báo cáo
- Điền số/ngày quyết định miễn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư bị hỏng hóc, mất mát do thiên tai, hỏa hoạn...
Báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn kho sản phẩm xuất khẩu
Mã Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận yêu cầu báo cáo quyết toán
Mã thương nhân nộp báo cáo quyết toán
Tên thương nhân nộp báo cáo quyết toán
Khai loại hình gia công hoặc SXXK
Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa xuất kho thì ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
Là mã của sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho. Lưu ý sử dụng mã sản phẩm theo quản trị doanh nghiệp để khai báo trên tờ khai xuất khẩu.
Tên sản phẩm xuất khẩu giống với mô tả hàng hóa đã khai trên tờ khai xuất khẩu
Là đơn vị tính của sản phẩm được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan. Tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Là lượng sản phẩm tồn cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại
Lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ
Là lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ báo cáo gồm sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất trong kỳ nhập kho thành phẩm; sản phẩm gia công lại; sản phẩm đã xuất khẩu nhưng bị khách hàng trả lại; ...
Lượng sản phẩm xuất kho trong kỳ báo cáo
Lượng sản phẩm thay đổi mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy
Là lượng sản phẩm có sử dụng nguyên liệu, vật tư từ nguồn nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại chỉ tiêu ghi chú và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).
Là lượng sản phẩm có sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thực tế đã xuất kho để xuất khẩu.
Trong trường hợp xuất kho chưa được chi tiết tại các chỉ tiêu thông tin 26.11.1, 26.11.2 bao gồm bao sản phẩm xuất kho để xuất khẩu nhưng chưa đăng ký tờ khai; xuất cho nghiên cứu sản phẩm, hư hỏng mất mát do thiên tai, hỏa hoạn...
Là lượng sản phẩm tồn tại kho cuối kỳ báo cáo
- Điền số/ngày quyết định miễn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư bị hỏng hóc, mất mát do thiên tai, hỏa hoạn...
Định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu
Mã Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận bảng định mức. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan- Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã thương nhân gia công, SXXK hàng hóa
Tên thương nhân gia công, SXXK hàng hóa
Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan
Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan
Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.
Thông tin chi tiết nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm (các chỉ tiêu dưới đây có thể khai báo nhiều lần)
Mã của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì phải thống nhất với mã nguyên liệu, vật tư đã khai trên tờ khai hải quan
Tên của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm.
Đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan
Lượng NL, VT thực tế sử dụng để sản xuất một sản phẩm
Lượng NL, VT thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm và lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tạo thành phế liệu, phế phẩm.
Định mức thực tế của một đơn vị sản phẩm theo từng nguyên liệu, vật tư
Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu
Tổng số lượng sản phẩm thu được
- Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu bằng tổng lượng nguyên liệu, vật tư đưa vào để sản xuất sản phẩm trừ lượng nguyên liệu vật tư thu hồi và lượng nguyên liệu, vật tư đang dở dang trên dây chuyền tính tới thời điểm xác định định mức để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
- Tổng số lượng sản phẩm thu được: là tổng số lượng thu được cho tới thời điểm xác định định mức.
Trường hợp nguyên liệu mua trong nước điền "X"; trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để trống; trường hợp vật tư không xây dựng được định mức điền "KXDĐM"
Báo cáo quyết toán nhập-xuất- tồn kho nguyên liệu, vật tư xuất khẩu đặt gia công ở nước ngoài
Mã Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận yêu cầu báo cáo quyết toán. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan- Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã thương nhân đặt gia công hàng hóa
Tên thương nhân đặt gia công hàng hóa
- Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa xuất kho thì ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu số....
Là mã của nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho, quản lý sản xuất. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan
Tên nguyên liệu theo tờ khai xuất khẩu đã khai
Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan;
Lượng nguyên liệu vật tư tồn kho đầu kỳ
Là lượng nguyên liệu, vật tư cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại.
Lượng nguyên liệu, vật tư nhập trong kỳ
Tái nhập nguyên liệu đã xuất khẩu
Là lượng nguyên liệu, vật tư tái nhập sau khi đã xuất khẩu để thuê gia công.
Là lượng nguyên liệu, vật tư mua tại nội địa, nước ngoài, DNCX để làm nguyên liệu, vật tư cho hoạt động đặt gia công.
Là lượng nguyên liệu, vật tư xuất kho để xuất khẩu dùng cho sản xuất sản phẩm.
Thay đổi mục đích sử dụng, tiêu hủy
Là lượng nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu nhưng được bán, biếu, tặng, tiêu hủy, thiên tai, hỏa hoạn tại nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan
Lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tồn kho cuối kỳ
Là lượng nguyên liệu tồn tại kho cuối kỳ báo cáo.
Báo cáo quyết toán nhập-xuất- tồn kho sản phẩm gia công nhập khẩu đặt gia công ở nước ngoài
Mã Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận yêu cầu báo cáo quyết toán. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan- Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã thương nhân đặt gia công hàng hóa
Tên thương nhân đặt gia công hàng hóa
Là mã của sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan
Tên sản phẩm nhập khẩu đã khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu
Là đơn vị tính của sản phẩm được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan
Là lượng sản phẩm cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại
Lượng sản phẩm đặt gia công nhập khẩu trong kỳ
là lượng sản phẩm gia công nhập khẩu từ nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan
Lượng sản phẩm xuất kho trong kỳ
Là lượng sản phẩm gia công xuất kho trong kỳ.
Là lượng sản phẩm tồn tại kho cuối kỳ báo cáo.
1. Khai lượng sản phẩm chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan.
2. Các ghi chú có liên quan khác (nếu có)
Thông tin quản lý nhập-xuất-tồn kho nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu của hàng hóa gia công, SXXK, DNCX
Là ngày mà hệ thống của doanh nghiệp tiến hành cung cấp, trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan
Mã đơn vị hải quan tiếp nhận thông tin trao đổi với hệ thống của tổ chức, cá nhân. Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan- Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn
Mã tổ chức, cá nhân thực hiện kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan
Tên tổ chức, cá nhân thực hiện kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan
Địa chỉ chủ sở chính của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công, SXXK, chế xuất
Số lượng nguyên liệu vật tư tồn đầu kỳ
Là số lượng nguyên liệu, vật tư tồn cuối kỳ trao đổi thông tin trước được chuyển sang
Số lượng nguyên liệu vật tư tồn cuối kỳ
Là số lượng nguyên liệu, vật tư tồn cuối kỳ trao đổi thông tin
Là số lượng sản phẩm tồn cuối kỳ trao đổi thông tin trước được chuyển sang
Là số lượng sản phẩm tồn cuối kỳ trao đổi thông tin
Thông tin về phiếu nhập kho nguyên liệu, vật tư
Là bộ phận nhập kho nguyên liệu, vật tư
Ngày, tháng, năm phiếu nhập kho
Là ngày, tháng, năm nhập kho nguyên liệu, vật tư được ghi trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là số ghi trên phiếu nhập kho, do doanh nghiệp tự đặt để quản lý
Số/Ngày, tháng, năm của chứng từ nhập khẩu
Là số/ngày, tháng, năm của tờ khai nhập khẩu hoặc lệnh nhập kho nguyên liệu, vật tư đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư đã xuất kho nhưng bị trả lại được ghi nhận trên phiếu nhập kho
Là tên kho để nhập nguyên liệu, vật tư được ghi trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là địa chỉ của kho để nhập nguyên liệu, vật tư được ghi trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là mã nguyên liệu, vật tư đã được khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu. Thống nhất với mã được quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Tên nguyên liệu, vật tư, sản phẩm
Là tên của nguyên liệu, vật tư đã được khai báo trên tờ khai hải quan. Thống nhất với tên gọi được quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư đã được khai báo trên tờ khai hải quan. Thống nhất với đơn vị tính trong quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Là số lượng của nguyên liệu, vật tư đã được ghi nhận trên tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc lệnh nhập kho đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư đã xuất kho nhưng bị trả lại
Là số lượng của nguyên liệu, vật tư thực tế được nhập kho
Là đơn giá của của nguyên liệu, vật tư, nhập kho tại thời điểm nhập kho
Bằng đơn giá nhân với số lượng thực nhập
Thông tin phiếu xuất kho nguyên liệu
Là bộ phận xuất kho nguyên liệu, vật tư
Ngày, tháng, năm phiếu xuất kho
Là ngày, tháng, năm xuất kho nguyên liệu, vật tư được ghi trên phiếu xuất kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là số ghi trên phiếu xuất kho, do doanh nghiệp tự đặt để quản lý
Là số hợp đồng hoặc hóa đơn hoặc lệnh xuất kho đối với trường hợp xuất bù nguyên liệu, vật tư được ghi nhận trên phiếu xuất kho.
Là tên kho xuất nguyên liệu, vật tư được ghi trên phiếu xuất kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là địa chỉ của kho xuất nguyên liệu, vật tư được ghi trên phiếu xuất kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là mã nguyên liệu, vật tư đã được khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu. Thống nhất với mã được quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Tên nguyên liệu, vật tư, sản phẩm
Là tên của nguyên liệu, vật tư đã được khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu. Thống nhất với tên gọi được quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư, đã được khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu. Thống nhất với đơn vị tính trong quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Là số lượng của nguyên liệu, vật tư theo hợp đồng hoặc hóa đơn hoặc lệnh xuất bù
Là số lượng của nguyên liệu, vật tư thực tế được xuất kho
Là đơn giá của của nguyên liệu, vật tư xuất kho tại thời điểm xuất kho
Bằng đơn giá nhân với số lượng thực xuất
Thông tin về phiếu nhập kho sản phẩm để xuất khẩu
Ngày, tháng, năm phiếu nhập kho
Là ngày, tháng, năm nhập kho sản phẩm được ghi trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là số ghi trên phiếu nhập kho, do doanh nghiệp tự đặt để quản lý
Số/Ngày, tháng, năm của chứng từ nhập sản phẩm để xuất khẩu
Là số/ngày, tháng năm của hợp đồng hoặc hóa đơn được ghi nhận trên phiếu nhập kho.
Lưu ý: Việc ghi nhận số hợp đồng hoặc số hóa đơn tại chỉ tiêu này phải phù hợp với chỉ tiêu lý do của chứng từ xuất sản phẩm để xuất khẩu, ví dụ mã sản phẩm là SP01 khi nhập kho lần doanh nghiệp đã ghi nhận trên phiếu nhập kho là số hợp đồng thì phiếu xuất kho cũng ghi nhận là số hợp đồng
Là tên kho để nhập sản phẩm được ghi trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là địa chỉ của kho để nhập sản phẩm được ghi trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là mã sản phẩm sẽ được khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu. Thống nhất với mã được quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Tên nguyên liệu, vật tư, sản phẩm
Là tên sản phẩm sẽ được khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu. Thống nhất với tên gọi được quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Là đơn vị tính của sản phẩm sẽ được khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu. Thống nhất với đơn vị tính trong quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Là số lượng của sản phẩm theo hợp đồng hoặc hóa đơn
Là số lượng của sản phẩm thực tế được nhập kho
Là đơn giá của sản phẩm nhập kho tại thời điểm nhập kho
Bằng đơn giá nhân với số lượng thực nhập
Thông tin phiếu xuất kho sản phẩm để xuất khẩu
Ngày, tháng, năm phiếu xuất kho
Là ngày, tháng, năm xuất kho sản phẩm được ghi trên phiếu xuất kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là số ghi trên phiếu xuất kho, do doanh nghiệp tự đặt để quản lý
Là số/ngày, tháng, năm của hợp đồng hoặc hóa đơn hoặc số tờ khai xuất khẩu (nếu có) hoặc lệnh xuất kho được ghi nhận trên phiếu xuất kho.
Lưu ý: Việc ghi nhận số hợp đồng hoặc số hóa đơn tại chỉ tiêu này phải phù hợp với chỉ tiêu Số/Ngày, tháng, năm của chứng từ nhập sản phẩm để xuất khẩu, ví dụ mã sản phẩm là SP01 khi nhập kho lần doanh nghiệp đã ghi nhận trên phiếu nhập kho là số hợp đồng thì phiếu xuất kho cũng ghi nhận là số hợp đồng
Là tên kho xuất sản phẩm được ghi trên phiếu xuất kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là địa chỉ của kho xuất sản phẩm được ghi trên phiếu xuất kho của doanh nghiệp tại kỳ trao đổi thông tin với cơ quan hải quan
Là mã sản phẩm sẽ được khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu. Thống nhất với mã được quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Tên nguyên liệu, vật tư, sản phẩm
Là tên của sản phẩm sẽ được khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu. Thống nhất với tên gọi được quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Là đơn vị tính của sản phẩm sẽ được khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu. Thống nhất với đơn vị tính trong quản lý tại nhà máy của doanh nghiệp
Là số lượng của sản phẩm đã được ghi nhận trên hợp đồng hoặc hóa đơn hoặc tờ khai xuất khẩu (nếu có)
Là số lượng của sản phẩm thực tế được xuất kho
Là đơn giá của sản phẩm xuất kho tại thời điểm xuất kho
Bằng đơn giá nhân với số lượng thực xuất
Thông tin về định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư theo từng mã sản phẩm
Định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư theo từng mã sản phẩm được cung cấp cùng thời điểm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho thành phẩm của mã thành phẩm đầu tiên. Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn cung cấp định mức thực tế thì không phải cung cấp thông tin định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư theo từng mã sản phẩm.
Mã sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan
Tên sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan
Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.
Mã của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì phải thống nhất với mã nguyên liệu, vật tư đã khai trên tờ khai hải quan
Tên của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm.
Đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan
Lượng NL, VT dự kiến cấu thành để sản xuất sản phẩm xuất khẩu
Lượng NL, VT dự kiến sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm và lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tạo thành phế liệu, phế phẩm dự kiến.
Trường hợp nguyên liệu mua trong nước điền "X"; trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để trống; trường hợp vật tư không xây dựng được định mức điền "KXDĐM"
Định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu
Định mức thực tế được cung cấp ngay sau khi tổ chức, cá nhân xác định xong định mức thực tế của mã sản phẩm và chỉ cung cấp một lần cho một mã sản phẩm. Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn cung cấp định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư theo từng mã sản phẩm thì không phải cung cấp thông tin định mức thực tế.
Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan
Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan
Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.
Mã của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì phải thống nhất với mã nguyên liệu, vật tư đã khai trên tờ khai hải quan
Tên của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm.
Đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan
Lượng NL, VT thực tế sử dụng để sản xuất một sản phẩm
Lượng NL, VT thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm và lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tạo thành phế liệu, phế phẩm.
Định mức thực tế của một đơn vị sản phẩm theo từng nguyên liệu, vật tư
Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu
Tổng số lượng sản phẩm thu được
- Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu bằng tổng lượng nguyên liệu, vật tư đưa vào để sản xuất sản phẩm trừ lượng nguyên liệu vật tư thu hồi và lượng nguyên liệu, vật tư đang dở dang trên dây chuyền tính tới thời điểm xác định định mức để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
- Tổng số lượng sản phẩm thu được: là tổng số lượng thu được cho tới thời điểm xác định định mức.
Trường hợp nguyên liệu mua trong nước điền "X"; trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để trống; trường hợp vật tư không xây dựng được định mức điền "KXDĐM"
18. Chỉ tiêu thông tin Thông báo Danh mục miễn thuế
Thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu (sau đây gọi là Tờ khai Danh mục miễn thuế nhập khẩu)
Trước khi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu miễn thuế đầu tiên
Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số danh mục miễn thuế đăng ký lần đầu.
Hệ thống sẽ tự động hiển thị trên màn hình số danh mục miễn thuế trong trường hợp đăng ký sửa đổi danh mục.
Nhập mã phân loại nhập khẩu/xuất khẩu:
Nhập mã cơ quan Hải quan nơi thông báo danh mục miễn thuế.
(tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập tên, địa chỉ của người khai Danh mục miễn thuế.
Nhập số điện thoại của người khai Danh mục miễn thuế.
Nhập thời hạn miễn thuế được quy định (nếu có).
- Thời hạn không được trước ngày khai danh mục.
- Trong trường hợp không có thông tin về thời hạn miễn thuế, hệ thống mặc định xuất ra thời hạn miễn thuế là "99/99/9999".
Nhập địa điểm xây dựng dự án đầu tư.
Mã miễn/Giảm /Không chịu thuế xuất nhập khẩu
Nhập Mã miễn/giảm/không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
(tham khảo bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập ngày dự kiến xuất/nhập khẩu.
Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số
Nhập số Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhập Ngày cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhập cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Giấy phép đầu tư điều chỉnh lần
Nhập lần cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Nhập số Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Nhập Ngày cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Nhập cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Danh sách người xuất khẩu nhập khẩu
Nhập mã người xuất khẩu/ nhập khẩu, (tham khảo bảng mã người xuất khẩu/ nhập khẩu trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập nội dung liên quan trong trường hợp nội dung này không phù hợp để nhập vào các ô khác.
Nhập nội dung cam kết sử dụng đúng mục đích.
Nhập số lượng đăng ký miễn thuế.
Lưu ý: Có thể nhập đến 02 số thập phân.
Đơn vị (của số lượng đăng ký miễn thuế)
Nhập mã đơn vị tính của số lượng.
Lưu ý: Phải nhập cùng mã đơn vị tính như chỉ tiêu thông tin "Số lượng đã sử dụng".
Lưu ý: Có thể nhập đến 02 số thập phân.
Đơn vị (của số lượng đã sử dụng)
Nhập mã đơn vị tính của số lượng đã sử dụng.
Lưu ý: Phải nhập cùng mã đơn vị tính như chỉ tiêu thông tin "Số lượng đăng ký miễn thuế".
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Thay thế Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC như sau:
BIỂU MẪU VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
(Ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Thông báo về việc làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa
Biên bản lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Biên bản tách mẫu và bàn giao mẫu
Đơn đề nghị đưa hàng về bảo quản
Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan
Thông báo cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, sản phẩm xuất khẩu
Quyết định kiểm tra kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất
Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất
Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất
Báo cáo quyết toán về tình hình xuất- nhập- tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Báo cáo quyết toán về tình hình nhập- xuất- tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX
Báo cáo quyết toán về tình hình nhập khẩu sản phẩm gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX
Định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu
Quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu
Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu
Kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu
Thông báo hợp đồng gia công lại
Báo cáo hàng hóa gửi kho thuê bên ngoài DNCX
Báo cáo hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng xây dựng
Thông báo hàng hóa trung chuyển
Đơn đề nghị chuyển khẩu hàng hóa
Thông báo về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho ngoại quan
Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container xuất khẩu
Thông báo tình hình hàng hóa nhập, xuất, tồn kho (CFS)
Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa
Sổ theo dõi quản lý hàng hóa XNK đăng ký tờ khai một lần
Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
Bảng kê số hiệu container xuất khẩu
Thông báo thay đổi cảng xếp hàng (hàng đã vào KVGS)
Thông báo thay đổi tên phương tiện vận tải xuất cảnh
Thông báo thay đổi cảng xếp hàng (hàng chưa vào KVGS)
Quyết định kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
Kết luận kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
Công văn chuyển tiếp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác
Thông báo hệ thống khai hải quan gặp sự cố
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: ……../TB- tên viết tắt của cơ quan ban hành
Về việc làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Chi cục Hải quan …………………….. thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố ………………….. xin thông báo tình hình làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ của các doanh nghiệp đã làm thủ tục hải quan (từ ngày …./…./… Đến ngày …./…/…….):
Tờ khai... ngày... tháng... năm
Tờ khai... ngày... tháng... năm
Tờ khai... ngày... tháng... năm
Tờ khai... ngày... tháng... năm
Chi cục Hải quan …………… xin thông báo để Quý Cục biết, theo dõi.
- Cục Thuế ....; - Tổng cục Thuế; - Lưu: VT, tên viết tắt đơn vị soạn thảo thông báo.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu Chi cục)
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(ghi cụ thể tên, địa chỉ và mã số thuế nếu có)
(ghi cụ thể tên, địa chỉ và mã số thuế nếu có)
3. Danh mục hóa đơn thương mại:
Trị giá hóa đơn (nguyên tệ)
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
KHAI BỔ SUNG VỀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
A- PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN
3. Khai bổ sung cho Tờ khai hải quan số…………………………, ngày……………………..:
…., ngày...tháng... năm... NGƯỜI KHAI HẢI QUAN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
B- PHẦN DÀNH CHO KIỂM TRA VÀ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
1- Thời gian tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung (ngày, giờ):
2- Kết quả kiểm tra nội dung khai bổ sung:
Ý kiến đề xuất của cán bộ tiếp nhận Ý kiến phê duyệt của Chi cục trưởng
…, ngày...tháng... năm... CÁN BỘ TIẾP NHẬN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
..., ngày...tháng... năm... CHI CỤC TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Ghi rõ chấp nhận/không chấp nhận nội dung khai bổ sung. Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức)
_______________________________________________________________________
- Mục Nội dung đã khai và Nội dung khai bổ sung chỉ ghi những nội dung liên quan đến khai bổ sung.
