Bộ Tài chính mới đây đã hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thay nước làm mát, vệ sinh két nước
Sau một thời gian sử dụng, két nước làm mát ô tô sẽ bị bẩn và có cặn bên trong.
Điều này làm giảm hiệu suất giải nhiệt và khiến cho động cơ làm việc không được tốt đồng thời có thể dẫn tới tình trạng động cơ ô tô bị quá nhiệt, gây nguy hiểm khi vận hành.
Dung dịch vệ sinh két nước có tác dụng giúp làm sạch các chất bẩn tích tụ lâu ngày bên trong két nước của hệ thống làm mát. Từ đó giúp tăng hiệu quả tản nhiệt của hệ thống làm mát, giúp xe hoạt động trơn tru và bền bỉ hơn
Dung dịch vệ sinh két nước có tác dụng giúp làm sạch các chất bẩn tích tụ lâu ngày bên trong két nước của hệ thống làm mát
Dầu cầu ô tô là loại dầu nhớt được tạo ra từ gốc dầu cao cấp, hệ chịu áp cực trị và hệ phụ gia, có công dụng như sau:
– Làm mát, bôi trơn, giảm ma sát giữa các chi tiết trong cầu xe và hộp số, từ đó giảm tiếng ồn hiệu quả khi vận hành.
– Tạo thành lớp màng có độ bám cao, chống oxy hóa và các tác nhân ăn mòn kim loại. Nhờ đó, dầu cầu giúp duy trì hiệu quả hoạt động của bộ phận truyền động, hộp số và các bánh răng.
– Tăng khả năng chịu áp lực và va đập của động cơ, giúp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành.
Dầu cầu ô tô là loại dầu nhớt được tạo ra từ gốc dầu cao cấp, hệ chịu áp cực trị và hệ phụ gia
Xe số sàn: sau khi lăn bánh 20.000 – 40.000 km.
Xe số tự động: sau khi lăn bánh 20.000 – 50.000 km.
Ngoài ra, thời điểm thay dầu cầu ô tô còn phụ thuộc vào thói quen vận hành của người dùng, tình trạng của xe và điều kiện sử dụng phương tiện. Đối với các dòng xe ở Việt Nam, dù là số sàn, số tự động hay số vô cấp thì sau 40.000km xe di chuyển là thời điểm thích hợp để chủ xe thay mới dầu cầu nhằm tăng độ bền cho động cơ cũng như hạn chế các hư hỏng đáng tiếc.
Dầu hộp số là hợp chất có tác dụng bôi trơn cho các chi tiết máy và đặc biệt là bộ phận bánh răng bên trong hộp số, giúp hộp số hoạt động trơn tru và ổn định. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống mài mòn, chống rỉ, làm tăng tuổi thọ của hộp số ô tô và các chi tiết động cơ.
Nếu xe thường xuyên hoạt động trong môi trường bụi bẩn, trên cung đường hiểm trở hay thói quen thường xuyên “ép số”…. Những yếu tố này sẽ làm giảm đáng kể chất lượng của nhớt hộp số và khiến thời gian thay nhớt hộp số giữa 2 lần thay sẽ rút ngắn.
Còn với xe số sàn (hay hộp số vô cấp) nên thay mới dầu hộp số sau khoảng 40.000km để đảm bảo dầu không bị đóng cặn và hộp số có thể hoạt động một cách trơn tru nhất.
Vệ sinh dàn lạnh, điều hòa
Dàn máy lạnh ô tô là nơi lưu thông giữa không khí trong và ngoài xe ô tô, tạo cảm giác thoải mái cho tài xế và hành khách trên mọi cung đường. Nếu dàn máy lạnh bị hư hỏng, khả năng lọc khí bẩn sẽ kém, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người.
Thế nên, vệ sinh dàn lạnh điều hòa định kỳ sẽ giúp loại bỏ các vi sinh vật, nấm mốc, mùi hôi khó chịu, đảm bảo an toàn cho người lái xe, đặc biệt hạn chế tình trạng làm nóng máy.
Dàn máy lạnh ô tô là nơi lưu thông giữa không khí trong và ngoài xe ô tô, tạo cảm giác thoải mái cho tài xế và hành khách trên mọi cung đường
Tại sao nên lựa chọn Mạnh Dũng khi thay lốp ô tô Thái Nguyên
Với bề dầy hơn 20 kinh nghiệm, Công ty TNHH Lốp Mạnh Dũng đã và đang phấn đấu trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp lốp, phụ tùng, phụ kiện ô tô tại Việt Nam.
Lấy “Sự hài lòng của khách hàng là động lực phát triển của doanh nghiệp”, Công ty chúng tôi đã dần khẳng định tên tuổi và vị thế của mình đối với các khách hàng trong khu vực.
Lốp Mạnh Dũng – Nhà phân phối các sản phẩm và dịch vụ về lốp hàng đầu Thái Nguyên!
