Trong không khí tưng bừng của thầy và trò trường Tiểu học Nguyễn Trãi chào đón năm học mới 2023 – 2024, thực hiện hiệu quả chủ đề của toàn ngành năm học 2023 – 2024: “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”; thực hiện Công văn số 540/PGDĐT ngày 15/09/2023 của Phòng GD&ĐT quận Hà Đông về việc tổ chức Hội nghị CB, VC năm học 2023 – 2024, hôm nay ngày 06/10/2023, BGH và BCH Công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Trãi tổ chức Hội nghị CB, VC, người lao động năm học 2023 – 2024 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục của năm học 2022 – 2023 vừa qua, đồng thời xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2023 – 2024.
TIỂU SỬ ANH HÙNG THIẾU NIÊN TRẦN QUỐC TOẢN
TRẦN QUỐC TOẢN ( 1267-1285 ) Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão ( 1267 ). Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285 ). Năm 1282, triều Trần đã tổ chức một cuộc hội nghị quân sự rất đặc biệt tại bến Bình Than ( Hội nghị Bình Than ). Tham dự hội nghị này là các quý tộc và các tướng lĩnh cao cấp nhất của nhà Trần. Bấy giờ, tuy là quý tộc, đã từng phong tới tước Hầu - Hoài Văn Hầu - nhưng vì còn ở tuổi vị thành niên nên không được tham dự. Hoài Văn Hầu lấy đó làm điều hổ thẹn và căm tức lắm, tay đang cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không hay. Khi về nhà , Trần Quốc Toản cùng với một ngàn người là tôi tớ và thân thuộc, sắm sửa binh khí và chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ “ Phá cường tặc, báo hoàng ân” ( nghĩa là : phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua ). Khi đánh nhau với giặc Nguyên, Trấn Quốc Toản thường xông ra phía trước, khiến cho giặc hễ thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch. Khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra, Trần Quốc Toản cũng vừa đến tuổi thành niên. Đội quân hơn một ngàn người do Trần Quốc Toản lập ra và trực tiếp chỉ huy đã sát cánh chiến đấu với quân đội chủ lực của triều đình, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Tháng 4 -1285, cùng với các vị danh tiếng khác như Chiêu Thành Vương, Nguyễn Khoái, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản được tham gia vào bộ chỉ huy chiến dịch Tây Kết. Trước khi đánh vào Tây Kết, quân sĩ của các tướng này đã tham gia chiến dịch Hàm Tử , góp phần rất lớn vào thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử. Sau chiến thắng của chiến dịch Tây Kết, ông lại được cùng với Trần Quang Khải và nhiều tướng lĩnh khác như : Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền ... tham gia chiến dịch Thăng Long và Chương Dương. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch này.
***********************************
Trần Quốc Toản sinh năm Đinh Mão (1267), là con của Vũ Uy Vương Trần Nhật Duy và bà Trần Ý Ninh. Trần Nhật Duy lại là con trai vua Trần Thái Tông nên Trần Quốc Toản là cháu nội của vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên đời nhà Trần.
Trần Quốc Toản xuất thân trong dòng dõi quý tộc, được phong tước Hầu khi vừa tròn 15 tuổi, sống trong thời vua Trần Nhân Tông, là một anh hùng có công trong cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai.
Sau chiến thắng quân Mông Cổ xâm lăng Đại Việt lần thứ nhất (năm 1257-1258), Trần Nhật Duy là Tổng trấn biên giới phía Bắc và vợ là Trần Ý Ninh cùng một số tướng lãnh được vua Trần Thánh Tông cử sang giúp nhà Tống, vì sợ rằng quân Mông Cổ tiêu diệt nhà Tống xong thì sẽ kéo sang đánh Đại Việt thêm một lần nữa.
Tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và Hoài Nhân Vương Kiện vì còn trẻ tuổi nên không được vào hội nghị để bàn quốc sự. Trần Quốc Toản phẫn nộ, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Trần Quốc Toản quay về, huy động hơn ngàn người thân thuộc, mua sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân".
Chẳng bao lâu, tiếng tăm Trần Quốc Toản và là cờ thêu 6 chữ được loan truyền khắp mọi nơi. Sau đó, Trần Quốc Toản được Hưng Đạo Vương khen ngợi và cho dự bàn việc nước tại Vạn Kiếp.
Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông cử Chiêu Thành Vương, Trần Quốc Toản và tướng Nguyễn Khoái đem binh chận đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.
Ngày 10 tháng 5, quân Nguyên bị đánh bại ở Kinh Thành và Chương Dương. Tướng Nguyên là Thoát Hoan, Bình Chương A Lạt bỏ chạy qua sông Lô.
Theo sách Việt sử Kỷ yếu của Trần Xuân Sinh, khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống trả kịch liệt. Trần Quốc Toản bị tử thương trong trận đánh này.
Trong Đại Việt Sử ký Toàn khoa chép: "... Đến khi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản mất, vua rất thương tiếc, đích thân viết văn tế và gia phong tước Vương".
Sau này, để tưởng nhớ công đức của ngài, nhiều trường học và một số con đường trong các tỉnh thành được đặt tên Trần Quốc Toản. Ngoài ra tên của ngài còn được đặt cho một chiến hạm HQ-6 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Trần Quốc Toản có thể là một vị tướng trẻ tuổi nhất được vinh danh trong lịch sử nước Việt. Ngài được xưng tụng không phải vì năng lực cầm quân mà là tấm lòng yêu nước cao độ trước hiểm họa xâm lăng của giặc phương Bắc. Triều đại nhà Trần đã may mắn có được những danh tướng lẫy lừng, gây khiếp sợ cho Hốt Tất Liệt của Mông Cổ, trong số đó có vị thiếu niên 16 tuổi là Trần Quốc Toản và biết bao thanh thiếu niên khác nữa đã chiến đấu dưới lá cờ "Phá cường địch, báo hoàng ân" của ngài.
Chính nhờ những con người có tấm lòng yêu nước tha thiết đó, triều đại nhà Trần mới có thể 3 lần đánh bại quân Nguyên và mang lại nền tự chủ suốt 175 năm cho dân tộc Việt.
Đất nước Việt hiện nay cũng trực diện với hiểm họa xâm lăng đến từ kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa. Điều may mắn là dân tộc Việt đang có rất nhiều người trẻ tuổi kế thừa dòng máu bất khuất của Trần Quốc Toản đã anh dũng đứng lên đấu tranh, bất chấp sự đàn áp dã man của tập đoàn lãnh đạo cộng sản đang muốn dâng đất nước này cho giặc phương Bắc.
Lịch sử mai sau chắc chắn sẽ vinh danh họ, những công dân áo vải đang "đáp lời sông núi" để đứng lên "phá cường địch", giữ vững mảnh sơn hà xã tắc mà tiền nhân Việt đã phải đổ biết bao xương máu để dựng nước và giữ nước gần 5 ngàn năm qua!
*******************************************************
Đây là bài thơ Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt) viết bằng chữ Hán, không rõ thời điểm sáng tác, thể hiện "chí khí lập công giúp nước của tác giả"[1].
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng át cả sao Ngưu [2].
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu [3].
Nhìn chung, đây là bài thơ "ngắn gọn, đạt đến độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lý tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại" [4]