- Mẫu này sử dụng cho 01 tờ khai hải quan.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Kính gửi: Chi cục Hải quan ……………………………
Tên doanh nghiệp: ………………….; địa chỉ: ............................; mã số doanh nghiệp:.................. đã đăng ký tờ khai hải quan số …… ngày …… tháng.....năm tại Chi cục Hải quan………………
Căn cứ Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính, Công ty đề nghị được hủy tờ khai, cụ thể như sau:
- Số tờ khai:………………..Loại hình:………………… Ngày khai chính thức:………………..
- Phân luồng: ……………………………………………………………………
- Cửa khẩu xuất/nhập: …………………………………………………………..
- Mặt hàng khai báo*:…………………………………………………………….
- Trị giá khai báo:…………………………………………………………………..
Lý do hủy tờ khai:…………………………………………………………………….
Doanh nghiệp …… cam kết tờ khai hải quan nêu trên chưa được sử dụng để hoàn thuế, không thu thuế.
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN -------
PHIẾU THEO DÕI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kèm theo văn bản cho phép số ………….. ngày …… tháng …… năm …… của Bộ ……..………. có giá trị đến ngày …… tháng ….. năm …………………
Đơn vị xuất nhập khẩu: ............................................................................................................
Đăng ký tại Cục Hải quan: .......................................................................................................
Số đăng ký: …………………………. Ngày đăng ký ………………..
XÁC NHẬN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN (Lãnh đạo Chi cục ký, đóng dấu Chi cục)
Cột 7 - Cán bộ tiếp nhận tờ khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đăng ký tờ khai
Cột 8 - Lãnh đạo Chi cục Hải quan ký, ghi rõ họ tên
Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan: Kiểm tra chi tiết □ Kiểm tra qua máy soi □ Kiểm tra thủ công □
1. Thời gian kiểm tra: Từ giờ, ngày đến giờ, ngày
2. Công chức kiểm tra (ký tên, đóng dấu công chức)
4. Đề xuất kết quả xử lý kiểm tra
A. Kiểm tra qua máy soi/cân/thiết bị khác
Từ giờ, ngày đến giờ, ngày
Từ giờ, ngày đến giờ, ngày
3. Đề xuất kết quả xử lý kiểm tra
3. Đề xuất kết quả xử lý kiểm tra
4. Công chức kiểm tra (ký tên, đóng dấu công chức)
4. Công chức kiểm tra (ký tên, đóng dấu công chức)
Đại diện người khai hải quan (ký, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN TRÊN PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA DÙNG CHO CÔNG CHỨC HẢI QUAN
Công chức ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu.
Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan: Căn cứ kết quả phân luồng của Lãnh đạo Chi cục, công chức hải quan tích vào các ô tương ứng
Số tờ khai: Công chức hải quan ghi số đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu
Ngày giờ đăng ký: công chức hải quan ghi ngày giờ đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu.
Thời gian kiểm tra: Công chức hải quan ghi rõ thời gian kiểm tra chi tiết hồ sơ.
Công chức hải quan kiểm tra ký xác nhận trên hệ thống hoặc ký tên, đóng dấu công chức hải quan (nếu khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy).
Công chức Hải quan ghi kết quả kiểm tra hồ sơ, nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống.
Trường hợp qua kết quả kiểm tra chi tiết thấy cần thiết phải thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan thì ghi ý kiến đề xuất vào ô số 4.
Công chức hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ ghi đề xuất xử lý kết quả kiểm tra (nếu có).
Lãnh đạo Chi cục ghi ý kiến chỉ đạo (nếu có) và ký xác nhận trên hệ thống hoặc ký tên, đóng dấu công chức (nếu khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy)
A. KIỂM TRA QUA MÁY SOI/CÂN/THIẾT BỊ KHÁC
B. KHAI HẢI QUAN TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN GIẤY
Thời gian kiểm tra: Công chức Hải quan ghi rõ thời gian kiểm tra.
Thời gian kiểm tra: Công chức Hải quan ghi rõ thời gian kiểm tra.
Công chức Hải quan ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống.
Công chức Hải quan ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống.
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa (qua máy soi/cân/thiết bị khác) đề xuất xử lý kết quả kiểm tra.
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa đề xuất xử lý kết quả kiểm tra.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
......., ngày ... tháng .... năm....
Số: /PĐN- tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản
PHIẾU ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA
Kính gửi: Chi cục Hải quan………………
Chi cục Hải quan ……………………đề nghị Chi cục Hải quan …………………….. thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
3. Số tờ khai: Ngày tờ khai:
4. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa:
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, tên viết tắt đơn vị soạn thảo phiếu.
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị)
I. BIÊN BẢN LẤY MẪU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1. Tờ khai số/số vận đơn:………… ngày …..tháng …..năm ......................................................
2. Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai:.......................................................................................
3. Hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa (miễn kiểm tra hoặc kiểm tra tỷ lệ hoặc kiểm tra toàn bộ)
.............................................................................................................................................
4. Chi cục Hải quan nơi lấy mẫu: ............................................................................................
5. Người lấy mẫu: ..................................................................................................................
+ Công chức Hải quan: ..........................................................................................................
+ Đại diện chủ hàng: ..............................................................................................................
6. Địa điểm lấy mẫu: ..............................................................................................................
Thời gian lấy mẫu: …..giờ... ngày ... tháng ... năm ...................................................................
7. Tên mẫu: ..........................................................................................................................
8. Số lượng mẫu: ..................................................................................................................
9. Chi tiết mẫu (kích thước, đặc điểm): ...................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
10. Niêm phong mẫu (số niêm phong hải quan): ......................................................................
Ngày... tháng... năm... (13) NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày... tháng... năm... (12) NGƯỜI LẤY MẪU (Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày... tháng... năm... (11) NGƯỜI LẬP PHIẾU LẤY MẪU (Ký, ghi rõ họ tên)
- Phiếu lấy mẫu lập thành hai bản (1 bản lưu cùng hồ sơ lưu của Hải quan; 1 bản niêm phong cùng với mẫu hàng).
- Mục 11: Người lập phiếu lấy mẫu là người yêu cầu lấy mẫu (Hải quan hoặc doanh nghiệp);
- Mục 12: Người lấy mẫu là Hải quan cửa khẩu hoặc Hải quan ngoài cửa khẩu hoặc doanh nghiệp;
- Mục 13: Người chứng kiến là: Hải quan nếu doanh nghiệp yêu cầu lấy mẫu hoặc là doanh nghiệp nếu Hải quan yêu cầu lấy mẫu;
- Mục 11,12,13 nếu là công chức hải quan thì ký, đóng dấu công chức.
Nội dung bàn giao (1): .........................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Địa điểm bàn giao: ..............................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Thời gian bàn giao: …..giờ …..ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI NHẬN BÀN GIAO (Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI BÀN GIAO (Ký tên, ghi rõ họ tên)
- Bàn giao mẫu giữa người lấy mẫu với người lưu mẫu hoặc người giám định.
+ Giao mẫu để doanh nghiệp nhận tự bảo quản thì bàn giao nguyên trạng mẫu đã được niêm phong.
+ Giao mẫu cho cơ quan giám định thì mở niêm phong, bàn giao chi tiết mẫu.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: ……./BB- tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
BIÊN BẢN TÁCH MẪU LƯU VÀ BÀN GIAO MẪU
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và trên cơ sở công văn số ngày.... tháng .. năm … của người khai hải quan (tên Công ty/Doanh nghiệp XNK) đề nghị tách mẫu lưu để giám định, hôm nay, vào hồi....giờ ngày ... tháng .... năm ...., (tên cơ quan hải quan nơi lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) tổ chức tách mẫu lưu và bàn giao mẫu với các bên tham gia như sau:
I. Đại diện đơn vị lưu mẫu hàng hóa XNK
1. Ông/bà …………………………………….chức vụ .................................................................
2. Ông/bà …………………………………….chức vụ .................................................................
II. Đại diện đơn vị hải quan gửi mẫu phân tích hàng hóa XNK
- Ông/bà ...............................................................................................................................
- Số hiệu công chức ..............................................................................................................
Trường hợp đơn vị gửi yêu cầu phân tích hàng hóa không cử cán bộ tham dự do đơn vị ở xa thì có công văn thông báo không tham dự (số Công văn…… ngày …….tháng…… năm ……..).
III. Đại diện người khai hải quan: Công ty/Doanh nghiệp ......................................................
- Ông/bà …………………………………….Chức vụ ..................................................................
- Số căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân: ……..đơn vị cấp …………………………ngày cấp
- Giấy ủy quyền/giấy giới thiệu số ……….ngày……tháng…… năm............................................
IV. Nội dung tách mẫu và bàn giao mẫu:
Tên theo khai báo/mục thứ tự tại tờ khai/ số niêm phong hải quan
Phiếu yêu cầu PT kiêm BB lấy mẫu (ghi rõ ký hiệu, ngày tháng năm)
Phiếu tiếp nhận yêu cầu PT (ghi rõ ký hiệu, ngày tháng năm)
Phần bàn giao/số niêm phong hải quan/khối lượng, kích thước, quy cách đóng gói
Phần cơ quan hải quan lưu/ số niêm phong hải quan/khối lượng, kích thước, quy cách đóng gói
2. Số lượng mẫu bàn giao: ………………
3. Khi có kết quả giám định, người khai hải quan (tên Công ty/Doanh nghiệp) gửi ngay kết quả giám định cho cơ quan hải quan (ghi tên đơn vị hải quan tách mẫu).
Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày tách mẫu lưu mà người khai hải quan không nộp kết quả giám định, cơ quan hải quan sử dụng thông báo kết quả phân loại hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa đã ban hành để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Biên bản đã được thông qua vào hồi ….giờ cùng ngày và được lập thành 03 bản, mỗi đơn vị giữ 01 bản (trường hợp vắng mặt cơ quan hải quan gửi mẫu phân tích thì cơ quan hải quan tách mẫu gửi 01 Biên bản tách mẫu lưu tới cơ quan hải quan gửi mẫu) ./.
NGƯỜI NHẬN MẪU (ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI BÀN GIAO MẪU (ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ HẢI QUAN GỬI MẪU (nếu có, ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁCH MẪU (ký tên, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Kính gửi: Chi cục Hải quan ……………………………….
1. Doanh nghiệp đề nghị mang hàng về bảo quản:
- Tên doanh nghiệp: ……………………….Mã số thuế: .............................................................
- Trụ sở chính tại: ..................................................................................................................
- Số điện thoại: ………………………………Số fax: ..................................................................
2. Đề nghị cơ quan hải quan giải quyết cho doanh nghiệp được mang hàng thuộc tờ khai số……… về bảo quản tại:
- Địa điểm kho, bãi: ...............................................................................................................
- Thuộc phường (xã) ………………………..; quận (huyện) ...................................................... , tỉnh (TP) ...............................................................................................................................
3. Người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về bảo quản hàng hóa:
- Họ và tên: …………………………………….., năm sinh: .........................................................
- Số CMND: …………………….., ngày cấp:………………. , tại..................................................
- Số điện thoại liên hệ, cố định: …………………………..,di động ..............................................
Kho (bãi) bảo quản hàng hóa có tổng diện tích là: ………………m2; có tường rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài để bảo quản an toàn hàng hóa; có giấy tờ hợp pháp sử dụng kho, bãi (hoặc hợp đồng thuê kho, bãi đến hết ngày…………….. ); chịu trách nhiệm bảo quản đầy đủ hàng hóa và không tự ý sử dụng, tiêu thụ hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan thông quan.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung khai báo và cam đoan trên đây./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
------------------- Số:……………./BBBG-HQ....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
BIÊN BẢN BÀN GIAO HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN
Hồi ……giờ….. phút, ngày...tháng...năm 20.., Chi cục Hải quan………. số điện thoại ………………số fax ……………bàn giao cho ông (bà) ..................................................................................................................
Đại diện của Công ty ………..; Lô hàng thuộc tờ khai số: ………….để chuyển đến Chi cục Hải ……………….quan gồm:
a) .........................................................................................................................................
b) .........................................................................................................................................
SỐ HIỆU CONTAINER HOẶC BIỂN KIỂM SOÁT XE CHUYÊN DỤNG
Tình trạng xe container/xe chuyên dụng/hàng hóa ...................................................................
.............................................................................................................................................
Biên bản về tình trạng container/xe chuyên dụng/hàng hóa (nếu có), số ...................................
Thời gian vận chuyển ………………..; Tuyến đường vận chuyển: .......................................... ;
Km .......................................................................................................................................
Ngày, giờ dự kiến xuất phát: ..................................................................................................
Ngày, giờ dự kiến đến: ..........................................................................................................
Các vấn đề khác có liên quan đến hàng hóa và hồ sơ hải quan: ...............................................
.............................................................................................................................................
NGƯỜI KHAI HQ/ NGƯỜI VẬN CHUYỂN (ký, ghi rõ họ tên)
CHI CỤC HẢI QUAN NƠI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN ĐI (ký, đóng dấu số hiệu công chức)
CHI CỤC HẢI QUAN NƠI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN ĐẾN (ký, đóng dấu số hiệu công chức)
Ngày, giờ xuất phát thực tế (do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi xác nhận)
Ngày, giờ đến thực tế (do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến xác nhận)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: ……./TB- tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
Về việc tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN ………………..
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của .....................................................................................................................
Điều 1. Tạm dừng đưa qua khu vực giám sát tại cảng/cửa khẩu…………….. đối với lô hàng ……………….của (tên doanh nghiệp)…………….. , mã số thuế: …………..xuất khẩu/nhập khẩu theo tờ khai hải quan số……. ngày …./…. /20 ….được đăng ký tại Chi cục Hải quan ………….thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố …………để kiểm tra thực tế hàng hóa □ kiểm tra hồ sơ □ hoặc để: ............................................................................................ ;
Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan (đối với trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa): Kiểm tra chi tiết □ hoặc kiểm tra qua máy soi □ hoặc kiểm tra thủ công □; tỷ lệ kiểm tra .............................................................
Lý do tạm dừng: ....................................................................................................................
Thời gian tạm dừng là……………. ngày kể từ ngày ban hành quyết định này.
Điều 2. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà) Đội trưởng Đội …………..và Giám đốc (tên doanh nghiệp) ………………..chịu trách nhiệm thi hành thông báo này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục trưởng Cục HQ .. (để báo cáo); - Chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai (để p/h); - Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (để p/h t/h) ; - Lưu: VT, tên viết tắt đơn vị soạn thảo QĐ.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------
......., ngày... tháng... năm….
THÔNG BÁO CƠ SỞ SẢN XUẤT, NƠI LƯU GIỮ NL, VT, MMTB VÀ SP XUẤT KHẨU
Kính gửi: Chi cục Hải quan …………
1 .Tên tổ chức/cá nhân: .........................................................................................................
2. Mã số thuế hiện thời: .........................................................................................................
3. Mã số thuế trước khi thay đổi (nếu có): ...............................................................................
- Tên tổ chức/cá nhân trước khi chuyển đổi: ...........................................................................
- Lý do chuyển đổi (sáp nhập, chia, tách, thay đổi mã số): .......................................................
4. Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................................................
Trụ sở thuộc quyền sở hữu của DN: □ Trụ sở thuê: □
5. Ngày kết thúc năm tài chính:
31/12 □; 31/3 □; 30/6 □; 30/9 □; Khác: …..
6. Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên):
- Số CMND/hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
7. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc):
- Số CMND/hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: □
- Doanh nghiệp đầu tư trong nước: □
9. Nước của nhà đầu tư: ………..(ghi rõ nước đầu tư trường hợp nhiều nhà đầu tư từ các nước khác nhau thì liệt kê cụ thể từng nước)
10. Ngành nghề sản xuất:...... (ghi theo giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư)
11. Doanh nghiệp theo dõi nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư, sản phẩm bằng: ………..(ghi rõ phần mềm hoặc cách thức quản lý, theo dõi nguyên liệu, vật tư, sản phẩm tại doanh nghiệp)
12. Lịch sử kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất (nêu rõ một trong 02 trường hợp dưới đây):
- Cơ quan hải quan chưa kiểm tra: □
- Cơ quan hải quan đã kiểm tra: □
Số biên bản kiểm tra: ……….ngày, tháng, năm; Số kết luận kiểm tra …………. ngày, tháng, năm....
A. Thông tin về cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm:
1. Địa chỉ CSSX 1: .................................................................................................................
- Cơ sở sx thuộc quyền sở hữu của DN: □ ; Cơ sở sx thuê: □
- Tổng số lượng máy móc, dây chuyền trang thiết bị: ............................................................... - (Trong đó: Sở hữu: ………….; Đi thuê: …………..; khác ………….)
- Năng lực sản xuất: Nêu rõ năng lực sản xuất sản phẩm xuất khẩu tối đa trong một năm/tháng/ngày:
- Cơ sở sản xuất trên phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc ngành hàng (tích vào ô tương ứng với ngành hàng):
- Chu kỳ sản xuất sản phẩm theo từng ngành nghề: ................................................................
- Nguyên liệu, vật tư, sản phẩm được lưu giữ trong khu vực sản xuất: □;
- Nguyên liệu, vật tư, sản phẩm được lưu giữ ngoài khu vực sản xuất: □;
Địa chỉ nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài CSXX: ................................................
2. Địa chỉ CSSX 2: .................................................................................................................
Trường hợp có nhiều hơn một CSXX thì thông báo tương tự điểm 1 trên.
B. Tổng năng lực sản xuất sản phẩm (tính cho tất cả các CSSX nếu tổ chức, cá nhân có nhiều CSSX):
Trong 01 năm/quý/tháng/tuần/ngày, tổ chức cá nhân sản xuất được …………………. sản phẩm.
C. Tổng số lượng máy móc, dây truyền trang thiết bị (tính cho tất cả các CSSX nếu tổ chức, cá nhân có nhiều CSSX): …………
D. Ngành hàng sản xuất chính (tích vào ô tương ứng):
E. Tình hình nhân lực (tính cho tất cả các CSSX nếu tổ chức cá nhân có nhiều CSSX):
- Bộ phận quản lý: …………..Người;
- Số lượng công nhân: ……..Người.
F. Thông tin về cơ sở sản xuất thuê gia công lại
1. Đối tác nhận gia công lại 1:
- Tên đối tác nhận gia công lại: ...............................................................................................
- Mã số thuế đối tác nhận gia công lại: ....................................................................................
Đối tác nhận gia công lại là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình: □
- Địa chỉ đối tác nhận gia công lại: ..........................................................................................
- Hợp đồng thuê gia công lại số: ……ngày, tháng, năm
- Gia công lại toàn bộ: □; Gia công công đoạn: □
Mô tả công đoạn thuê gia công lại cụ thể: ...............................................................................
1. Địa chỉ CSSX 1: .................................................................................................................
- Cơ sở sx thuộc quyền sở hữu của DN: □; Cơ sở sx thuê: □
- Tổng số lượng máy móc, dây chuyền trang thiết bị: ............................................................... - (Trong đó: Sở hữu: ……………; Đi thuê: …………….; khác………. )
- Năng lực sản xuất: Nêu rõ năng lực sản xuất sản phẩm xuất khẩu tối đa trong một năm/tháng/ngày:
- Cơ sở sản xuất trên phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc ngành hàng (tích vào ô tương ứng với ngành hàng):
- Chu kỳ sản xuất sản phẩm theo từng ngành nghề: ................................................................
- Nguyên liệu, vật tư, sản phẩm được lưu giữ trong khu vực sản xuất: □;
- Nguyên liệu, vật tư, sản phẩm được lưu giữ ngoài khu vực sản xuất: □;
Địa chỉ nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài CSXX: ................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Đối tác nhận gia công lại 2:
Trường hợp có nhiều hơn một đối tác nhận gia công lại thì thông báo tương tự điểm 1 trên
Trong vòng 730 ngày, tổ chức cá nhân (tích vào ô tương ứng):
- Bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế:
Có □ Không □
- Bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
Có □ Không □
- Bị các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán:
Có □ Không □
Tổ chức/cá nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung cam kết trên. Trường hợp có thay đổi các thông tin trên, Tổ chức/cá nhân sẽ thực hiện khai và cam kết lại.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: ……./QĐ- tên viết tắt cơ quan ban hành văn bản
Về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN BAN HÀNH ……………..