Cơ sở 1: Số 404 đường Thống Nhất – Thái Nguyên (02083 842 996)
Cơ sở 2: số 235 đường Thống Nhất , Tân Lập – Thái Nguyên (0941 131 999)
Cơ sở 3: KM6 – Xã Sơn Cẩm – Thái Nguyên (0961 091 619)
Cơ sở 4: Số 26 Cầu Diễn – Phường Phúc Diễn – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội (0961 930 266)
Tổng cục Hải quan dẫn chứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan có hiệu lực từ ngày 15/7/2023.
Theo đó, việc phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 đối với mặt hàng bộ linh kiện ô tô rời đồng bộ (bộ linh kiện CKD của ô tô), mặt hàng bộ linh kiện ô tô không đồng bộ, mặt hàng khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái (ô tô sát xi, có buồng lái) được thực hiện theo quy định tại khoản 1.1 Mục II Phụ lục II.
Khoản 1.1 Mục II Phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP quy định, bộ linh kiện CKD của ô tô hoặc bộ linh kiện không đồng bộ nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô được phân loại và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Chương 98 theo hướng dẫn tại điểm b.5 khoản 2 Chương 98 hoặc quy định tại nhóm 98.21, nhóm 98.36 hoặc nhóm 98.49.
Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại điểm b.5 khoản 2 mục II Phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện CKD hoặc bộ linh kiện không đồng bộ của xe ô tô được phân loại và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện, phụ tùng quy định tại 97 chương thuộc Mục I Phụ lục II hoặc lựa chọn phân loại và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo bộ linh kiện CKD và bộ linh kiện không đồng bộ của xe ô tô quy định tại nhóm 98.21 hoặc áp dụng theo xe ô tô nguyên chiếc quy định tại 97 chương. Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn cách tính thuế theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô hoặc nhóm 98.21 thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm b.5.1 khoản này.
Về điều kiện áp dụng, linh kiện phải do các doanh nghiệp đảm bảo Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô trực tiếp nhập khẩu để sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân được các doanh nghiệp đảm bảo Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ủy quyền nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu kinh doanh. Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì phải có hợp đồng ủy thác, trường hợp nhập khẩu kinh doanh thì phải có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp ráp xe ô tô theo quy định khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện CKD hoặc bộ linh kiện không đồng bộ lựa chọn cách tính thuế theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô hoặc nhóm 98.21 nhưng cơ quan hải quan qua thanh tra, kiểm tra phát hiện doanh nghiệp không sử dụng các bộ linh kiện này để thực hiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô thì truy thu theo thuế suất thuế nhập khẩu của xe ô tô nguyên chiếc và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật quản lý thuế...
Như vậy, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, trường hợp doanh nghiệp không tham gia chương trình ưu đãi thuế, nhập khẩu bộ linh kiện CKD để sản xuất, lắp ráp ô tô nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm b.5.1 khoản 2 mục II Phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP thì được phân loại và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện, phụ tùng quy định tại 97 chương thuộc Mục I Phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP .
Bộ Tài chính vừa gửi Bộ Tư pháp hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Tại hồ sơ này, Bộ Tài chính cập nhật ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, về cơ bản, các đơn vị nhất trí với dự thảo Nghị định. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương có ý kiến lo ngại về vi phạm cam kết quốc tế.
Trước đó, Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị định quy định mức thu giảm lệ phí trước bạ ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Từ ngày 1/8 đến hết ngày 31/1/2025, mức giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 10/2022 quy định về lệ phí trước bạ. Từ ngày 1/2/2025 trở đi, mức thu trở về như đã nêu tại Nghị định 10/2022.
Trên cơ sở đánh giá tác động tích cực lẫn tiêu cực của việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính tiếp tục trình Chính phủ 2 phương án.
Phương án thứ nhất là không giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Phương án thứ 2 là giảm tiếp 6 tháng.
Bộ Tài chính nghiêng về phương án 1.
Một mẫu ô tô sản xuất trong nước (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Theo Bộ này, việc không giảm thuế trước bạ sẽ tuân thủ quy định theo nguyên tắc đối xử quốc gia trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc này cũng sẽ không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách địa phương.
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ từng được triển khai để hỗ trợ cho ngành ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước 3 năm 2020, 2022 và 2023 đạt được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, dịch Covid-19 hiện đã được kiểm soát, tình hình kinh tế - xã hội cũng phục hồi tích cực, không cần tiếp tục giảm thêm.
Dù vậy, Bộ cũng nêu phương án này có nhược điểm là chưa góp phần kích thích tiêu dùng ô tô trong nước.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, trong trường hợp Chính phủ vẫn quyết định thực hiện giảm 50% thuế trước bạ cho ô tô trong nước, giao Bộ này chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng Nghị định.
Để ứng phó với vi phạm cam kết quốc tế như các Bộ đã nêu, Bộ trình Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát và xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp Việt Nam bị khởi kiện vi phạm các cam kết quốc tế.