Căn cứ Luật ..........................................................................................................................
Căn cứ Nghị định ..................................................................................................................
Căn cứ Thông tư ...................................................................................................................
Xét đề nghị tại….. ngày….. của…… về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất đối với(1)
Điều 1. Kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản, xuất đối với(1) ..................................................
Mã số thuế: ...........................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Địa điểm kiểm tra: .................................................................................................................
Thời hạn kiểm tra: …………, kể từ ngày .................................................................................
Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. Ông/bà ……chức vụ/ngạch công chức (nếu có)…. trưởng đoàn;
2. Ông/bà…………… (như trên) ................................................................. phó đoàn (nếu có);
3. Ông/bà ……………(như trên) ............................................................................ thành viên;
.............................................................................................................................................
Điều 3. Phạm vi, nội dung kiểm tra gồm:
- Phạm vi kiểm tra: ................................................................................................................
- Nội dung kiểm tra: ...............................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 4. Đoàn kiểm tra có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại.................................................. ; Người khai hải quan(1) …………………. có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại………… , có trách nhiệm cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện được ủy quyền làm việc với cơ quan hải quan và chuẩn bị hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan.
Điều 5. Đoàn kiểm tra, Thủ trưởng đơn vị triển khai thực hiện kiểm tra và ……(1)…….. có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: - Tên tổ chức, cá nhân; - Cục HQ….; - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo (...b).
(1)Tên tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất để hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu bị kiểm tra.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: ………../BB- tên viết tắt của đơn vị ban hành VB
BIÊN BẢN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT
Căn cứ quy định tại Điều...Thông tư số .../20../TT-BTC ngày .../.../20.. của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan;
Hôm nay, hồi ….giờ ….ngày ….tháng ….năm ….tại ……., Chúng tôi gồm:
1. Ông(bà):………………………Chức vụ:………………. Đơn vị ................................................
2. Ông(bà):………………………Chức vụ:………………. Đơn vị ................................................
II. Đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:
1. Ông(bà):………………………Chức vụ:………………. Đơn vị ................................................
2. Ông(bà):………………………Chức vụ:………………. Đơn vị ................................................
III. Đại diện theo pháp luật của thương nhân nhận gia công lại (nếu có):
1. Ông(bà):………………………Chức vụ:………………. Đơn vị ................................................
2. Ông(bà):………………………Chức vụ:………………. Đơn vị ................................................
1. Ông(bà): ………………………..Năm sinh …………….Quốc tịch.............................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Nghề nghiệp: ........................................................................................................................
Giấy CMND/Hộ chiếu số: …………..Ngày cấp ………..Nơi cấp ................................................
Xác nhận kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty…………… như sau:
Địa chỉ: .................................................................................................................................
2. Ông(bà): ………………………..Năm sinh……………… Quốc tịch..........................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Nghề nghiệp: ........................................................................................................................
Giấy CMND/Hộ chiếu số: ………………Ngày cấp …………Nơi cấp...........................................
Xác nhận kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty.............. như sau:
Địa chỉ: .................................................................................................................................
1. Về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: .....................................................................................
2. Về ngành nghề: .................................................................................................................
3. Về máy móc, thiết bị: .........................................................................................................
4. Về nhân lực: ......................................................................................................................
5. Về việc lưu giữ và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu .................
6. Về quy mô sản xuất, gia công: ............................................................................................
Biên bản kết thúc vào hồi ………giờ……. ngày….. tháng….. năm.............................................
Biên bản được lập thành ….bản; mỗi bản gồm …….tờ; có nội dung và giá trị như nhau. Đã giao cho...01 bản.
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
7. Ý kiến bổ sung khác (nếu có).
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN HẢI QUAN (ký, ghi rõ họ tên)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: ……./KL- tên viết tắt của đơn vị ban hành VB
KẾT LUẬN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT
Căn cứ Luật ..........................................................................................................................
Căn cứ Nghị định ..................................................................................................................
Căn cứ Thông tư ...................................................................................................................
Căn cứ biên bản chứng nhận kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất ngày ...tháng ... năm ..., Chi cục Hải quan ….. kết luận về việc kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty……………….. như sau:
1. Địa chỉ cơ sở sản xuất: ......................................................................................................
2. Quyền sử dụng nhà xưởng, mặt bằng sản xuất:
3. Quyền sở hữu, sử dụng của thương nhân đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu:
4. Số lượng, chủng loại máy móc, thiết bị thực tế: ...................................................................
5. Tình trạng hoạt động của tổ chức, cá nhân (tình hình nhân lực bố trí trên dây chuyền sản xuất, số lượng lao động hiện có tại thời điểm kiểm tra, bảng lương, bảo hiểm...):
6. Năng lực, quy mô sản xuất, gia công: .................................................................................
7. Cách thức theo dõi nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị thông qua sổ kế toán hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị:
8. Yêu cầu thực hiện (nếu có): ...............................................................................................
Nơi nhận: - Chi cục HQ………… (để t/hiện); - Công ty …………(để t/hiện); - Cục HQ ………….(để b/c); - Lưu: VT...........................
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, đóng dấu Chi cục)
Tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ Mã số thuế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NHẬP-XUẤT-TỒN KHO NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU LOẠI HÌNH... Kỳ báo cáo: Từ ngày ……………..đến ngày ………….
Lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu xuất kho trong kỳ
Lượng NL, VT nhập khẩu tồn kho cuối kỳ
Chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy
(11)=(5)+ (6)-(7)-(8)- (9)-(10)
(13) NGƯỜI LẬP (Ký, ghi rõ họ tên)
(14) NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
1. Bán thành phẩm được tạo ra từ nguyên liệu nhập khẩu chưa được thể hiện chi tiết tại biểu mẫu này, tổ chức, cá nhân theo dõi, lưu giữ và giải trình khi cơ quan hải quan kiểm tra tình hình sử dụng, báo cáo quyết toán hoặc khi tính thuế, tiêu thụ nội địa.
* Hướng dẫn lập mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL:
1. Thông tin nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.
2. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho, quản lý sản xuất. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan. Trường hợp tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm thì phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã
Cột (4): Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan.
Cột (5): Là lượng nguyên liệu, vật tư cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại;
Cột (6): Gồm lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm bán thành phẩm, thành phẩm để gắn với sản phẩm xuất khẩu thành sản phẩm đồng bộ) để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhập kho trong kỳ báo cáo; lượng nguyên liệu, vật tư nhận từ hợp đồng gia công khác chuyển sang; hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đang đi trên đường chưa nhập kho tại cuối kỳ báo cáo; nhập lại kho khi dư thừa trên dây chuyền sản xuất; nhập kho sau khi thuê gia công lại; lượng nguyên liệu, vật tư của DNCX không làm thủ tục hải quan.
Cột (7): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng phải xuất trả đối tác ở nước ngoài, xuất sang nước thứ 3 hoặc xuất vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công cùng hoặc khác đối tác nhận gia công.
Cột (8): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không được sử dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại cột số 12 và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).
Cột (9): Là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đưa vào để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả phần nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công lại
Cột (10): Là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế cấp bù do phần nguyên liệu, vật tư tiêu hao, hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất; xuất chuyển tiếp từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác hoặc lượng nguyên liệu, vật tư xuất kho mà chưa được chi tiết tại các cột (7), (8), (9) bao gồm nguyên liệu, vật tư thiếu hụt, hư hỏng mất mát do thiên tai, hỏa hoạn,....
Cột (11): Là lượng nguyên liệu tồn kho tại cuối kỳ báo cáo.
Cột (12): Điền số/ngày quyết định miễn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư bị hỏng hóc, mất mát do thiên tai, hỏa hoạn... và các thông tin khác (nếu có)
3. Chỉ tiêu (13), (14): Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
Tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ Mã số thuế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NHẬP - XUẤT - TỒN KHO SẢN PHẨM XUẤT KHẨU ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ NL, VT NHẬP KHẨU LOẠI HÌNH....
Kỳ báo cáo: từ ngày đến ngày
Lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ
Lượng sản phẩm xuất kho trong kỳ
Lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo sổ sách theo dõi
Lượng sản phẩm thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
(12) NGƯỜI LẬP (Ký, ghi rõ họ tên)
(13) NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
1. Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa xuất kho thì ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu số…….
Ví dụ: Hàng hóa xuất khẩu thuộc tờ khai số.... chưa xuất kho.
* Hướng dẫn lập Mẫu số 15a/BCQT-SP/GSQL:
1. Thông tin nhập - xuất - tồn sản phẩm được lập trên cơ sở quản lý theo dõi sản phẩm để xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn.
2. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho. Lưu ý sử dụng mã sản phẩm theo quản trị doanh nghiệp để khai báo trên tờ khai xuất khẩu.
Cột (4): Là đơn vị tính của sản phẩm được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan.
Cột (5): Là lượng sản phẩm tồn cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại.
Cột (6): Là lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ báo cáo gồm sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất trong kỳ nhập kho thành phẩm; sản phẩm gia công lại; sản phẩm đã xuất khẩu nhưng bị khách hàng trả lại;...
Cột (7): Là lượng sản phẩm có sử dụng nguyên liệu, vật tư từ nguồn nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại cột số 11 và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).
Cột (8): Là lượng sản phẩm có sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thực tế đã xuất kho để xuất khẩu.
Cột (9): Trong trường hợp xuất kho chưa được chi tiết tại các cột (7), (8) bao gồm bao sản phẩm xuất kho để xuất khẩu nhưng chưa đăng ký tờ khai; xuất cho nghiên cứu sản phẩm, hư hỏng mất mát do thiên tai, hỏa hoạn...
Cột (10): Là lượng sản phẩm tồn tại kho cuối kỳ báo cáo.
Cột (11): Điền số/ngày quyết định miễn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư bị hỏng hóc, mất mát do thiên tai, hỏa hoạn... và các thông tin khác (nếu có)
3. Chỉ tiêu (12), (13): Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
Tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ Mã số thuế
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NHẬP-XUẤT-TỒN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ XUẤT KHẨU LOẠI HÌNH ĐẶT GIA CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI, DNCX Kỳ báo cáo: Từ ngày…… đến ngày ……….
Lượng nguyên liệu, vật tư nhập trong kỳ
Tái nhập nguyên liệu đã xuất khẩu
Thay đổi mục đích sử dụng, tiêu hủy
(12) NGƯỜI LẬP (Ký, ghi rõ họ tên)
(13) NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa xuất kho thì ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu số....
* Hướng dẫn lập Mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL
1. Thông tin nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.
2. Số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán là số liệu theo dõi, quản lý tại kho của tổ chức, cá nhân đặt gia công.
3. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho, quản lý sản xuất. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan;
Cột (4): Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan;
Cột (5): Là lượng nguyên liệu, vật tư cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại.
Cột (6): Là lượng nguyên liệu, vật tư tái nhập sau khi đã xuất khẩu để thuê gia công.
Cột (7): Là lượng nguyên liệu, vật tư mua tại nội địa, nước ngoài, DNCX để làm nguyên liệu, vật tư cho hoạt động đặt gia công.
Cột (8): Là lượng nguyên liệu, vật tư xuất kho để xuất khẩu dùng cho sản xuất sản phẩm.
Cột (9): Là lượng nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu nhưng được bán, biếu, tặng, tiêu hủy, thiên tai, hỏa hoạn tại nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan
Cột (10): Là lượng nguyên liệu tồn tại kho cuối kỳ báo cáo.
4. Chỉ tiêu (12), (13): Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
Tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ Mã số thuế
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NHẬP-XUẤT-TỒN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM NHẬP KHẨU Kỳ báo cáo: Từ ngày ………đến ngày …………
Lượng sản phẩm đặt gia công nhập khẩu trong kỳ
Lượng sản phẩm xuất kho trong kỳ
(10) NGƯỜI LẬP (Ký, ghi rõ họ tên)
(11) NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
* Hướng dẫn lập mẫu số 15c/BCQT-SPNN/GSQL:
1. Thông tin nhập - xuất - tồn kho sản phẩm được lập trên cơ sở quản lý theo dõi sản phẩm nhập khẩu của hàng hóa đặt gia công nước ngoài trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.
2. Số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán là số liệu theo dõi, quản lý tại kho của tổ chức, cá nhân đặt gia công.
3. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan;
Cột (4): Là đơn vị tính của sản phẩm được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan;
Cột (5): Là lượng sản phẩm cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại;
Cột (6): là lượng sản phẩm gia công nhập khẩu từ nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan
Cột (7): Là lượng sản phẩm gia công xuất kho trong kỳ.
Cột (8): Là lượng sản phẩm tồn tại kho cuối kỳ báo cáo.
Cột (9): Khai lượng sản phẩm chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan và các ghi chú có liên quan khác (nếu có).
4. Chỉ tiêu (10), (11): Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
Tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ Mã số thuế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
ĐỊNH MỨC THỰC TẾ SẢN XUẤT SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
Kỳ báo cáo: từ ngày ………..đến ngày………..
Mã sản phẩm xuất khẩu/nhập khẩu
Tên sản phẩm xuất khẩu/nhập khẩu
Lượng NL, VT thực tế sử dụng để sản xuất một sản phẩm
(10) NGƯỜI LẬP (Ký, ghi rõ họ tên)
(11) NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
1. Hướng dẫn lập Mẫu số 16/ĐMTT-GSQL:
Cột (2): Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan
Cột (3): Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan
Cột (4): Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.
Cột (5): Mã của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì phải thống nhất với mã nguyên liệu, vật tư đã khai trên tờ khai hải quan
Cột (6): Tên của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm.
Cột (7): Đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan
Cột (8): Lượng nguyên liệu, vật tư thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm và lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tạo thành phế liệu, phế phẩm.
Định mức thực tế của một đơn vị sản phẩm theo từng nguyên liệu, vật tư = Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu chia cho tổng số lượng sản phẩm thu được
- Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu bằng tổng lượng nguyên liệu, vật tư đưa vào để sản xuất sản phẩm trừ lượng nguyên liệu vật tư thu hồi và lượng nguyên liệu, vật tư đang dở dang trên dây chuyền tính tới thời điểm xác định định mức để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
- Tổng số lượng sản phẩm thu được: là tổng số lượng thu được cho tới thời điểm xác định định mức.
Cột (9): Trường hợp nguyên liệu mua trong nước điền "X"; trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để trống; trường hợp vật tư không xây dựng được định mức điền "KXDĐM"
2. Chỉ tiêu (10), (11): Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: /QĐ- tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
Về việc kiểm tra báo cáo quyết toán xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu theo loại hình.... tại ………
Căn cứ Luật ..........................................................................................................................
Căn cứ Nghị định ..................................................................................................................
Căn cứ Thông tư ...................................................................................................................
Xét đề nghị tại……… ngày…….. của……… về việc kiểm tra báo cáo quyết toán xuất - nhập tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu theo loại hình.... tại ............................................................
Điều 1. Kiểm tra báo cáo quyết toán xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu theo loại hình.... đối với(1) ..............................................................................................................
Mã số thuế: ...........................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Địa điểm kiểm tra: .................................................................................................................
Thời hạn kiểm tra: ………………..ngày làm việc, kể từ ngày ....................................................
Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. Ông/bà ……........chức vụ/ngạch công chức (nếu có)…….. trưởng đoàn;
2. Ông/bà ……………….(như trên) ................phó đoàn (nếu có);
3. Ông/bà ……………….(như trên) ................thành viên;
.............................................................................................................................................
Điều 3. Phạm vi, nội dung kiểm tra gồm:
- Phạm vi kiểm tra: ................................................................................................................
- Nội dung kiểm tra: ...............................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 4. Đoàn kiểm tra có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại.................................................. ;
Người khai hải quan(1) …………có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại ………., có trách nhiệm cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện được ủy quyền làm việc với cơ quan hải quan và chuẩn bị hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan.
Điều 5. Đoàn kiểm tra, Thủ trưởng đơn vị triển khai thực hiện kiểm tra và…… (1) ................có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - VT, Tên cơ quan;
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Tên người khai hải quan- Tên chủ hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, tên tổ chức, cá nhân được chủ hàng hóa ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN (1) -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hôm nay, hồi …..giờ….. phút….. ngày……. tháng……năm.......................................................
1/ Ông (bà): …………………………Chức vụ: ………………Đơn vị.............................................
2/ Ông (bà): …………………………Chức vụ: ………………Đơn vị.............................................
1/Ông(bà): …………………….Năm sinh ………………….Quốc tịch...........................................
Chức danh: ………………………………………..Công ty ..........................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy CMND/Hộ chiếu số: ……………Ngày cấp:……………., Nơi cấp: ......................................
2/..........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biên bản kết thúc vào hồi .......................................................................................................
Biên bản được lập thành ……. bản, mỗi bản gồm………..tờ, có nội dung và giá trị như nhau, đã giao cho 01 bản.
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có) (2):
.............................................................................................................................................
NGƯỜI THAM GIA LÀM VIỆC(3) (Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI THAM GIA KIỂM TRA(4) (Ký, ghi rõ họ tên)
(2) Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải nêu ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
(3) Thành phần tham gia là danh sách cá nhân đã được cử làm việc với đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện có thẩm quyền ký biên bản phải ký ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của người khai hải quan.
(4) Thành phần tham gia là thành viên đoàn kiểm tra tại quyết định kiểm tra. Trường hợp trưởng đoàn kiểm tra ký trên biên bản ghi rõ chức danh trưởng đoàn.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: .............../KL-tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
BẢN KẾT LUẬN KIỂM TRA Báo cáo quyết toán xuất - nhập -tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu của loại hình.... tại trụ sở người khai hải quan
Thực hiện Quyết định số ………. ngày ……….. của …………………. về việc kiểm tra báo cáo quyết toán xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu của loại hình ………. tại trụ sở ……….(1)……… mã số thuế: .....................................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Từ ngày …/.../…. đến ngày .../.../ ............................................................................................
Người ban hành quyết định kiểm tra…… (2) ……lập bản kết luận kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu của loại hình.... như sau:
4. Ý kiến của người khai hải quan được kiểm tra:(5)
- Kết luận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra;
- Kết luận về từng vi phạm, mức độ vi phạm của người khai hải quan (nếu có);
- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng;
- Kiến nghị của đoàn kiểm tra về biện pháp xử lý.
Hồ sơ, tài liệu kèm kết luận này gồm:
1) .........................................................................................................................................
2) .........................................................................................................................................
Nơi nhận: - Người khai hải quan được kiểm tra; - Lưu: VT, CC... (bản...).
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1): Ghi rõ tên tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra
(2) Người ban hành quyết định kiểm tra: Cục trưởng Cục KTSTQ, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ.
(3) Ghi phạm vi về lĩnh vực kiểm tra; phạm vi về thời gian kiểm tra; phạm vi đối tượng kiểm tra.
(4) Ghi những nội dung đã kiểm tra và kết quả kiểm tra.
(5) Ghi những ý kiến tổ chức, cá nhân đã thống nhất và những ý kiến tổ chức, cá nhân chưa thống nhất với đoàn kiểm tra (nêu rõ lý do, căn cứ pháp luật mà công ty chưa thống nhất).
--------------- Số……/TB-tên viết tắt đơn vị, cá nhân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
......, ngày ... tháng .... năm.....
Về việc thực hiện hợp đồng/phụ lục của hợp đồng gia công
Kính gửi: Chi cục Hải quan …………….thuộc Cục Hải quan…………..
1. Tên bên nhận gia công: .....................................................................................................
Mã số: ..................................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Nước: ...................................................................................................................................
2. Tên bên đặt gia công: ........................................................................................................
Mã số: ..................................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Nước: ...................................................................................................................................
3. Số đăng ký hợp đồng: ………..; Số hợp đồng: ………; ngày ký hợp đồng: ............................ ; ngày hết hạn hợp đồng …………….; ngày gia hạn hợp đồng: ................................................. ;
Số phụ lục của hợp đồng: ………………..; ngày ký phụ lục: .....................................................
4. Nguyên liệu, vật tư do bên đặt gia công cung cấp: (ghi tên các nguyên liệu, vật tư theo thỏa thuận của hợp đồng gia công) ................................................................................................................................... ;
5. Nguyên liệu, vật tư tự cung ứng theo thỏa thuận của hợp đồng gia công: ............................ ;
6. Máy móc, thiết bị thuê, mượn do bên đặt gia công cung cấp để thực hiện hợp đồng gia công: (ghi tên, số lượng máy móc, thiết bị sẽ nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công) ................................................... ;
7. Sản phẩm gia công: (ghi tên, tổng số lượng các sản phẩm gia công; đơn giá gia công) ........ ;
8. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa: .............................................................. ;
Công ty cam kết các thông tin trên đúng với các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã thông báo./.
- Lưu: VT, tên viết tắt TC, cá nhân.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN Số……/TB-tên viết tắt tổ chức, cá nhân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
....., ngày ... tháng ... năm ....
Về việc thực hiện hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công lại
Kính gửi: Chi cục Hải quan …………thuộc Cục Hải quan……….
1. Tên bên nhận gia công lại: .................................................................................................
Mã bên nhận gia công lại: ......................................................................................................
Địa chỉ bên nhận gia công lại: .................................................................................................
Nước nhận gia công lại: .........................................................................................................
2. Tên bên thuê gia công lại: ..................................................................................................
Mã bên thuê gia công lại: .......................................................................................................
Địa chỉ bên thuê gia công lại: .................................................................................................
Nước thuê gia công lại: ..........................................................................................................
3. Số hợp đồng gia công lại:………....; ngày ký hợp đồng:………..; ngày hết hạn hợp đồng ………..; ngày gia hạn hợp đồng: ....................................................................................................................................
Phụ lục hợp đồng gia công lại:…………..; ngày phụ lục hợp đồng ............................................
Số hợp đồng gia công: ………….; ngày hợp đồng gia công: .....................................................
5. Nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công: (ghi mã, tên, đơn vị tính các nguyên liệu, vật tư sẽ đưa đi để thực hiện hợp đồng gia công lại)
6. Công đoạn thuê gia công lại bao gồm: …………
7. Máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công lại: (ghi mã, tên, đơn vị tính của máy móc, thiết bị sẽ đưa đi để thực hiện hợp đồng gia công)
8. Dự kiến thời gian đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đầu tiên đi gia công lại: ..............
9. Dự kiến thời gian nhận sản phẩm gia công về: ....................................................................
10. Nhãn hiệu sản phẩm gia công lại (nếu có):
Công ty cam kết các thông tin thông báo thực hiện hợp đồng gia công trên đúng các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng hợp/phụ lục hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN………. Mã số thuế:……………………….. Địa chỉ kho thuê:…………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
..........., ngày ... tháng .... năm.....
BÁO CÁO HÀNG HÓA GỬI KHO THUÊ BÊN NGOÀI DNCX
Kỳ báo cáo: Quý: …………..năm: …………….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Cột số chứng từ: Doanh nghiệp liệt kê số chứng từ thể hiện hàng hóa đưa từ DNCX đến kho thuê hoặc từ kho thuê đưa về DNCX như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho hoặc các chứng từ khác tương đương.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------------
BÁO CÁO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Kính gửi: Chi cục Hải quan ………………..
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DNCX (ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NHÀ THẦU (ký tên, đóng dấu)
BẢN KÊ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUÁ CẢNH/TRUNG CHUYỂN (Bản người khai hải quan lưu)
1. Đơn vị kinh doanh dịch vụ quá cảnh/trung chuyển:
2. Phương tiện vận tải: - Tên, số hiệu, chuyến ...........................................................................................................
- Ngày nhập cảnh: ………/……… /………………
- Cảng dỡ hàng ........................................................................................................................................................
3. Giấy phép quá cảnh (nếu có): ................................................................................................................................
4. Số, ngày giấy phép, hiệu lực (nếu có): ...................................................................................................................
I- PHẦN KÊ KHAI HÀNG HÓA XUẤT CẢNG
Số hiệu, loại cont, số seal hãng tàu
Ngày…..tháng…..năm……. (ký tên, đóng dấu)
II- XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CK NHẬP
HẢI QUAN VIỆT NAM Cục Hải quan:
Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến
6. Địa điểm hàng hóa vận chuyển đi
7. Địa điểm hàng hóa vận chuyển đến:
10. Giấy chứng nhận kiểm định số:
3. Người ủy thác/người được ủy quyền
16. Số niêm phong hãng vận chuyển
18. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên Bản kê Ngày tháng năm (người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
19. Xác nhận của hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
20. Xác nhận của hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến
Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi
Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến
15. Số hiệu container/ gói/kiện
16. Số niêm phong hãng vận chuyển
18. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên Bản kê Ngày tháng năm (người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------
........., ngày… tháng ... năm 20....
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
Kính gửi: Chi cục Hải quan cửa khẩu …………..
Tên doanh nghiệp: ................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Mã số thuế: ...........................................................................................................................
Công ty ………………đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu …………………. giải quyết thủ tục chuyển khẩu lô hàng sau đây:
- Hợp đồng mua hàng: Số, ngày………………… Tên đối tác: ...................................................
- Hợp đồng bán hàng: Số, ngày………………… Tên đối tác: ....................................................
- Số vận đơn: ……………..Số container/số chì (seal): ..............................................................
- Tên tàu: ………………….ngày nhập cảnh: ............................................................................
- Thời gian dự kiến xuất hàng: …………….cửa khẩu xuất: .......................................................
HẢI QUAN XÁC NHẬN XUẤT KHẨU (ký, đóng dấu công chức)
HẢI QUAN XÁC NHẬN NHẬP KHẨU (ký, đóng dấu công chức)
BẢNG KÊ SỐ THUẾ NHẬP KHẨU PHẢI NỘP (kèm theo tờ khai xuất khẩu số:…………. ngày.... đăng ký tại Chi cục Hải quan )
Tổng số thuế nhập khẩu phải nộp:
Số công văn đề nghị việc lựa chọn cách xác định thuế nhập khẩu phải nộp theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính:………… (*)
Nơi nhận: - Chi cục Hải quan ……….; - Lưu: VT, Tên tổ chức
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- (*) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư sau ngày 15/01/2014 thì không phải khai nội dung này;
- Chi cục Hải quan nơi nhận là Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu;
- Công ty là doanh nghiệp mua hàng của tổ chức, cá nhân sản xuất trong khu phi thuế quan.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHO NGOẠI QUAN
Số, ngày tờ khai xuất khẩu hoặc vận đơn hàng nhập
Chi cục hải quan đăng ký tờ khai hoặc hãng tàu
1. Cột số (5) bao gồm các trường hợp nhập từ nước ngoài, từ nội địa và từ kho khác chuyển sang.
2. Cột số (9) bao gồm các trường hợp xuất ra nước ngoài, đưa vào nội địa và đưa sang kho khác.
3. Cột số (12) phải tính cả thời gian đã lưu giữ ở kho khác (nếu có).
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KHO NGOẠI QUAN (Ký tên, đóng dấu)
DANH MỤC HÀNG HÓA ĐÓNG GHÉP CHUNG CONTAINER XUẤT KHẨU
Số, ngày tờ khai xuất khẩu hoặc vận đơn hàng nhập
Chi cục hải quan đăng ký tờ khai hoặc hãng tàu
Số hiệu cont, kiện/ chì vận tải/chì hải quan
Xác nhận của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho CFS (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Xác nhận của Hải quan quản lý CFS (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu công chức)
BÁO CÁO HÀNG HÓA NHẬP, XUẤT, TỒN KHO CFS
Số, ngày tờ khai xuất khẩu hoặc vận đơn hàng nhập
Chi cục hải quan đăng ký tờ khai hoặc hãng tàu
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KHO CFS (Ký tên, đóng dấu)
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ THEO TỪNG LẦN GIAO NHẬN HÀNG HÓA
Ngày ….. tháng.... năm ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ………………..
CHI CỤC HẢI QUAN..................
ĐĂNG KÝ TỜ KHAI HẢI QUAN MỘT LẦN, XNK NHIỀU LẦN
Hiệu lực từ: ……/……../……... đến: ……../…….. /………..
Phụ lục hợp đồng (nếu có): Số …………..; Hiệu lực:…………
Giấy phép (nếu có): Số: …………………; Thời hạn: …………
CỤC HẢI QUAN TỈNH/TP CHI CỤC HẢI QUAN -------
…….., ngày …. tháng …. năm 20….
DANH SÁCH CONTAINER ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN
1. Chi cục hải quan giám sát: .................................................................................................
2. Đơn vị XNK: ......................................................................................................................
3. Mã số thuế: ..................................................................................................
7. Loại hình: ...........................................................................................................
4. Số tờ khai: ....................................................................................................
8. Luồng: ................................................................................................................
5. Trạng thái tờ khai: .........................................................................................
9. Số quản lý hàng hóa: ..........................................................................................
6. Ngày tờ khai: .....................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA BỘ PHẬN GIÁM SÁT HẢI QUAN (4)
+ Đối với hàng nhập khẩu: lấy từ Danh sách container do người khai hải quan gửi đến hệ thống.
+ Đối với hàng xuất khẩu: lấy từ tiêu chí “Số container” trên tờ khai xuất.
Trường hợp có sự thay đổi số container đã khai báo, căn cứ chứng từ do người khai hải quan nộp, xuất trình, công chức hải quan cập nhật số container vào Hệ thống để in lại danh sách container.
- Cột số (2): Đối với hàng nhập khẩu: lấy từ Danh sách container do người khai hải quan gửi đến hệ thống.
CỤC HẢI QUAN TỈNH/TP CHI CỤC HẢI QUAN -------
…….., ngày …. tháng …. năm 20….
DANH SÁCH HÀNG HÓA ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN
1. Chi cục hải quan giám sát: .................................................................................................
2. Đơn vị XNK: ......................................................................................................................
3. Mã số thuế: ..................................................................................................
7. Loại hình: ...........................................................................................................
4. Số tờ khai: ....................................................................................................
8: Luồng: ................................................................................................................
5. Trạng thái tờ khai: .........................................................................................
9. Số quản lý hàng hóa: ..........................................................................................
6. Ngày tờ khai: .....................................................................................................................
LƯỢNG HÀNG HÓA THỰC TẾ QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN (3)
XÁC NHẬN CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN (4)
- Cột số (1) lấy từ tiêu chí “Số lượng” trên phần “General” của tờ khai hải quan.
- Cột số (2) lấy từ tiêu chí “Tổng trọng lượng hàng” trên phần “General” của tờ khai hải quan.
- Trường hợp hàng hóa được đưa qua KVGS nhiều lần thì đối với từng lần đưa hàng qua KVGS, công chức hải quan thực hiện:
+ Cột số (3): ghi rõ lượng hàng từng lần qua KVGS.
+ Cột số (4): ghi ngày, tháng, năm; ký, đóng dấu công chức.
- Trường hợp giá trị tại cột (1):
+ khác 1 thì theo dõi lượng hàng tại cột (3) tương ứng theo cột (1);
+ bằng 1 thì theo dõi lượng hàng tại cột (3) tương ứng theo cột (2).
BẢNG KÊ SỐ HIỆU CONTAINER XUẤT KHẨU
2. Bảng kê số hiệu container xuất khẩu
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (ký tên, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất
Kính gửi: Chi cục Hải quan ……………………
1. Doanh nghiệp đề nghị thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất:
- Tên doanh nghiệp: …………………………….Mã số thuế: ......................................................
- Trụ sở chính tại:...................................................................................................................
- Số điện thoại: ………………………………..Số fax: .................................................................
2. Đề nghị cơ quan hải quan giải quyết cho doanh nghiệp thay đổi thông tin liên quan đến cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất đối với tờ khai xuất khẩu đã được đưa vào khu vực giám sát hải quan như sau:
a) Số tờ khai hải quan: ……………………….
b) Số Biên bản bàn giao:……………………..
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung khai báo và cam kết trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp văn bản thông báo này sẽ thực hiện khai bổ sung thông tin tờ khai hải quan theo đúng quy định./.
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN CHỦ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Thay đổi tên phương tiện vận tải xuất cảnh
Kính gửi: Chi cục Hải quan ………………….
1. Doanh nghiệp đề nghị thay đổi phương tiện xuất cảnh:
- Tên doanh nghiệp: ……………………………..Mã số thuế: .....................................................
- Trụ sở chính tại: ..................................................................................................................
- Số điện thoại: …………………………… Số fax: .....................................................................
2. Do có thay đổi trong kế hoạch chạy tàu, chúng tôi đề nghị được thay đổi thông tin phương tiện vận tải xuất cảnh như sau:
3. Danh sách tờ khai hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải mới
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung khai báo theo đúng quy định./.
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất
Kính gửi: Chi cục Hải quan …………………………..
1. Doanh nghiệp đề nghị thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất:
- Tên doanh nghiệp: ……………………………..Mã số thuế: .....................................................
- Trụ sở chính tại: ..................................................................................................................
- Số điện thoại: …………………………… Số fax: .....................................................................
2. Đề nghị cơ quan hải quan giải quyết cho doanh nghiệp thay đổi thông tin liên quan đến cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất đối với tờ khai xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan như sau:
a) Số tờ khai hải quan: …………………………
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung khai báo và cam kết trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp văn bản thông báo này sẽ thực hiện khai bổ sung thông tin tờ khai hải quan theo đúng quy định./.
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
......, ngày ... tháng .... năm ....
Số: ……………./BB- tên viết tắt của cơ quan ban hành
Hôm nay, hồi ……..giờ ……ngày …….tháng …….năm ............................................................
Tại ........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm: ......................................................................................................................
1/ …………………………Chức vụ……………………….. Đơn vị ................................................
2/ …………………………Chức vụ……………………….. Đơn vị ................................................
Lô hàng khai báo theo tờ khai vận chuyển số/Bản kê hàng hóa vận chuyển số….. ngày….. có các thông tin chi tiết như sau:
- Tên hàng: ...........................................................................................................................
- Số lượng: ...........................................................................................................................
- Chủng loại: .........................................................................................................................
- Ký mã hiệu: .........................................................................................................................
- Xuất xứ: ..............................................................................................................................
Biên bản được lập thành ……..bản; mỗi bản gồm……… trang; có nội dung như nhau. Đã giao cho 01 bản.
Hai bên thống nhất về các nội dung trong biên bản và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)(3):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên)
CHI CỤC HẢI QUAN (Ký, ghi rõ họ tên)
(2) Ghi nội dung sự việc cần chứng nhận.
(3) Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
......, ngày ... tháng .... năm ....
Số: ……./tên viết tắt cơ quan ban hành VB- tên viết tắt đơn vị soạn thảo V/v: yêu cầu giải trình đối với ……….
Căn cứ quy định tại Khoản ……Điều.... Thông tư số...../TT-BTC ngày....tháng....năm....của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều ……….Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin hoạt động gia công/ sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp, Chi cục hải quan....yêu cầu (1) cung cấp thông tin và giải trình các nội dung như sau:
Lý do (2) ...............................................................................................................................
Tài liệu đính kèm (nếu có): (3) ................................................................................................
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản này yêu cầu tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình thông qua hệ thống hoặc bằng văn bản, kèm hồ sơ gửi tới Chi cục Hải quan………..
Chi cục Hải quan ………….thông báo để (1) được biết và thực hiện./.
- Lưu: VT, tên viết tắt đơn vị soạn thảo.
(1) Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giải trình;
(2) Nêu lý do, nguyên nhân yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình
(3) Liệt kê tài liệu đính kèm yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN (1) MÃ SỐ DOANH NGHIỆP/MÃ SỐ THUẾ -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
......, ngày ... tháng .... năm ....
Số: ……./…….. V/v: giải trình đối với …..
Kính gửi: (2) Chi cục Hải quan…………………
Căn cứ quy định tại Khoản…….. Điều.... Thông tư số...../TT-BTC ngày....tháng....năm....của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều ……Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Theo yêu cầu giải trình của Chi cục Hải quan…… tại văn bản số (3) ... ngày...., công ty chúng tôi giải trình các nội dung như sau:
- Yêu cầu của Chi cục Hải quan: (4)....
- Giải trình của doanh nghiệp: (5) ….
- Yêu cầu của Chi cục Hải quan:....
- Giải trình của doanh nghiệp: ……
Công ty chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin và tài liệu giải trình trên đây./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giải trình;
(3) Nêu rõ văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình của cơ quan hải quan;
(4) Nêu rõ nội dung cơ quan hải quan yêu cầu giải trình;
(5) Nêu rõ lý do, căn cứ để giải trình;
(6) Liệt kê tài liệu đính kèm (nếu có)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: /QĐ-Tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Về việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu tại ……..
Căn cứ Luật ..........................................................................................................................
Căn cứ Nghị định ..................................................................................................................
Căn cứ Thông tư ...................................................................................................................
Xét đề nghị tại ……..ngày……. của ………về việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu tại ...........................................................................................
Điều 1. Kiểm tra kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu đối với(1)………….
Mã số thuế: .........................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Địa điểm kiểm tra: .................................................................................................................
Thời hạn kiểm tra: ……….ngày làm việc, kể từ ngày ...............................................................
Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. Ông/bà ……..chức vụ/ngạch công chức (nếu có)…….trưởng đoàn;
2. Ông/bà ………………………….(như trên) ……………..phó đoàn (nếu có);
2. Ông/bà ………………………….(như trên) …………….. thành viên;
.............................................................................................................................................
Điều 3. Phạm vi, nội dung kiểm tra gồm:
- Phạm vi kiểm tra: ................................................................................................................
- Nội dung kiểm tra: ...............................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 4. Đoàn kiểm tra có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại ................................................. ;
Người khai hải quan(1)………….. có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại…………, có trách nhiệm cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện được ủy quyền làm việc với cơ quan hải quan và chuẩn bị hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan.
Điều 5. Đoàn kiểm tra, Thủ trưởng đơn vị triển khai thực hiện kiểm tra và …..(1)……. có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - Lưu: VT, tên đơn vị soạn thảo.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Tên người khai hải quan- Tên chủ hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, tên tổ chức, cá nhân được chủ hàng hóa ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN (1) -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: ……………../BB-Tên viết tắt của cơ quan lập biên bản
Hôm nay, hồi….giờ….phút…..ngày…..tháng…..năm................................................................
1/ Ông (bà):…………………………Chức vụ:……………..…Đơn vị.............................................
2/ Ông (bà):…………………………Chức vụ:……………..…Đơn vị.............................................
1/Ông (bà): …………..Năm sinh………………….. Quốc tịch .....................................................
Chức danh: …………………………Công ty .............................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy CMND/Hộ chiếu số: ………………..Ngày cấp: ………Nơi cấp: ..........................................
2/ .........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biên bản kết thúc vào hồi .......................................................................................................
Biên bản được lập thành ….bản, mỗi bản gồm …….tờ, có nội dung và giá trị như nhau, đã giao cho ……………………….01 bản.
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có) (2):
.............................................................................................................................................
NGƯỜI THAM GIA LÀM VIỆC(3) (Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI THAM GIA KIỂM TRA(4) (Ký, ghi rõ họ tên)
(2) Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải nêu ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
(3) Thành phần tham gia là danh sách cá nhân đã được cử làm việc với đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện có thẩm quyền ký biên bản phải ký ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của người khai hải quan.
(4) Thành phần tham gia là thành viên đoàn kiểm tra tại quyết định kiểm tra. Trường hợp trưởng đoàn kiểm tra ký trên biên bản ghi rõ chức danh trưởng đoàn.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
BẢN KẾT LUẬN KIỂM TRA Tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư tại trụ sở người khai hải quan
Thực hiện Quyết định số……. ngày….. của ………về việc kiểm tra tình hình sử dụng tại trụ sở …….(1) ……….mã số thuế: .....................................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Từ ngày .../.../... đến ngày …./..../ ...........................................................................................
Người ban hành quyết định kiểm tra ……(2) ......lập bản kết luận kết quả kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư như sau:
4. Ý kiến của người khai hải quan được kiểm tra:(5)
- Kết luận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra;
- Kết luận về từng vi phạm, mức độ vi phạm của người khai hải quan (nếu có);
- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng;
- Kiến nghị của đoàn kiểm tra về biện pháp xử lý.
Hồ sơ, tài liệu kèm kết luận này gồm:
1) .........................................................................................................................................
2) .........................................................................................................................................
Nơi nhận: - Người khai hải quan được kiểm tra; - Lưu; VT, CC... (bản...).
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Ghi rõ tên tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra
(2) Người ban hành quyết định kiểm tra: Cục trưởng Cục KTSTQ, Cục trưởng Cục Hải quan....
(3) Ghi phạm vi về lĩnh vực kiểm tra; phạm vi về thời gian kiểm tra; phạm vi đối tượng kiểm tra.
(4) Ghi những nội dung đã kiểm tra và kết quả kiểm tra.
(5) Ghi những ý kiến tổ chức, cá nhân đã thống nhất và những ý kiến tổ chức, cá nhân chưa thống nhất với đoàn kiểm tra (nêu rõ lý do, căn cứ pháp luật mà công ty chưa thống nhất).
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:…………… V/v: thông báo chuyển tiếp nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Kính gửi: Chi cục Hải quan…………..
Ngày……, Công ty chúng tôi, mã số thuế: ……có địa chỉ..., điện thoại... fax... đã thực hiện hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công số …..ngày ……năm…….. với đối tác nước ngoài nhận gia công là Công ty ……….địa chỉ …………..
Đến nay, Công ty chúng tôi đã thực hiện xong hợp đồng gia công số.... ngày.... tháng.... năm..... và đã tiến hành thanh lý hợp đồng với đối tác nước ngoài theo Biên bản thanh lý số ……ngày….. tháng…… năm……. (kèm theo).
Căn cứ Biên bản thanh lý hợp đồng gia công dẫn trên, chúng tôi thông báo Chi cục Hải quan…….. về việc chuyển nguyên vật liệu dư thừa, máy móc thiết bị thuê mượn từ hợp đồng gia công số……… sang hợp đồng gia công số……… như sau:
+ Về nguyên liệu vật tư dư thừa:………. (nêu rõ tên, quy cách, phẩm chất nguyên liệu, vật tư; lượng/đơn vị tính nguyên liệu, vật tư; ghi chú khác (nếu có));
+ Về máy móc thiết bị thuê mượn: …………(nêu rõ tên, model, ký mã hiệu của máy móc, thiết bị; lượng/đơn vị tính của máy móc, thiết bị; ghi chú khác (nếu có)).
Chúng tôi cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông báo nêu trên.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu)
TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN Số……/……. -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
........, ngày ... tháng ... năm .....
Về việc hệ thống khai hải quan điện tử gặp sự cố
Kính gửi: Chi cục Hải quan …………..thuộc Cục Hải quan ………..
1. Công ty thông báo gặp sự cố:
- Tên doanh nghiệp: ………………………..Mã số thuế: ............................................................
- Trụ sở chính tại: ..................................................................................................................
- Số điện thoại: …………………………….Số fax: .....................................................................
2. Nguyên nhân sự cố: ..........................................................................................................
3. Thời hạn khắc phục sự cố: .................................................................................................
□ Đã đăng ký tờ khai thành công Số tờ khai …….Phân luồng........................................
5. Phương thức thực hiện thủ tục hải quan trong thời gian hệ thống khai hải quan gặp sự cố:
□ Thông qua phòng khai của cơ quan hải quan
□ Thông qua đại lý hải quan Tên đại lý hải quan: ..............................................................
Công ty cam kết các thông tin thông báo trên đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện thủ tục hải quan theo đăng ký./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
□ Không chấp nhận Lý do: ....................................................................................
Xác nhận của Chi cục (ký tên, đóng dấu công chức)
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Thay thế Phụ lục VI Thông tư số 38/2015/TT-BTC như sau:
BIỂU MẪU VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đơn đề nghị xác định trước mã số
Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan
Thông báo về việc nghi vấn trị giá khai báo
Thông báo về bảo lãnh tiền thuế
Quyết định hủy quyết định ấn định
Quyết định về việc hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Danh mục hàng hóa XK, NK miễn thuế
Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hóa XK, NK miễn thuế
Báo cáo các trường hợp đã đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế
Báo cáo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu
Mẫu thông báo tiền nợ + chậm nộp của cá nhân
Mẫu thông báo tiền nợ + chậm nộp của tổ chức
Thông báo kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Thông báo về việc bù trừ tiền được hoàn
Công văn đề nghị nộp dần tiền thuế nợ
Thông báo về việc nộp dần tiền thuế nợ
Công văn đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
A. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số
B. Hàng hóa đề nghị xác định trước mã số
7. Tên gọi theo cấu tạo, công dụng:
C. Mô tả chi tiết hàng hóa đề nghị xác định trước mã số
10. Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học:
11. Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:
12. Hàm lượng tính trên trọng lượng:
16. Các thông tin khác về hàng hóa:
a) Trường hợp đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại tiết b điểm 4 Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 38/2018/TT-BTC
Trường hợp đánh dấu vào ô “có”, đề nghị nêu cụ thể mã số, số văn bản hướng dẫn, số văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều tra về việc đang thụ lý hồ sơ liên quan đến hàng hóa.
b) Thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (nêu cụ thể thời điểm dự kiến xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa trên hợp đồng mua bán với nước ngoài theo quy định hiện hành của hàng hóa đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị xác định trước mã số trực tiếp thực hiện giao dịch)
D. Các tài liệu có liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước mã số
20. Chứng thư giám định đối với mẫu hàng đề nghị xác định trước mã số cần phải sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật để xác định thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng.
21. Tài liệu có liên quan, ghi rõ loại tài liệu (nếu có)
Đ. Ý kiến của tổ chức, cá nhân về mã số đối với hàng hóa đề nghị xác định trước
22. Mã số đề nghị (theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam):
……….(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số) cam đoan:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu, mẫu hàng hóa cung cấp cho cơ quan Hải quan để thực hiện xác định trước mã số./.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH TRƯỚC TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Tên tổ chức (cá nhân) đề nghị: ...............................................................................................
Địa chỉ: …………………………………..Số điện thoại: ...............................................................
Mã số thuế: ...........................................................................................................................
1. Điều kiện xác định trước trị giá đối với tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp đề nghị xác định trước mức giá):
ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH TRƯỚC TRỊ GIÁ
Hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá:
(1) Có phải là lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu không?
(2) Có sự thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà tổ chức, cá nhân đang thực hiện không?
(3 Có phải là hàng hóa có tính chất đơn chiếc không?
(5) Có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh không?
Cục Hải quan (nơi dự kiến làm thủ tục hải quan):
Thời gian dự kiến đăng ký tờ khai xuất khẩu/nhập khẩu:
Đề nghị xác định trước trị giá3:
□ Phương pháp xác định trị giá tính thuế: ...............................................................................
□ Mức giá: ............................................................................................................................
Quan điểm của tổ chức, cá nhân về đề nghị xác định trước trị giá: ...........................................
Tổ chức cá nhân đề nghị xác định trước về phương pháp xác định trị giá hoặc mức giá thì đánh dấu vào một trong 2 ô tương ứng, ghi rõ nội dung phương pháp xác định trị giá hoặc mức giá đề nghị và quan điểm về đề nghị xác định trước tương ứng.
Tổ chức cá nhân đề nghị xác định trước đồng ý công bố thông tin về xác định trước trị giá:
□ Công bố một phần (tổ chức, cá nhân liệt kê một số tiêu chí đề nghị không công bố)
Tôi đề nghị cơ quan hải quan xác định trước trị giá hải quan cho hàng hóa nêu trên. Tôi xin cam đoan:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung khai báo tại đơn này và của các tài liệu, chứng từ, thông tin do tôi cung cấp.
2. Đồng ý cung cấp những tài liệu, chứng từ cần thiết để cơ quan hải quan kiểm tra khi có yêu cầu.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
1 - Khai rõ tên hàng, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công suất, kích cỡ, công dụng của hàng hóa,....
- Đơn vị tính: phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường cơ bản (như m, kg, cái, chiếc, …….), hoặc phải được quy đổi về đơn vị đo lường cơ bản.
2 Tổ chức, cá nhân khai chi tiết tại mục 1 Bản mô tả giao dịch và xác định trị giá tính thuế kèm theo
3 Tổ chức, cá nhân khai chi tiết tại mục 2, 3 Bản mô tả giao dịch và xác định trị giá tính thuế kèm theo
BẢN MÔ TẢ GIAO DỊCH VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
(Kèm theo Đơn đề nghị xác định trước trị giá)
1. Nội dung của giao dịch và các bên có liên quan trong giao dịch:
a) Các bên có liên quan trong giao dịch:
Tên tổ chức, cá nhân xuất khẩu/nhập khẩu:
Tên đối tác nhập khẩu/ xuất khẩu:
b) Nội dung của giao dịch mua bán hàng hóa:
Mô tả cụ thể về giao dịch hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu như:
Tên hàng hóa; số lượng; đơn vị tính; đơn giá; đồng tiền thanh toán; nước nhập khẩu/ xuất khẩu; thời gian dự kiến giao hàng; điều kiện giao hàng; phương tiện vận tải; phương thức thanh toán; địa điểm xếp hàng; địa điểm giao hàng; quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán trong giao dịch: các nội dung liên quan đến trọng tài kinh tế và các nội dung khác,....
2. Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu:
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
1. Người mua có đầy đủ quyền quyết định, quyền sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu không?
2. Việc bán hàng hay giá cả có phụ thuộc vào điều kiện nào dẫn đến việc không xác định được trị giá của hàng hóa nhập khẩu hay không?
3. Người mua có phải trả thêm khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu không?
4. Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt không?
Nếu có, mối quan hệ đặc biệt đó có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch không?
PHẦN XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán:
c) Khoản tiền trả trước, ứng trước, đặt cọc
a) Chi phí hoa hồng bán hàng/ phí môi giới
b) Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa
d) Các khoản trợ giúp người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá
□ Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng,...
□ Vật liệu, nhiên liệu, năng lượng tiêu hao
□ Công cụ, dụng cụ, khuôn dập, khuôn đúc,
□ Bản vẽ thiết kế, sơ đồ, phác thảo
e) Tiền phí bản quyền, phí giấy phép
f) Tiền thu phải trả sau khi định đoạt, sử dụng hàng hóa
g) Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng
a) Phí bảo hiểm, vận tải hàng hóa trong nội địa
b) Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu
c) Tiền lãi phải trả do việc thanh toán tiền mua hàng
d) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải trả
f) Chi phí liên quan đến tiếp thị hàng nhập khẩu
Trị giá tính thuế: Nêu rõ công thức tính toán (nếu có)
Ghi chú: Ghi rõ khoản tiền của từng mục (nếu có) trong Phần xác định trị giá tính thuế
3. Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng xuất khẩu:
a) Phương pháp xác định trị giá tính thuế: ...............................................................................
b) Lý do áp dụng: ..................................................................................................................
c) Xác định trị giá tính thuế, nêu rõ các bước và giải trình chi tiết: .............................................
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:……../TB-tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Về việc nghi vấn trị giá khai báo
Kính gửi: Công ty ………………. Mã số thuế ……………
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Chi cục Hải quan ………………. đã kiểm tra trị giá khai báo của hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu theo tờ khai hải quan .... số…. ngày.... Cơ sở nghi vấn và trị giá hải quan do cơ quan hải quan dự kiến xác định như sau:
Cơ sở nghi vấn trị giá khai báo
Trị giá hải quan do cơ quan hải quan dự kiến xác định (USD)
Phương pháp xác định trị giá hải quan
Chi Cục ... .thông báo để quý Công ty biết và thực hiện quyền tham vấn theo quy định./.
Nơi nhận: - Như trên; - Cục Hải quan.. . (để b/c, tổ chức tham vấn); - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo (3b).
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN (Đại diện có thẩm quyền ghi rõ ý kiến, ký và ghi rõ họ tên)
- Cột 6: Cơ quan hải quan phải ghi rõ cơ sở nghi vấn trị giá khai báo theo đúng quy định tại Thông tư này.
- Ý kiến của người khai hải quan: ghi rõ “Đề nghị sử dụng kết quả tham vấn của lần tham vấn trước” trong trường hợp tham vấn 1 lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần theo hướng dẫn tại khoản 14 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:……../TB- tên viết tắt cơ quan ban hành văn bản
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
- Chi cục Hải quan..1 - Công ty……… (ghi tên người nhập khẩu, mã số thuế, địa chỉ).
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
Trên cơ sở Thông báo về việc nghi vấn trị giá khai báo2;
Trên cơ sở kết quả tham vấn tại Biên bản số …..3;
Cục (hoặc Chi cục)…………. thông báo4:
1. Người khai hải quan đồng ý với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu theo tờ khai hải quan xuất khẩu/nhập khẩu số ……….ngày ……………., cụ thể:
(Áp dụng cho trường hợp quy định tại điểm đ.1 khoản 4 Điều 25 Thông tư này).
Trị giá do cơ quan hải quan xác định (USD)
Phương pháp xác định trị giá hải quan
(1): Ghi đối với trường hợp Cục thực hiện kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan.
(2): Ghi đối với trường hợp có nghi vấn trị giá khai báo
(3): Ghi đối với trường hợp Cục/Chi cục thực hiện tham vấn trị giá.
(4): Ghi từng trường hợp tương ứng quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC
2. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại tờ khai hải quan xuất khẩu/nhập khẩu số …………. ngày …………. cụ thể:
Trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định (USD)
Phương pháp xác định trị giá hải quan
(Áp dụng cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 3, hoặc điểm b.1.1 khoản 3, hoặc điểm đ.2 khoản 4 Điều 25 Thông tư này).
3. Thông quan theo trị giá khai báo đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu theo tờ khai hải quan xuất khẩu/nhập khẩu số……. ngày………, cụ thể:
(Áp dụng cho trường hợp quy định tại điểm b.1.2 khoản 3 hoặc điểm đ.3 khoản 4 Điều 25 Thông tư này).
Cục Hải quan.....thông báo để Chi cục ……..và Công ty……….. biết và thực hiện (ghi trong trường hợp Cục Hải quan xác định trị giá hải quan)
Hoặc Chi cục Hải quan………….. thông báo để quý doanh nghiệp biết và thực hiện (ghi trong trường hợp Chi cục hải quan xác định trị giá hải quan)./.
Nơi nhận: - Như trên; - Cục Hải quan... (để báo cáo trường hợp Chi cục xác định giá); - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1): Ghi đối với trường hợp Cục thực hiện kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan.
(2): Ghi đối với trường hợp có nghi vấn trị giá khai báo
(3): Ghi đối với trường hợp Cục/Chi cục thực hiện tham vấn trị giá.
(4): Ghi từng trường hợp tương ứng quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:………./QĐ-tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Về việc điều chỉnh thuế (Áp dụng cho trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN CÓ THẨM QUYỀN..................
Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Thông tư hướng dẫn Luật;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; và Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thi hành các Luật này;
Căn cứ thủ tục thẩm quyền giải quyết (1)…….. quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét hồ sơ đề nghị của (2)…. và đề xuất (3) …….về việc chuyển (1) ……….hàng hóa nhập khẩu,
Điều 1. Điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai số: (4) ..., của người nộp thuế (2)…. mã số thuế:…., địa chỉ…… tương ứng với số hàng hóa (1)….. đã được kê khai trên tờ khai số: (5) .... ngày... tháng ...năm..., mở tại: (6)... , loại hình (7)…. ; cụ thể số thuế điều chỉnh giảm như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ông (bà) Trưởng phòng/Đội trưởng (3)……. và (2)….. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 2; - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú: (1) Chuyển tiêu thụ nội địa/ thay đổi mục đích sử dụng;
(2) Tổ chức, cá nhân nộp thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
(3) Đơn vị tham mưu, nghiệp vụ liên quan thuộc cấp có thẩm quyền ra quyết định;
(6) Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai mới;
(7) Loại hình XNK theo tờ khai mới.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:………/TB-tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Căn cứ Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại Điều ... Thông tư số…..ngày…../…./…..của Bộ Tài chính;
Chi cục Hải quan…… (tên cơ quan hải quan ra thông báo) thông báo:
Thư bảo lãnh số ngày.../.../... của ………… (tên, mã số thuế, mã số CITAB tổ chức tín dụng).
Đơn vị được bảo lãnh là: ………….(tên người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân đại diện cho người nộp thuế), mã số thuế ……………..
1. Phần thông báo về không chấp nhận Thư bảo lãnh
Không đáp ứng đủ các tiêu chí và yêu cầu theo quy định (nêu rõ tiêu chí và yêu cầu chưa đáp ứng theo quy định).
Chi cục Hải quan……….. từ chối Thư bảo lãnh trên và thông báo để………… (tên người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân đại diện cho người nộp thuế) được biết.
2. Phần thông báo về không chấp nhận bảo lãnh của tổ chức tín dụng trên toàn quốc
Đến ngày…… tháng....năm....đã quá thời hạn bảo lãnh của tờ khai số……. nhưng …….(tên tổ chức tín dụng) không thực hiện đúng cam kết theo quy định.
Chi cục Hải quan ……….thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và không chấp nhận ………(tên tổ chức tín dụng) được thực hiện bảo lãnh thuế trên toàn quốc./.
Nơi nhận: - Người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân đại diện cho người nộp thuế; - Tổ chức tín dụng phát hành thư bảo lãnh; - Cục HQ các tỉnh, TP (gửi đối với trường hợp không chấp nhận bảo lãnh trên toàn quốc); - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ tên, đóng dấu)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Đối với phế liệu, phế phẩm trong định mức thực tế để sản xuất hàng xuất khẩu
…….., ngày.. ..tháng.. .năm... NGƯỜI NỘP THUẾ (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:………/QĐ-tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế;
Căn cứ Khoản ….. Điều 48 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Điều 1. Ấn định thuế đối với (tên hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu thuộc tờ khai xuất khẩu/nhập khẩu số...ngày...) của (Tên người nộp thuế...Mã số thuế..Địa chỉ:...)
Điều 2. Lý do ấn định thuế: (Ghi rõ lý do ấn định thuế và các Điều/ khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng).
Điều 3. Số tiền thuế ấn định: (1)
Thuế tự vệ/thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp
Điều 4. (Người nộp thuế...) có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế phải nộp nêu tại Điều 3 Quyết định này, tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế vào tài khoản.... tại Kho bạc Nhà nước....
Thời hạn nộp thuế được tính từ ngày...(căn cứ hồ sơ cụ thể để áp dụng thời hạn nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 48 Thông tư số .../2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số Điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC)./.
Nơi nhận: - Tên người nộp thuế; - … - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Trường hợp ấn định thuế thuộc nhiều tờ khai phải ghi chi tiết số tiền thuế theo từng tờ khai vào phụ lục riêng đính kèm quyết định ấn định thuế.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:…./QĐ-tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
…………, ngày ….. tháng ….. năm 20…….
Về việc hủy quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ khoản ... Điều 52/khoản... Điều 53 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ điểm g khoản 6 Điều 48 Thông tư số…./2018/TT-BTC ngày... của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Điều 1. Hủy quyết định ấn định thuế số...ngày.... của (tên cơ quan hải quan) thuộc tờ khai hải quan xuất khẩu/nhập khẩu số…. ngày.... số tiền ………(1) của (Tên người nộp thuế/Mã số thuế/Địa chỉ).
Điều 2. Lý do hủy quyết định ấn định thuế: (Ghi rõ lý do).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các ông/bà... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: - Tên người nộp thuế; - … - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Trường hợp Quyết định ấn định thuế thuộc nhiều tờ khai, tại Điều 1 phải ghi tổng số tiền hủy theo Quyết định, chi tiết số tiền thuế theo từng tờ khai vào phụ lục đính kèm Quyết định hủy Quyết định ấn định thuế.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:……../QĐ- tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Về việc hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012, Luật 106/2016/QH13 sửa đổi, một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế ngày 06/4/2016; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Thông tư hướng dẫn Luật;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; Luật thuế giá trị gia tăng số……… ; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ………..; Luật thuế bảo vệ môi trường ………………. và Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thi hành các Luật này;
Căn cứ thủ tục thẩm quyền ra Quyết định hoàn tiền thuế (không thu thuế), tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại Điều... Thông tư số........ngày…… của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế, xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
Xét hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa của người nộp thuế ………Mã số thuế: ……..Địa chỉ: ……….và đề xuất tại tờ trình số....ngày....tháng....năm.... của…………;
Theo đề xuất tại tờ trình số....ngày....tháng....năm....của…………..,
Điều 1. Hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác đã nộp theo tờ khai/quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... cho người nộp thuế ... Mã số thuế ………
- Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Điều 2. Phần bù trừ với các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước (NSNN) theo tờ khai/quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... cho người nộp thuế ... Mã số thuế ………tại Kho bạc Nhà nước....
- Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Điều 3. Phần còn lại được hoàn trả sau khi bù trừ với các khoản còn phải nộp Ngân sách Nhà nước: ……..đồng.
- Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Số tài khoản …………………………………………Tại ngân hàng (KBNN) ..................................
Nơi nhận tiền hoàn thuế: Kho bạc nhà nước ...........................................................................
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Người nộp thuế ………. Mã số thuế …………. và trưởng các bộ phận nghiệp vụ liên quan thuộc cơ quan ra Quyết định ………………. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật thuế./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - …….(*); - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Điều 2 dùng để bù trừ khoản được hoàn với khoản phải nộp.
- Điều 3 dùng đối với trường hợp hoàn kiêm bù trừ nhưng vẫn còn số tiền được hoàn người nộp thuế đề nghị hoàn trả.
- (*): Các đơn vị có liên quan (Cơ quan Thuế nội địa, Kho bạc Nhà nước ...).
DANH MỤC HÀNG HÓA ĐƯỢC MIỄN THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Số…………………… ; ngày đăng ký …………………………
1. Tên tổ chức/cá nhân: ……………..; Mã số tổ chức/cá nhân: .................................................
2. Địa chỉ trụ sở tổ chức/cá nhân: ...........................................................................................
3- Tên dự án đầu tư ..............................................................................................................
4- Địa điểm xây dựng dự án ...................................................................................................
5- Giấy chứng nhận đầu tư số ………………..; ngày cấp ..........................................................
6- Đăng ký tại cơ quan hải quan: ............................................................................................
7- Thời gian dự kiến kết thúc nhập khẩu hàng hóa miễn thuế: ..................................................
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP/THỦ TRƯỞNG CỦA TỔ CHỨC (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)/CÁ NHÂN (Ký; ghi rõ họ tên; đóng dấu)
CƠ QUAN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Số, ngày đăng ký danh mục do đơn vị Hải quan làm thủ tục đăng ký danh mục ghi, phù hợp với số thứ tự, ngày đăng ký ghi trong sổ theo dõi đăng ký danh mục.
- Trị giá ghi tại cột (6): nếu tại thời điểm đăng ký, doanh nghiệp chưa biết được chính xác trị giá hàng nhập khẩu thì ghi trị giá vào cột (7).
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số………/……….. V/v Đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Kính gửi: Cơ quan hải quan……………. (2)
Tên tổ chức/cá nhân: (1) ........................................................................................................
Mã số thuế: ...........................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Số điện thoại: ……………………………………; số Fax: ...........................................................
Lĩnh vực hoạt động: ...............................................................................................................
Lý do miễn thuế: (ghi cụ thể đối tượng miễn thuế, cơ sở xác định đối tượng miễn thuế) ............
Nay, (1)………………………….. đăng ký danh mục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được miễn thuế của:
Dự án đầu tư ........................................................................................................................
- Lĩnh vực, địa bàn đầu tư ......................................................................................................
- Hạng mục công trình ...........................................................................................................
……………………………………………………………………………………….
(Nếu nhập khẩu hàng hóa cho toàn bộ dự án thì không cần ghi chi tiết hạng mục công trình)
Theo Giấy chứng nhận đầu tư số ……….., ngày …….., hoặc ……….được cấp bởi cơ quan ......
Thời gian dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu từ………….. đến ........................................................
Cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế là:
2. Giấy chứng nhận đầu tư mở rộng:
3. Quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình dự án ODA:
4. Hợp đồng đóng tàu đối với NL, VT, BTP nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu:
6. Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
7. Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa/hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng cung cấp dịch vụ/hợp đồng cho thuê tài chính:
8. Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận phạm vi, hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế:
9. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hóa miễn thuế cho các dự án cấp trước ngày 01/01/2006:
Các giấy tờ kèm theo công văn này gồm:
- 02 danh mục hàng hóa đăng ký nhập khẩu; 01 phiếu theo dõi, trừ lùi.
Tổ chức/cá nhân cam kết sử dụng hàng hóa nhập khẩu đúng mục đích đã được miễn thuế. Tổ chức/cá nhân sẽ thực hiện đúng quy định hiện hành về xuất nhập khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này.
Tổ chức/cá nhân kính đề nghị Cơ quan hải quan ... cấp danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho Tổ chức/cá nhân theo quy định hiện hành./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP/THỦ TRƯỞNG CỦA TỔ CHỨC (hoặc người được ủy quyền)/CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) : Ghi tên tổ chức/ cá nhân đăng ký danh mục;
(2) : Ghi tên cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục
(3) : Ghi cụ thể số hiệu, ngày tháng của văn bản làm cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế.
PHIẾU THEO DÕI, TRỪ LÙI HÀNG HÓA MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU
1- Danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu số ………..ngày ……tháng……. năm …………
2- Tên tổ chức/cá nhân: ………………..; Mã số tổ chức/cá nhân: .............................................
3- Địa chỉ trụ sở tổ chức/cá nhân: ...........................................................................................
4- Tên dự án đầu tư ..............................................................................................................
Số, ký hiệu, ngày tờ khai hải quan
Hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan (Số lượng)
Hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu (Số lượng)
Công chức hải quan thống kê, trừ lùi ký tên, đóng dấu công chức
CƠ QUAN HẢI QUAN CẤP PHIẾU THEO DÕI TRỪ LÙI (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Số tờ, tờ số và các tiêu chí tại các mục 1,2,3,4 do Hải quan nơi cấp phiếu theo dõi, trừ lùi ghi. Khi cấp phiếu theo dõi, trừ lùi, nếu 01 phiếu gồm nhiều tờ thì đơn vị Hải quan phải đóng dấu treo lên tất cả các tờ.
- Số liệu tại các cột từ 1 đến 7 của Phiếu do Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa ghi.
Khi doanh nghiệp đã nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục đã đăng ký thì Chi cục Hải quan cuối cùng xác nhận lên bản chính “đã nhập hết hàng hóa miễn thuế” và sao y bản chính 01 bản gửi Cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế.
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ DANH MỤC HÀNG HÓA MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU TẠO TSCĐ CỦA DỰ ÁN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ QUÝ .../NĂM...
Giấy chứng nhận đầu tư (Số, ngày, cơ quan cấp)
Giấy chứng nhận đầu tư mở rộng (nếu có) (Số, ngày, cơ quan cấp)
Tổng số DMMT doanh nghiệp đăng ký đã được cơ quan HQ cấp
Dự án chưa nhập khẩu hết hàng hoá theo DMMT đã đăng ký
Dự án đã kết thúc việc nhập khẩu hết hàng hóa theo DMMT đã đăng ký
Việc thực hiện quyết toán theo quy định
Nơi nhận: - Tổng cục Hải quan; - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Tại cột 5, cột 6: Đề nghị ghi rõ miễn thuế theo lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư cụ thể theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 149/2005/NĐ-CP, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ...
Ví dụ: Dự án sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản quy định tại điểm 2.1, Mục II, Phần B - Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP
BÁO CÁO SỬ DỤNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ
Tên doanh nghiệp ..................................Mã số thuế ................................................................
Tên dự án đầu tư (Hạng mục đầu tư): ....................................................................................
Thời điểm bắt đầu thực hiện dự án đầu tư (Hạng mục đầu tư)………………… Thời điểm kết thúc nhập khẩu hàng hóa: .............................................................................................................................................
Giấy chứng nhận đầu tư số: ………………ngày: ………….Nơi cấp: ..........................................
Tên Hợp đồng: ……………………..Số: ……………………..Ngày: .............................................
Đã sử dụng vào mục đích miễn thuế
Hạch toán vào sổ tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC
…………, ngày….. tháng …….năm…….. CHỦ DỰ ÁN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm không ghi tờ khai hải quan, ghi số danh mục miễn thuế và nơi đăng ký tại cột (4), (7), (10)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB (1) -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
…………(3), ngày ….. tháng ….. năm …….
Về tiền thuế nợ và tiền chậm nộp
Chi cục Hải quan................................................................................................... thông báo:
1/ …………………………..(4) còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp của các
tờ khai hải quan mở tại Chi cục Hải quan ……………….là …………………..đồng.
(Chi tiết theo bảng kê đính kèm)
2/ Yêu cầu ………………(4) nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp của các tờ khai (theo bảng kê nêu trên) vào tài khoản số………………… mở tại Kho bạc Nhà nước ………………………….
Quá thời hạn quy định mà ………………………..(4) không thực hiện việc nộp tiền thuế, tiền chậm nộp theo thông báo này thì cơ quan hải quan sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: - (4).... (01 bản); -........................ (01 bản); - Lưu: VT, Tên cơ quan ra thông báo (viết tắt) (... bản);
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Dòng trên ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan ra thông báo;
(2) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan ra thông báo;
(4) Ghi tên người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp.
BẢNG KÊ CÁC TỜ KHAI NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP
(kèm theo Thông báo số……… ngày ... tháng... năm………… )
Số tiền chậm nộp đến ngày thông báo
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB (1) -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Về tiền thuế nợ và tiền chậm nộp
Chi cục Hải quan ................................................................................................... thông báo:
1/ ………………………….(4) nhận bảo lãnh số tiền thuế theo văn bản bảo lãnh số ………..ngày ... tháng ... năm
Đến nay ………………..(5) còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp của các tờ khai hải quan mở tại Chi cục Hải quan………………….. là………………. đồng.
(Chi tiết theo bảng kê đính kèm)
2/ Yêu cầu …………………… (4) nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp của các tờ khai (theo bảng kê nêu trên) vào tài khoản số ……………………mở tại Kho bạc Nhà nước .............................................................
Quá thời hạn quy định mà ………………………(4) không thực hiện việc nộp tiền thuế, tiền chậm nộp theo Thông báo này thì cơ quan Hải quan sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: - (4) ....(01 bản); - …………………..(01 bản); - Lưu: VT, Tên cơ quan ra thông báo (viết tắt) (... bản);
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(1) Dòng trên ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan ra thông báo;
(2) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan ra thông báo;
(5) Ghi tên người xuất nhập khẩu được bảo lãnh.
BẢNG KÊ CÁC TỜ KHAI NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP
(kèm theo Thông báo số ……..ngày ... tháng... năm….. )
Số tiền chậm nộp đến ngày thông báo
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:……../TB- tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Về việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trước khi hoàn thuế/không thu thuế
Cục Hải quan/Chi cục Hải quan……….. nhận được công văn đề nghị hoàn thuế/không thu thuế số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...(Tên người nộp thuế, mã số thuế)... và hồ sơ gửi kèm theo.
(Ghi rõ ngày cơ quan Hải quan nhận được hồ sơ hoàn thuế/không thu thuế; ngày cơ quan Hải quan thông báo hồ sơ đầy đủ thủ tục; ngày cơ quan Hải quan nhận được đủ hồ sơ)
Căn cứ khoản ... Điều... Thông tư số....ngày...của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
Cục Hải quan/Chi cục Hải quan... thông báo hồ sơ đề nghị hoàn thuế/không thu thuế của (Tên người nộp thuế) thuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trước khi hoàn thuế/không thu thuế.
Phạm vi kiểm tra gồm: (ghi chi tiết các nội dung kiểm tra và các nội dung người nộp thuế cần chuẩn bị).
Thời hạn kiểm tra là …..ngày (từ ngày …….đến ngày....).
Nếu người nộp thuế có vướng mắc, xin liên hệ với Cục Hải quan/Chi cục Hải quan... để được giải đáp. Số điện thoại liên hệ:....
Cục Hải quan/Chi cục Hải quan ……….xin thông báo để ...(Tên người nộp thuế) được biết và chuẩn bị hồ sơ tài liệu có liên quan phục vụ công tác kiểm tra./.
Nơi nhận: - (Tên, địa chỉ người nộp thuế)...; - Bộ phận có liên quan; - Lưu VT, đơn vị soạn thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
(Trường hợp hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa)
Kính gửi: …………….(tên cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế)……………
I- THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HOÀN THUẾ:
Tên tổ chức, cá nhân .............................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Quận/huyện: ………………………………….. Tỉnh/thành phố: ...................................................
Điện thoại: ……………………Fax: ………………….Email: ........................................................
II- NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HOÀN TRẢ KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN):
1. Thông tin về khoản thu đề nghị hoàn trả:
Số, ngày tờ khai hải quan, tờ khai bổ sung, Quyết định ấn định thuế
Số, ngày giấy nộp tiền vào NSNN
.............................................................................................................................................
- Bù trừ cho số tiền thuế, thu khác còn nợ thuộc tờ khai hải quan số ……..ngày……….. □
- Bù trừ vào số tiền thuế phải nộp cho các tờ khai hải quan làm thủ tục tiếp theo. □
- Hoàn trả trực tiếp □
Số tiền hoàn trả: Bằng số: ………………………Bằng chữ: .......................................................
□ Chuyển khoản: Tài khoản số: …………………………Tại Ngân hàng (KBNN) .........................
□ Tiền mặt: Nơi nhận tiền hoàn thuế: Kho bạc Nhà nước .........................................................
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- “Lý do đề nghị hoàn trả”: Ghi rõ đề nghị hoàn theo quy định tại Điểm, Khoản, Điều của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- (7,8) “Nộp vào tài khoản”: Đánh dấu “X” vào cột có liên quan.
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:……../TB- tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Căn cứ Khoản.... Điều...Thông tư số….. ngày ………………. của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Chi cục Hải quan…………. (tên cơ quan hải quan ra thông báo) thông báo:
Theo đề nghị của ……………………………………(tên người nộp thuế, mã số thuế) tại công văn số …….tháng…… năm ……………….
Số tiền ……………………….được hoàn theo Quyết định số …………. ngày…. tháng ……năm ……Chi cục Hải quan………. (tên cơ quan hải quan ra thông báo) đã bù trừ vào số tiền ………….(tên, số tiền của khoản nợ) còn nợ của tờ khai/Quyết định số ………., ngày…. tháng….. năm …..của…………………….. (tên người nộp thuế)
Lý do: ………………………….(tên người nộp thuế) đề nghị hoàn nhưng vẫn còn nợ số tiền………………….. (tên, số tiền của khoản nợ) của tờ khai/QĐ trên.
Chi cục Hải quan ……………..thông báo để ……………..(tên người nộp thuế) được biết./.
Nơi nhận: - Người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân đại diện cho người nộp thuế; - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ tên, đóng dấu)
Nội dung phần căn cứ có thể thay đổi khi văn bản quy phạm pháp luật thay đổi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:……../…….. V/v đề nghị nộp dần tiền thuế nợ
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Kính gửi: (Tên cơ quan hải quan có thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế nợ).
Tên người nộp thuế ...............................................................................................................
Mã số thuế ............................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………….Số Fax ..........................................................................
Số tiền thuế đang nợ quá hạn quá 90 ngày bị cưỡng chế…………. thuộc tờ khai số ……ngày ....tháng...năm ..., nơi đăng ký.... hoặc quyết định ấn định thuế số... ngày ....tháng...năm...(trường hợp nợ nhiều tờ khai thì lập bảng kê đính kèm).
Đề nghị....(tên cơ quan hải quan có thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế nợ) xem xét cho ... (tên người nộp thuế) được nộp dần tiền thuế nợ kèm theo Thư bảo lãnh....(ghi rõ số, ngày, tên tổ chức bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh)
Lý do không có khả năng nộp một lần tiền thuế: ......................................................................
Kế hoạch đăng ký nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp của tiền thuế nợ (ghi cụ thể kế hoạch nộp dần theo từng tháng).
………………………(tên người nộp thuế) cam kết, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH VB -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:……../TB- tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Căn cứ Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP; khoản.... Điều...Thông tư số…… ngày…….. của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 134 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị và cam kết của………….. (tên người nộp thuế) tại công văn số………. ngày……. tháng……… năm…….. kèm theo Thư bảo lãnh………… (ghi rõ số, ngày, tên tổ chức bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh)
..................................................................... (tên cơ quan hải quan ra thông báo) thông báo:
.................................................................... (tên người nộp thuế), mã số thuế………..............
Địa chỉ: .................................................................................................................................
1. Phần thông báo được nộp dần tiền thuế
Được nộp dần tiền thuế nợ………….. (nêu rõ tên khoản nợ thuế quá hạn quá 90 ngày, số tiền) thuộc tờ khai số……… ngày....tháng...năm..., nơi đăng ký.... hoặc quyết định ấn định thuế số... ngày ... .tháng...năm... (trường hợp nợ nhiều tờ khai thì lập bảng kê đính kèm).
Thời hạn nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp của tiền thuế nợ: ………tháng, kể từ ngày...tháng...năm...
Kế hoạch nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp của tiền thuế nợ: ..............................................
(ghi cụ thể kế hoạch nộp dần theo từng tháng đã duyệt)
Quá thời hạn nêu trên người nộp thuế chưa nộp đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp hoặc vi phạm cam kết tiến độ nộp dần tiền thuế, tiền chậm nộp,……… (tên người nộp thuế) sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế, tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp thay...(tên người nộp thuế) tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo quy định.
2. Phần thông báo không chấp thuận/đề nghị bổ sung hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ
Không thuộc đối tượng được nộp dần tiền thuế nợ hoặc hồ sơ chưa đầy đủ (nêu rõ lý do không thuộc đối tượng được nộp dần tiền thuế nợ hoặc hồ sơ chưa đầy đủ)
…………. (tên cơ quan hải quan ra thông báo) thông báo để...(tên người nộp thuế và tổ chức tín dụng nhận phát hành thư bảo lãnh) biết, thực hiện và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định./.
Nơi nhận: - Người nộp thuế; - Tổ chức tín dụng phát hành thư bảo lãnh; - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÊN CÔNG TY/CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số:……../….…. V/v đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Căn cứ Khoản.... Điều...Thông tư số…… ngày…….. của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 140 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tên Công ty/tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền..................................................................
Địa chỉ (đối với Công ty là địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): ..................
Địa chỉ liên hệ: ......................................................................................................................
Điện thoại liên hệ: ..................................................................................................................
Đề nghị Tổng cục Hải quan xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Công ty ……../ Chi nhánh Công ty …………, mã số thuế (hồ sơ kèm theo).
Lý do xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế ………………………….. (ghi rõ để giải thể, đóng mã số thuế, mục đích khác ................................................................................................................................... ).
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT,...
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)/THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: bản chụp (có ký tên, đóng dấu của Công ty) hoặc bản sao nếu có;
- Trường hợp xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Chi nhánh Công ty thì hồ sơ như nêu trên phải bao gồm của Công ty và Chi nhánh Công ty).
BỔ SUNG PHỤ LỤC IIA THÔNG TƯ SỐ 38/2015/TT-BTC NHƯ SAU:
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CHỈ TIÊU THÔNG TIN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
I. Danh sách các mẫu biểu khai báo
Công văn đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
II. Chỉ tiêu thông tin khai báo
Nhập mã số cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế
Thông tin chung về tổ chức, cá nhân đề nghị hoàn thuế
Nhập tên tổ chức hoặc cá nhân đề nghị hoàn nộp thừa
Nhập mã số thuế của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị hoàn nộp thừa
Nhập địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị hoàn nộp thừa
Nhập điện thoại của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị hoàn nộp thừa
Nhập số fax của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị hoàn nộp thừa
Nhập địa chỉ thư điện tử của tổ chức hoặc cá nhân đề nghị hoàn nộp thừa
Nội dung về hoàn trả thu ngân sách nhà nước (có thể nhập nhiều lần)
Nhập tên khoản tiền nộp thừa theo từng sắc thuế sau:
Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Nhập số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Nhập số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt
Nhập số tiền thuế bảo vệ môi trường
Nhập số tiền thuế giá trị gia tăng
Số, ngày tờ khai hải quan/tờ khai bổ sung/Quyết định ấn định thuế
Nhập số và ngày phát sinh tờ khai hải quan hoặc tờ khai hải quan bổ sung hoặc Quyết định ấn định thuế
Số chứng từ và ngày giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Nhập số và ngày phát sinh chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Ô “Thu ngân sách nhà nước”: Nhập số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước
Ô “Tạm thu”: Nhập số tiền phải nộp vào tài khoản tạm thu
Ô “Thu ngân sách nhà nước”: Nhập số tiền đã nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước
Ô “Tạm thu”: Nhập số tiền đã nộp vào tài khoản tạm thu
Nhập số tiền thuế doanh nghiệp đề nghị hoàn
Chọn một trong các hình thức sau:
(1) Bù trừ cho số tiền thuế, thu khác còn nợ thuộc các tờ khai hải quan sau:
+ Nhập số tờ khai hải quan và ngày phát sinh
(2) Bù trừ vào số tiền thuế phải nộp cho các tờ khai hải quan làm thủ tục tiếp theo
(3) Hoàn trả trực tiếp theo cách sau
++ Nhập số tài khoản của tổ chức/cá nhân
++ Nhập mã ngân hàng/kho bạc nhà nước
++ Nhập mã kho bạc nhà nước nơi nhận tiền hoàn thuế
Thông tin chung về doanh nghiệp
Nhập mã số thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế
Nhập địa chỉ của tổ chức, cá nhân nộp thuế
Thông tin chi tiết bảng kê tính thuế (có thể nhập nhiều lần)
Nhập tên phế liệu, phế phẩm (trường hợp sản phẩm sản xuất xuất khẩu bị tiêu hủy thì ghi theo tên của nguyên liệu, vật tư, linh kiện)
(Tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu của từng mặt hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc theo thực tế hoạt động giao dịch.
Nhập giá bán ra không bao gồm các loại thuế
Ô “Trị giá tính thuế” nhập trị giá tính thuế của mặt hàng.
Ô “Thuế suất” nhập thuế suất tính thuế của mặt hàng
Ô “Số tiền thuế” tự động nhập số tiền thuế của mặt hàng
(Đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm bị tiêu hủy phải kê khai thuế nhập khẩu, không phải kê khai thuế GTGT)
Ô “Trị giá tính thuế” nhập trị giá tính thuế của mặt hàng.
Ô “Thuế suất” nhập thuế suất tính thuế của mặt hàng
Ô “Số tiền thuế” tự động nhập số tiền thuế của mặt hàng
Ô “Mức thuế” nhập mức thuế của mặt hàng.
Ô “Số tiền thuế” tự động nhập số tiền thuế của mặt hàng
Ô “Trị giá tính thuế” nhập trị giá tính thuế của mặt hàng.
Ô “Thuế suất” nhập thuế suất tính thuế của mặt hàng
Ô “Số tiền thuế” tự động nhập số tiền thuế của mặt hàng
Tự động nhập tổng số tiền thuế theo các sắc thuế của từng loại phế liệu, phế phẩm.
Tự động nhập tổng số tiền thuế của các sắc thuế nhập khẩu, TTĐB, GTGT, BVMT và số tiền thuế theo từng mặt hàng
Công văn đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Hệ thống tự động nhập số công văn
Hệ thống tự động nhập ngày công văn
Tên Công ty/cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nhập tên công ty/cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Nhập mã số thuế của công ty/chi nhánh công ty
Nhập địa chỉ của Công ty (theo địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)/địa chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nhập địa chỉ liên hệ của Công ty/cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nhập số điện thoại liên hệ của Công ty/cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Lý do xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Nhập lý do đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (ghi rõ để giải thể, đóng mã số thuế, mục đích khác).
(1) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư
(2) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
(3) Giấy ủy quyền đối với trường hợp Công ty có người được ủy quyền đại diện theo pháp luật
(trường hợp xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Chi nhánh Công ty thì hồ sơ phải bao gồm của Công ty và Chi nhánh Công ty)
Xác nhận của Công ty/cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nhập tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của Công ty/thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Bổ sung Phụ lục X Thông tư số 38/2015/TT-BTC như sau:
THÔNG TIN TRAO ĐỔI GIỮA CƠ QUAN HẢI QUAN VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI, ĐỊA ĐIỂM
1. Danh sách các thông tin và chứng từ khai báo
A. Thông tin chung trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm
B. Thông tin cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, kho CFS, kho ngoại quan, ICD hoặc địa điểm
Danh sách container dự kiến xếp dỡ tại cảng/kho/bãi/địa điểm
Danh sách hàng rời hoặc hàng lỏng dự kiến xếp dỡ tại cảng/kho/bãi/địa điểm
Hàng container (nhập/xuất) đủ điều kiện qua khu vực giám sát (KVGS)
Hàng rời hoặc hàng lỏng (nhập/xuất) đủ điều kiện qua KVGS
Thay đổi trạng thái tờ khai hải quan
Thay đổi container đủ điều kiện qua KVGS
Thông tin lô hàng đã đăng ký tờ khai đưa vào KVGS
C. Thông tin cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không và kho hàng không kéo dài
Danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (hàng hóa trên manifest được gắn số quản lý hàng hóa)
Thông tin danh sách hàng hóa soi chiếu trước/sau
Thông tin hàng kiện (nhập/xuất) đủ điều kiện qua KVGS
Thông tin thay đổi trạng thái tờ khai
D. Thông tin doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, kho CFS, kho ngoại quan, ICD hoặc địa điểm cung cấp cho cơ quan hải quan
Sơ đồ vị trí xếp hàng hóa tại kho, bãi cảng
Danh sách container hạ bãi hoặc vào cảng/kho/bãi/địa điểm
Danh sách hàng rời hoặc lỏng hạ bãi hoặc vào cảng/kho/bãi/địa điểm
Sửa thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng/kho/bãi/địa điểm (áp dụng với hàng container hoặc hàng rời hoặc hàng lỏng)
Hủy thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng/kho/bãi/địa điểm (áp dụng với hàng container hoặc hàng rời hoặc hàng lỏng)
Thông tin hàng container sai khác
Thông tin hàng rời hoặc hàng lỏng sai khác
Thay đổi trạng thái hàng hóa (container rút hàng)
Hàng container (nhập hoặc xuất) qua KVGS
Hàng rời hoặc hàng lỏng (nhập hoặc xuất) qua KVGS
Thay đổi trạng thái hàng hóa (đóng hàng vào container)
Thay đổi trạng thái hàng hóa (thay đổi niêm phong container)
Thay đổi hình thức hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng/kho/bãi/địa điểm (áp dụng với hàng container)
Thay đổi hình thức hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng/kho/bãi/địa điểm (áp dụng với hàng rời hoặc hàng lỏng)
Tách ghép đơn vị tính hàng hóa theo số vận đơn cho hàng rời (dạng kiện)
Đ. Thông tin doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không và kho hàng không kéo dài cung cấp cho cơ quan hải quan
Thông tin Danh sách hàng hóa vào kho
Thông tin Danh sách hàng hóa sai khác
E. Chứng từ thông báo của người khai hoặc chứng từ theo dõi, quản lý của cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi
Sổ theo dõi thông tin hàng container sai khác
Sổ theo dõi thông tin hàng rời hoặc hàng lỏng sai khác
Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống (dùng cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng/kho/bãi/địa điểm)
Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát (đối với hàng container/hàng rời/hàng lỏng)
Đơn đề nghị thay đổi bao bì chứa hàng hóa
2. Chỉ tiêu thông tin và chứng từ khai báo
A. Thông tin chung trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm
Theo tên đã đăng ký với cơ quan hải quan
Mã số thuế của doanh nghiệp cảng, kho, bãi, địa điểm
Tên của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm
Cung cấp theo tên tàu do người khai hải quan khai báo hoặc trường hợp tàu nội địa thì nhập chỉ tiêu thông tin “NOIDIA”
Hô hiệu tàu - Callsign (nếu có)
Cung cấp theo Hô hiệu do người khai hải quan khai báo
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo
Số chuyến đối với tàu biển hoặc số hiệu chuyến bay đối với tàu bay (nếu có)
Cung cấp theo tên tàu do người khai hải quan khai báo hoặc trường hợp tàu nội địa thì nhập chỉ tiêu thông tin “9999”
Ngày tàu đến hoặc rời cảng (nếu có)
type=1: thời gian dự kiến tàu đến (ETA)
type=2: thời gian dự kiến tàu rời (ETD)
B. Thông tin cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, kho CFS, kho ngoại quan, ICD hoặc địa điểm
Danh sách container dự kiến xếp dỡ tại cảng, kho, bãi, địa điểm
Cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin danh sách container xếp dỡ tại cảng, kho, bãi, địa điểm gồm các chỉ tiêu như sau:
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo
Cung cấp theo số do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan tự động cấp
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo
Số niêm phong của hãng vận chuyển (số seal)
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo, gồm 2 trạng thái:
Danh sách hàng rời hoặc hàng lỏng dự kiến xếp dỡ tại cảng, kho, bãi, địa điểm
Cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin danh sách hàng rời hoặc hàng lỏng xếp dỡ tại cảng, kho, bãi, địa điểm gồm các chỉ tiêu như sau:
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo
Cung cấp theo số do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan tự động cấp
Số lượng hàng (chỉ áp dụng với hàng kiện)
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo (số lượng khai báo theo số lượng hàng trên vận đơn, phiếu đóng gói...)
Đơn vị tính (ĐVT) số lượng hàng (chỉ áp dụng với hàng kiện)
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo (đơn vị tính theo bảng “Mã loại kiện” trên website Hải quan www.customs.gov.vn)
Tổng trọng lượng hàng (không áp dụng với hàng kiện)
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo (trọng lượng hàng khai báo theo trọng lượng hàng trên vận đơn, phiếu đóng gói...)
ĐVT tổng trọng lượng hàng (không áp dụng với hàng kiện)
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo (ĐVT tổng trọng lượng theo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan www.customs.gov.vn)
Cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin danh sách container cần thực hiện soi chiếu gồm các chỉ tiêu như sau:
Do Hệ thống hải quan tự động cấp
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo
Cung cấp theo số do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan tự động cấp
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo
Cung cấp theo thông tin do người khai hải quan khai báo
Hàng container (nhập/xuất) đủ điều kiện qua khu vực giám sát (KVGS)
Cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin danh sách container đủ điều kiện qua KVGS
Số vận đơn do người khai hải quan khai báo
Do Hệ thống hải quan tự động cấp đối với hàng nhập hoặc do người khai hải quan đăng ký đối với hàng xuất
Số container người khai hải quan khai báo
Số seal người khai hải quan khai báo đối với hàng nhập hoặc do cơ quan hải quan niêm phong và cập nhật trên Hệ thống đối với hàng xuất
Do người khai hải quan khai báo trên Hệ thống theo quy định
Do người khai hải quan khai báo trên Hệ thống theo quy định
Do người khai hải quan khai báo, gồm 2 trạng thái:
Do Hệ thống hải quan tự động cấp
Ngày đăng ký của tờ khai hải quan do Hệ thống tự động cấp
Do người khai hải quan khai trên Hệ thống theo quy định
Do người khai hải quan khai báo trên Hệ thống theo quy định
Do người khai hải quan khai báo trên Hệ thống theo quy định
Trạng thái tờ khai (TQ: Thông quan MHBQ: Mang hàng bảo quản
KHH: Chờ thông quan sau khi kiểm hóa hộ)
Đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
Mã doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK)
Mã số thuế của doanh nghiệp XNK
Hàng rời hoặc hàng lỏng (nhập/xuất) đủ điều kiện qua KVGS
Cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin danh sách hàng rời hoặc hàng lỏng đủ điều kiện qua KVGS
Do người khai hải quan khai báo
Do Hệ thống hải quan tự động cấp đối với hàng nhập hoặc do người khai hải quan đăng ký đối với hàng xuất
Số lượng hàng (chỉ áp dụng với hàng kiện)
Do người khai hải quan khai báo
ĐVT số lượng hàng (chỉ áp dụng với hàng kiện)
Người khai hải quan khai báo theo bảng “Mã loại kiện” trên website Hải quan www.customs.gov.vn
Tổng trọng lượng hàng (không áp dụng với hàng kiện)
Tổng trọng lượng hàng do Hãng vận chuyển hoặc Đại lý hãng vận chuyển căn cứ số lượng hàng trên vận đơn, phiếu đóng gói... để khai báo
Do người khai hải quan khai báo đối với mặt hàng có dung sai theo quy định
ĐVT tổng trọng lượng hàng (không áp dụng với hàng kiện)
ĐVT tổng trọng lượng hàng người khai hải quan khai báo theo bảng “Mã đơn vị tính” trên website Hải quan www.customs.gov.vn
Do người khai hải quan khai báo trên Hệ thống theo quy định
Do cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc nơi đăng ký tờ khai nhập thông tin tùy từng trường hợp, ví dụ như: Trường hợp cập nhật số lượng hàng thực tế qua KVGS (chỉ áp dụng với hàng kiện) hoặc tổng trọng lượng hàng thực tế qua KVGS (chỉ áp dụng với hàng kiện) thì cập nhật cụ thể lý do tại chỉ tiêu này.
Do Hệ thống hải quan tự động cấp
Theo khai báo của người khai hải quan hoặc do Hệ thống tự động cấp
Do Hệ thống hải quan tự động cấp
Do người khai hải quan khai báo trên Hệ thống theo quy định
Do người khai hải quan khai báo trên Hệ thống theo quy định
Trạng thái tờ khai (TQ: Thông quan
KHH: Chờ thông quan sau khi kiểm hóa hộ)
Đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
Mã số thuế của doanh nghiệp XNK
Thay đổi trạng thái tờ khai (nhập/xuất)
Cung cấp thông tin thay đổi trạng thái tờ khai đủ điều kiện qua KVGS (tạm dừng/bỏ tạm dừng; hủy)
Do Hệ thống hải quan tự động cấp
Ngày đăng ký của tờ khai hải quan do Hệ thống tự động cấp
Do người khai hải quan khai trên Hệ thống theo quy định
1: Đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
Cơ quan hải quan nhập thông tin lý do cụ thể
Thay đổi container đủ điều kiện qua KVGS
Cung cấp thông tin thay đổi container đủ điều kiện qua KVGS (sửa/xóa)
Do Hệ thống hải quan tự động cấp
Ngày đăng ký của tờ khai hải quan do Hệ thống tự động cấp
Thông tin lô hàng đã đăng ký tờ khai đưa vào KVGS
Cung cấp thông tin lô hàng đã được phê duyệt vận chuyển hoặc lô hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan, giải phóng hàng) đưa vào kho CFS hoặc kho ngoại quan hoặc ICD hoặc địa điểm
Theo thông tin khai báo hoặc Hệ thống tự động cấp
Theo thông tin khai báo hoặc Hệ thống tự động cấp (định dạng: YYYY-MM-DD HH:mm:ss)
Do Hệ thống hải quan tự động cấp đối với hàng nhập hoặc do người khai hải quan đăng ký đối với hàng xuất
Mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
Theo thông tin khai báo hoặc Hệ thống tự động cấp
Theo thông tin cập nhật hoặc Hệ thống tự động cấp
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Mã địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Số niêm phong của hãng vận chuyển (nếu có)
Theo thông tin khai báo của người: khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Mã doanh nghiệp đăng ký tờ khai
C. Thông tin cơ quan hải quan cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không và kho hàng không kéo dài
Danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (hàng hóa trên manifest được gắn số quản lý hàng hóa)
Danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (Thông tin hàng hóa do cơ quan hải quan nhận được từ các Hãng hàng không gửi đến thông qua Hệ thống 1 cửa quốc gia và được gắn số quản lý hàng hóa và gửi lại cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không để được phép xếp dỡ hàng hóa)
Số tờ khai hải quan (trường hợp hàng XK)
Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa
Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành
Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàng không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Forwader) ban hành
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Theo thông tin khai báo của người khai hải quan
Thông tin danh sách hàng hóa soi chiếu trước hoặc sau
Thông tin Cơ quan hải quan cung cấp danh sách hàng hóa cần soi chiếu đến đơn vị kinh doanh kho hàng không
Số tờ khai hải quan (trường hợp hàng XK)
Số quản lý hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa
Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành
Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàng không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Forwader) ban hành
Thông tin hàng hóa (nhập/xuất) đủ điều kiện qua KVGS (hàng hóa xuất kho)
Thông tin cơ quan hải quan cung cấp danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không để cho phép hàng hóa đưa vào, đưa ra khỏi kho.
Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành
Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàng không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Forwader) ban hành
Số quản lý hàng hóa do cơ quan hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
Tờ khai hải quan được phân vào luồng: 1: Xanh, 2: Vàng, 3: Đỏ
Trạng thái tờ khai (TQ: Thông quan MHBQ: Mang hàng bảo quản
KHH: Chờ thông quan sau khi kiểm hóa hộ)
Đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
Thông tin thay đổi trạng thái tờ khai
Thông tin cơ quan hải quan cung cấp về việc thay đổi trạng thái tờ khai dừng hoặc bỏ dừng hoặc hủy tờ khai qua khu vực giám sát hải quan.
Mã Chi cục Hải quan nơi quản lý kho hàng không
Nêu rõ lý do theo từng trường hợp như sau:
D. Thông tin doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, kho CFS, kho ngoại quan, ICD hoặc địa điểm cung cấp cho cơ quan hải quan
Sơ đồ vị trí xếp dỡ tại bãi cảng
Thực hiện khai báo một lần đến cơ quan hải quan, khai sửa khi có thay đổi
File đính kèm sơ đồ vị trí xếp dỡ của cảng/kho/bãi/địa điểm
Danh sách container hạ bãi hoặc vào cảng, kho, bãi, địa điểm
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng, kho, bãi, địa điểm
Nhập một trong hình thức như sau:
2. Vào cảng/kho/bãi/địa điểm (xuất)
5. Hạ bãi để vận chuyển về cảng đích trên vận tải đơn
6. Hạ bãi khác (chỉ khai báo khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan)
Nhập theo số vận đơn theo thông báo của người vận chuyển.
Nếu phát hiện có sai khác giữa số vận đơn thực tế doanh nghiệp tiếp nhận với số vận đơn do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống thì thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp để phối hợp, xử lý.
Trường hợp hàng xuất chưa có thông tin vận đơn thì thực hiện nhập "NA"
Đối với hàng nhập: Nhập theo số quản lý hàng hóa do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động cấp.
Đối với hàng xuất: Nhập theo số quản lý hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển thông báo.
Trường hợp khi đưa hàng vào cảng, kho, bãi, địa điểm người khai hoặc người vận chuyển không có thông tin về số quản lý hàng hóa thì doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông qua cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan hải quan (Địa chỉ Pus.customs.gov.vn) lấy số quản lý cho lô hàng và thông báo cho người khai hải quan được biết để thực hiện khai báo thông tin số quản lý hàng hóa đó trên tờ khai hải quan theo quy định.
Nhập số hiệu container theo đúng chuẩn dữ liệu (khai báo bằng chữ in hoa, phần tiếp đầu ngữ và phần số container phải viết liền và không khai báo ký tự đặc biệt như: dấu cách,!@$%^&*()-=/?<>...)
Số niêm phong của hãng vận chuyển (số seal)
Nhập theo đúng số seal của hãng vận chuyển cung cấp (nếu có)
Nhập theo thông tin thực tế vị trí container hạ bãi hoặc vào cảng (có ký, mã hiệu vị trí theo sơ đồ tổng thể)
Nhập theo tên hàng ghi trên trên vận đơn (đối với hàng nhập) hoặc theo thông tin do người khai hải quan đăng ký (đối với hàng xuất)
Nhập theo bảng danh mục chuẩn của cơ quan hải quan
Nhập theo định dạng: YYYY-MM-DD HH:mm:ss
Nhập thông tin tổng trọng lượng hàng (nếu có)
Nhập thông tin ĐVT tổng trọng lượng hàng (nếu có)
Nhập thông tin số tờ khai xuất khẩu (nếu có)
Danh sách hàng rời hoặc lỏng hạ bãi hoặc vào cảng, kho, bãi, địa điểm
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng, kho, bãi, địa điểm
Nhập một trong hình thức như sau:
2. Vào cảng/kho/bãi/địa điểm (xuất)
5. Hạ bãi để vận chuyển về cảng đích trên vận tải đơn
6. Hạ bãi khác (chỉ khai báo khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan)
Nhập theo số vận đơn theo thông báo của người vận chuyển.
Nếu phát hiện có sai khác giữa số vận đơn thực tế doanh nghiệp tiếp nhận với số vận đơn do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống thì thông báo cho Chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp để phối hợp, xử lý.
Trường hợp hàng xuất chưa có thông tin vận đơn thì thực hiện Nhập "NA"
Đối với hàng nhập: Nhập theo số quản lý hàng hóa do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động cấp
Đối với hàng xuất: Nhập theo số quản lý hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển thông báo.
Trường hợp khi đưa hàng vào cảng, kho, bãi, địa điểm người khai hoặc người vận chuyển không có thông tin về số quản lý hàng hóa thì doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông qua cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan hải quan (Địa chỉ Pus.customs.gov.vn) lấy số quản lý cho lô hàng và thông báo cho người khai hải quan được biết để thực hiện khai báo thông tin số quản lý hàng hóa đó trên tờ khai hải quan theo quy định.
Số lượng hàng (chỉ áp dụng với hàng kiện)
Nhập số lượng đối với loại mặt hàng rời (dạng kiện) theo thực tế khi hàng hóa hạ bãi/vào cảng.
ĐVT số lượng hàng (chỉ áp dụng với hàng kiện)
Nhập mã đơn vị tính số lượng đối với loại mặt hàng rời (dạng kiện) theo bảng mã chuẩn (tham khảo bảng mã đơn vị tính trên website Hải quan: www.customs.gov.vn). ví dụ: DPCE (chiếc), DUNK (bao),
Tổng trọng lượng hoặc thể tích hàng (không áp dụng với hàng kiện)
Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển)
ĐVT tổng trọng lượng hoặc thể tích hàng (không áp dụng với hàng kiện)
Nhập mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng theo bảng mã chuẩn (tham khảo bảng mã đơn vị tính trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ví dụ: KGM (kilogram); TNE (tấn); LBR (pound)..
Nhập theo thông tin thực tế vị trí hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng (có ký, mã hiệu vị trí theo sơ đồ tổng thể) nếu có
Nhập theo tên hàng ghi trên trên vận đơn (đối với hàng nhập) hoặc theo thông tin do người khai hải quan đăng ký (đối với hàng xuất)
Khi chọn "Có sai khác" =1 cần ghi chú nội dung sai khác
Nhập theo bảng danh mục chuẩn của cơ quan hải quan
Nhập theo định dạng: YYYY-MM-DD HH:mm:ss
Có sai khác (chỉ áp dụng với hàng kiện)
1: Số lượng hàng hóa có sai khác
Cho phép nhập với tờ khai xuất (nếu có)
Sửa thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng/kho/bãi/địa điểm (áp dụng với hàng container hoặc hàng rời hoặc hàng lỏng)
Thực hiện khai báo đến cơ quan Hải quan khi có thay đổi thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng, kho, bãi, địa điểm
Số tiếp nhận khi gửi danh sách container hạ bãi hoặc vào cảng
Ngày tiếp nhận khi gửi danh sách hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng (YYYY-MM- DD HH:mm:ss)
Nhập theo ngày tàu đến hoặc rời cũ với định dạng:
type=1: thời gian dự kiến tàu đến (ETA)
type=2: thời gian dự kiến tàu rời (ETD)
Ngày hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập ngày hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng dự kiến với định dạng:
Nhập theo tên tàu mới nếu có thay đổi
Nhập theo số chuyến mới nếu có thay đổi
Nhập theo ngày tàu đến hoặc rời mới nếu có thay đổi với định dạng:
Ngày hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng mới
Nhập ngày hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng nếu có thay đổi với định dạng: YYYY-MM-DD HH:mm:ss
Nhập cụ thể thông tin lý do thay đổi thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Hủy thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng/kho/bãi/địa điểm (áp dụng với hàng container hoặc hàng rời hoặc hàng lỏng)
Thực hiện khai báo đến cơ quan Hải quan khi hủy thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng, kho, bãi, địa điểm
Số tiếp nhận khi gửi danh sách hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Ngày tiếp nhận khi gửi danh sách hàng hạ bãi/vào , cảng (YYYY-MM-DD HH:mm:ss)
Nhập một trong hình thức như sau:
2. Vào cảng/kho/bãi/địa điểm (xuất)
5. Hạ bãi để vận chuyển về cảng đích trên vận tải đơn
6. Hạ bãi khác (chỉ khai báo khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan)
Nhập theo số container khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Số quản lý hàng hóa (hàng rời, hàng lỏng)
Nhập theo số khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo tên tàu đã khai báo khi hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo số chuyến đã khai báo khi hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo ngày tàu đến hoặc rời đã khai báo khi hạ bãi hoặc vào cảng với định dạng:
type=1: thời gian dự kiến tàu đến (ETA)
type=2: thời gian dự kiến tàu rời (ETD)
Nhập rõ lý do đề nghị hủy thông tin hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thông tin hàng hóa vào cảng/kho/bãi/địa điểm sai khác
Nhập theo số đã nhập khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo số đã nhập khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo số đã nhập khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo số đã nhập khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập định dạng thông tin sai khác như sau:
1. Không có thông tin theo danh sách dự kiến do cơ quan hải quan cung cấp nhưng thực tế có hàng hóa dỡ xuống cảng
2. Có thông tin theo danh sách dự kiến do cơ quan hải quan thông báo nhưng hàng hóa không dỡ xuống
3. Không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa do rách, vỡ
4. Không đảm bảo nguyên niêm phong theo danh sách hàng hóa dự kiến do cơ quan hải quan cung cấp
5. Loại khác (chỉ khai báo khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan)
Nhập cụ thể thông tin sai khác giữa thông tin theo danh sách do cơ quan hải quan cung cấp với thông tin thực tế doanh nghiệp kinh doanh cảng tiếp nhận từ người vận chuyển, ví dụ:
Số vận đơn theo danh sách là: OOLU1234
Số vận đơn thực tế tiếp nhận từ người vận chuyển là: OOLU5678
Danh sách hàng rời/hàng lỏng sai khác
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thông tin hàng hóa vào cảng/kho/bãi/địa điểm sai khác
Nhập theo số đã nhập khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo số đã nhập khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập định dạng thông tin sai khác như sau:
1. Không có thông tin theo danh sách dự kiến do cơ quan hải quan cung cấp nhưng thực tế có hàng hóa dỡ xuống cảng
2. Có thông tin theo danh sách dự kiến do cơ quan hải quan thông báo nhưng hàng hóa không dỡ xuống
Nhập cụ thể thông tin sai khác giữa thông tin theo danh sách do cơ quan hải quan cung cấp với thông tin thực tế doanh nghiệp kinh doanh cảng tiếp nhận từ người vận chuyển, ví dụ:
Số lượng theo thông báo của cơ quan hải quan là: 1000 kg
Số lượng theo tiếp nhận từ người vận tải chuyển là: 1100 kg
Thay đổi trạng thái hàng hóa (container rút hàng)
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thay đổi trạng thái hàng hóa (container rút hàng)
Nhập theo số container hạ bãi/vào cảng
Nhập theo số khi hàng hóa hạ bãi/vào cảng
Nhập theo số khi hàng hóa hạ bãi/vào cảng
Hàng container (nhập/xuất) qua KVGS
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thông tin hàng hóa ra khỏi KVGS
Nhập số tờ khai của lô hàng qua khu vực giám sát hải quan
Nhập theo đúng số hiệu container (thuộc tờ khai hải quan) đủ điều kiện ra khỏi KVGS
Nhập theo số vận đơn của lô hàng qua khu vực giám sát hải quan
Nhập theo số quản lý của lô hàng qua khu vực giám sát hải quan
Nhập theo số seal của lô hàng qua khu vực giám sát (nếu có)
Nhập biển kiểm soát PTVT vận chuyển lô hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan
Nhập số biên bản bàn giao (nếu có)
Nhập ngày biên bản bàn giao (nếu có) theo định dạng: YYYY-MM-DD HH:mm:ss
YYYY-MM-DD HH:mm:ss (hàng nhập là ngày giờ hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan, hàng xuất là ngày hàng được xếp lên phương tiện vận tải)
Nhập theo danh mục chuẩn do cơ quan hải quan công bố
Nhập tổng trọng lượng hàng (nếu có)
Nhập đơn vị tính tổng trọng lượng hàng (nếu có)
Hàng rời hoặc hàng lỏng (nhập /xuất) qua KVGS
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thông tin hàng hóa ra khỏi KVGS
Nhập số tờ khai của lô hàng qua khu vực giám sát hải quan
Nhập theo số vận đơn của lô hàng qua khu vực giám sát hải quan
Nhập theo số quản lý của lô hàng qua khu vực giám sát hải quan
Nhập số thứ tự các lần đi ra của lô hàng
Số lượng hàng rời (dạng kiện) hoặc trọng lượng hàng hoặc thể tích hàng qua KVGS
Nhập số lượng của lô hàng khi qua khu vực giám sát
Số lượng hàng rời (dạng kiện) hoặc trọng lượng hàng hoặc thể tích hàng còn lại
= Số lượng - Số lượng hàng qua KVGS (đối với hàng kiện) hoặc = Tổng trọng lượng - trọng lượng qua KVGS (đối với hàng xá) hoặc = Tổng thể tích - thể tích hàng qua KVGS (đối với hàng lỏng)
Nhập theo đơn vị tính tương ứng của lô hàng
Nhập ngày hàng qua KVGS theo định dạng: YYYY-MM-DD HH:mm:ss
Nhập theo danh mục chuẩn do cơ quan hải quan công bố
Thay đổi trạng thái hàng hóa (đóng hàng vào container)
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thay đổi trạng thái hàng hóa (đóng hàng vào container)
2. Vào cảng, kho, bãi, địa điểm (Xuất)
Nhập theo đúng số hiệu container thực tế đóng hàng. Lưu ý: Nhập số hiệu container theo đúng chuẩn dữ liệu (khai báo bằng chữ in hoa, phần tiếp đầu ngữ và phần số container phải viết liền và không khai báo ký tự đặc biệt như: dấu cách,!@$%^&*()- =/?<>...)
Số niêm phong hãng vận chuyển/hải quan
Nhập số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan sau khi hoàn thành việc đóng hàng vào container
Cho phép nhập với tờ khai xuất (nếu có)
Nhập số quản lý hàng hóa của lô hàng được đóng vào container
Thay đổi trạng thái hàng hóa (thay đổi niêm phong container)
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thay đổi trạng thái hàng hóa (thay đổi niêm phong container)
Nhập một trong hình thức như sau:
2. Vào cảng/kho/bãi/địa điểm (xuất)
5. Hạ bãi để vận chuyển về cảng đích trên vận tải đơn
6. Hạ bãi khác (chỉ khai báo khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan)
Nhập theo đúng số hiệu container thực tế thay đổi niêm phong. Lưu ý: Nhập số hiệu container theo đúng chuẩn dữ liệu (khai báo bằng chữ in hoa, phần tiếp đầu ngữ và phần số container phải viết liền và không khai báo ký tự đặc biệt như: dấu cách,!@$%^&*()- =/?<>...)
Nhập theo số seal ban đầu do hãng vận chuyển cung cấp
Nhập theo số seal thay đổi tùy từng trường hợp
1. Kiểm tra kiểm dịch động vật, thực vật
3. Xem hàng hóa trước khi khai hải quan
Nhập cụ thể lý do, số ngày văn bản đề nghị thay đổi (nếu có)
Thay đổi hình thức hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng (hàng container)
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thay đổi hình thức hàng hóa so với khi hạ bãi hoặc vào cảng (hàng container)
Hình thức container ban đầu khi hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo hình thức ban đầu khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Hình thức container đề nghị thay đổi
Nhập một trong hình thức thay đổi như sau:
2. Vào cảng/kho/bãi/địa điểm (xuất)
5. Hạ bãi để vận chuyển về cảng đích trên vận tải đơn
6. Hạ bãi khác (chỉ khai báo khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan)
Nhập số hiệu container có thay đổi. Lưu ý: Nhập số hiệu container theo đúng chuẩn dữ liệu (khai báo bằng chữ in hoa, phần tiếp đầu ngữ và phần số container phải viết liền và không khai báo ký tự đặc biệt như: dấu cách,!@$%^&*()- =/?<>...)
Nhập cụ thể lý do thay đổi hình thức hạ bãi hoặc vào cảng
Thay đổi hình thức hàng hóa (với hàng rời/hàng lỏng)
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan thông tin thay đổi hình thức hàng hóa so với khi hạ bãi hoặc vào cảng (với hàng rời/hàng lỏng)
Hình thức hàng hóa ban đầu khi hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập theo hình thức ban đầu khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Hình thức hàng hóa đề nghị thay đổi
Nhập một trong hình thức như sau:
2. Vào cảng/kho/bãi/địa điểm (xuất)
5. Hạ bãi để vận chuyển về cảng đích trên vận tải đơn
6. Hạ bãi khác (chỉ khai báo khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan)
Số vận đơn hoặc số quản lý hàng hóa
Nhập theo số vận đơn hoặc số quản lý của lô hàng đề nghị thay đổi
Nhập cụ thể lý do thay đổi hình thức hạ bãi hoặc vào cảng
Tách ghép đơn vị tính hàng hóa theo số vận đơn cho hàng kiện
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan thông tin tách ghép đơn vị tính hàng hóa theo số vận đơn cho hàng kiện
Nhập theo hình thức khi hàng hóa hạ bãi hoặc vào cảng
Số vận đơn hoặc số quản lý hàng hóa
Nhập theo số vận đơn hoặc số quản lý của lô hàng hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập số lượng hàng khi hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập đơn vị tính số lượng hàng khi hạ bãi hoặc vào cảng tương ứng
Số lượng hàng thay đổi theo ĐVT mới
Nhập số lượng hàng thay đổi so với khi hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập đơn vị tính số lượng hàng thay đổi so với khi hạ bãi hoặc vào cảng
Nhập cụ thể lý do thay đổi đơn vị tính
Đ. Thông tin doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không và kho hàng không kéo dài cung cấp cho cơ quan hải quan
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi hàng hóa vào kho
Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành
Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàng không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành
Số quản lý hàng hóa do cơ quan hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa
Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thay đổi thông tin hàng hóa vào kho
Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành
Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàng không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành
Số quản lý hàng hóa do cơ quan hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa
Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới
Ngày tàu bay nhập cảnh/xuất cảnh
type=1: thời gian dự kiến tàu đến (ETA)
type=2: thời gian dự kiến tàu rời (ETD)
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi hủy thông tin hàng hóa vào kho
Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành
Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàng không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành
Số quản lý hàng hóa do cơ quan hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa
Ngày tàu bay nhập cảnh/xuất cảnh
type=1: thời gian dự kiến tàu đến (ETA)
type=2: thời gian dự kiến tàu rời (ETD)
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thông tin hàng hóa vào kho sai khác
Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành
Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàng không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Forwader) ban hành
Số quản lý hàng hóa do cơ quan hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa
Mô tả chi tiết thông tin sai khác
Thực hiện khai báo đến cơ quan hải quan khi thông tin hàng hóa xuất kho
Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành
Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàng không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành
Số quản lý hàng hóa do cơ quan hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa
Số thứ tự các lần đưa hàng hóa ra khỏi kho
Số lượng/trọng lượng hàng đi ra khỏi kho
Số lượng/trọng lượng hàng đi ra khỏi kho Hàng kiện thực hiện trừ lùi theo "Số lượng".
Số lượng/trọng lượng hàng còn lại
Số lượng/trọng lượng hàng còn lại
= Số lượng (Tổng trọng lượng hàng) - Số lượng/trọng lượng hàng đi ra khỏi kho
tờ khai nhập: Ngày giờ ra khỏi khu vực giám sát hải quan (getout)
E. Chứng từ khai báo của người khai hoặc chứng từ theo dõi, quản lý của cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, kho, bãi, địa điểm
SỔ THEO DÕI THÔNG TIN HÀNG HÓA SAI KHÁC (HÀNG CONTAINER)
1. Tên cảng, kho, bãi, địa điểm:..................................................................................................................................
2. Mã cảng, kho, bãi, địa điểm: ..................................................................................................................................
3. Số hiệu PTVT (Tên tàu): .......................................................................................................................................
4. Số chuyến: ...........................................................................................................................................................
5. Ngày tàu đến: .......................................................................................................................................................
- Cột số 6: Ghi Container 20, 40, 45.
- Cột số 9: Hàng nhập khẩu/xuất khẩu/quá cảnh/trung chuyển.
- Đơn vị lập Sổ đóng dấu giáp lai Sổ theo dõi thông tin hàng hóa sai khác để quản lý, theo dõi.
SỔ THEO DÕI THÔNG TIN HÀNG HÓA SAI KHÁC (HÀNG RỜI/ HÀNG LỎNG)
1. Tên cảng, kho, bãi, địa điểm: .................................................................................................................................
2. Mã cảng, kho, bãi, địa điểm: ..................................................................................................................................
3. Số hiệu PTVT (Tên tàu): .......................................................................................................................................
4. Số chuyến: ...........................................................................................................................................................
5. Ngày tàu đến: .......................................................................................................................................................
Ghi chú: Đơn vị lập Sổ đóng dấu giáp lai Sổ theo dõi thông tin hàng hóa sai khác để quản lý, theo dõi.
SỔ GHI NHẬN SỰ CỐ HỆ THỐNG (dùng cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp)
1. Tên cảng, kho, bãi, địa điểm: .................................................................................................................................
2. Mã cảng, kho, bãi, địa điểm: ..................................................................................................................................
3. Tên đơn vị hải quan: .............................................................................................................................................
4. Mã đơn vị hải quan: ..............................................................................................................................................
Tên bộ phận / cá nhân phát hiện sự cố
Tên bộ phận / cá nhân khắc phục sự cố
Ghi chú: - Người phát hiện sự cố hoặc khắc phục sự cố cần ký và ghi rõ đầy đủ họ và tên tại cột (3) hoặc cột (4);
- Đơn vị lập sổ đóng dấu giáp lai Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống để quản lý, theo dõi.
DANH SÁCH HÀNG HÓA ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUA KHU VỰC GIÁM SÁT (Đối với hàng container, hàng rời, hàng lỏng)
NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu công chức)
LÃNH ĐẠO CHI CỤC HẢI QUAN (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu Chi cục)
- Cột số 6: Áp dụng đối với hàng container;
- Cột số 10, 11, 12 và 13: Áp dụng đối với hàng rời (dạng kiện hoặc xá) hoặc hàng lỏng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
......, ngày ... tháng .... năm 20....
Thông tin thay đổi bao bì chứa hàng hóa
Kính gửi: Chi cục Hải quan …………………..
Căn cứ quy định tại Thông tư số ………ngày …………..của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty ……………..Mã số thuế số……….. điện thoại liên hệ thông báo thông tin thay đổi bao bì chứa hàng hóa như sau:
1. Thông tin lô hàng cần thay đổi bao bì
a) Số tờ khai hải quan (nếu có): ………………..ngày đăng ký ……………..Tên công ty...............
b) Số vận đơn (nếu có):............................ ngày/tháng/năm vận đơn: ………………..hoặc số quản lý hàng hóa (đối với hàng xuất chưa đăng ký tờ khai hải quan) ...............................................................................
c) Tên hàng hóa: ...................................................................................................................
d) Số kiện: …………………………đơn vị tính ..........................................................................
e) Trọng lượng hàng hóa: ……………………….đơn vị tính ......................................................
g) Số container (nếu có): ………………………số niêm phong hãng vận chuyển ........................
h) Tên tàu (nếu có): …………….số chuyến…………….. ngày/tháng/năm tàu nhập cảnh/xuất cảnh:
a) Toàn bộ lô hàng được chuyển sang container khác:
- Số container dự kiến đóng hàng: ..........................................................................................
- Lý do thực hiện: rách, vỡ /hỏng □ /đổi vỏ container □ hoặc do trường hợp khác (nêu lý do cụ thể):
Thời gian (ngày, tháng, năm) dự kiến thực hiện: …………………………………………………….. địa điểm thực hiện: .............................................................................................................................................
b) Toàn bộ lô hàng được rút ra khỏi container để tại cảng, kho, bãi dưới dạng rời:
- Số lượng hàng hóa rút ra: ……………………………đơn vị tính...............................................
- Trọng lượng/số lượng kiện hàng rút ra (nếu có): …………..đơn vị tính ...................................
- Lý do thực hiện: rách, vỡ /hỏng container □ hoặc do trường hợp khác (nêu lý do cụ thể): ........
- Thời gian (ngày, tháng, năm), địa điểm dự kiến thực hiện: .....................................................
c) Một phần hàng hóa rút ra khỏi container để đóng sang container khác hoặc để tại cảng dưới dạng rời:
- Số lượng hàng hóa rút ra: …………………………….đơn vị tính..............................................
- Trọng lượng hàng rút ra (nếu có): …………………..đơn vị tính................................................
- Số container dự kiến đóng hàng: ..........................................................................................
- Lý do thực hiện (nêu lý do cụ thể): ........................................................................................
- Thời gian (ngày, tháng, năm), địa điểm dự kiến thực hiện: .....................................................
d) Toàn bộ hàng rời được đóng vào container để đưa qua khu vực giám sát:
- Số lượng hàng hóa đóng vào container: ……………..đơn vị tính ............................................
- Trọng lượng hàng đóng vào container (nếu có): ……………đơn vị tính ………………
- Số container dự kiến đóng hàng: ..........................................................................................
- Lý do thực hiện (nêu lý do cụ thể): ........................................................................................
- Thời gian (ngày, tháng, năm), địa điểm dự kiến thực hiện: .....................................................
đ) Một phần của lô hàng được đóng vào container, một phần giữ nguyên ở dạng rời để đưa qua khu vực giám sát:
- Số lượng hàng hóa đóng vào container: ………….đơn vị tính ................................................
- Trọng lượng hàng đóng vào container (nếu có):...…….đơn vị tính ..........................................
- Số container dự kiến đóng hàng: ..........................................................................................
- Lý do thực hiện (nêu lý do cụ thể): ........................................................................................
- Thời gian (ngày, tháng, năm), địa điểm dự kiến thực hiện: .....................................................
………(tên Công ty đề nghị) cam đoan: chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của nội dung đơn, các chứng từ kèm theo (nếu có)./.
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú (*): Doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn một trong các hình thức như nêu tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c hoặc điểm d hoặc điểm đ mục 2 và khai báo đầy đủ thông tin đối với hình thức đề nghị thay đổi, ví dụ: nếu doanh nghiệp chọn thực hiện điểm a mục 3 (toàn bộ lô hàng được chuyển sang container khác) thì không phải khai các thông tin nêu tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ như nêu tại mẫu văn bản này;