Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Gia Lộc
Đặc điểm của thương hiệu là gì?
Một thương hiệu có thể được cấu thành từ nhiều thành phần, gồm:
Bản thân từng thành phần riêng lẻ không thể tạo nên thương hiệu mà thương hiệu chính là sự hợp thành của những thành phần này.
Vậy đặc điểm cụ thể của những thành phần này ra sao?
Đây là phần không đọc được, chỉ nhận diện được bằng mắt. Các doanh nghiệp thường lựa chọn logo là những hình ảnh có ý nghĩa đã được cách điệu, không màu mè, dễ nhớ.
Bông sen vàng là logo của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines
Logo của tập đoàn Vingroup là biểu tượng cánh chim bay cao. Hình ảnh cánh chim uyển chuyển như chữ V, V là viết tắt của Việt Nam, cũng là viết tắt của “victory”- nghĩa là chiến thắng.
Là tên thương mại hoặc là tên viết tắt của doanh nghiệp. Với tên gọi, có thể giúp khách hàng dễ dàng giới thiệu thương hiệu tới người khác.
Ví dụ: Các tên gọi như FPT, Nguyễn Kim, Viettel…
Thực tế, nhiều logo chỉ bao gồm biểu tượng, nhưng lại có lego bao gồm cả tên công ty. D
Các doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ logo như nhãn hiệu.
Là một câu nói ngắn gọn thể hiện khát vọng, tôn chỉ hoặc là sự khẳng định, cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Ví dụ:
Slogan Viettel: Hãy nói theo cách của bạn
Slogan của nhãn hiệu Bitit’s: Nâng niu bàn chân Việt
Slogan Mobifone: Kết nối giá trị – Khơi dậy tiềm năng
Bên cạnh logo, việc kết hợp các màu sắc, sử dụng hình dáng thiết kế trên bao bì cũng là các yếu tố giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu.
Tài sản thương hiệu trong Marketing được biết đến với thuật ngữ Brand Equity, dùng để chỉ giá trị của một thương hiệu.
Thương hiệu thể hiện rõ nhất mọi thành tựu của công ty cũng là đại diện của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu, đồng nghĩa với việc tạo được vị trí của mình trong lòng khách hàng.
Khách hàng biết đến thương hiệu chính là biết đến doanh nghiệp, công ty. Có thể hiểu, thương hiệu là tài sản của công ty.
Tài sản thương hiệu bao gồm các giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng cũng như những người liên quan như cổ đông góp vốn, nhân viên công ty, cộng đồng, xã hội…
Các yếu tố như biểu tượng, slogan và logo của công ty, sản phẩm/dịch vụ cũng góp phần tạo nên tài sản thương hiệu, cũng chính là tài sản của công ty, đóng vai trò lớn trong sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Vì đây là những yếu tố tiếp cận trực tiếp tới các đối tượng khách hàng.
Khách hành chính là người xác định các giá trị này thông qua những trải nghiệm của họ đối với thương hiệu đó,
Khi thương hiệu đem đến cho khách hàng trải nghiệm tích cực, độ nhận diện của thương hiệu lớn thì giá trị của thương hiệu đó là “Dương” (positive).
Trái lại, khi khách hàng tỏ có những trải nghiệm không tốt khi sử dụng dịch vụ, độ nhận diện thương hiệu kém, có nghĩa giá trị của thương hiệu đó là “Âm” (negative).
Tài sản thương hiệu là yếu tố khác biệt của thương hiệu giữa những đối thủ cạnh tranh.
Tài sản thương hiệu giúp các chiến dịch marketing đạt hiệu quả tốt hơn, tăng đáng kể độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng.
Tài sản thương hiệu bền vững giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hiệu quả bán hàng, giảm trừ chi phí hoạt động. Bởi một khi thương hiệu đã được nhận diện thì chi phí marketing thương hiệu sẽ thấp hơn với khi chưa được nhận diện.
Khách hàng nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp thông qua qua logo, màu sắc, slogan hoặc hình ảnh đại diện.
Một doanh nghiệp sở hữu tài sản thương hiệu bền vững sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc phát triển cũng như mở rộng sản xuất các sản phẩm, ngành dịch vụ mới.
Bán thương hiệu còn có một cách hiểu khác, phổ biến hơn đó chính là nhượng quyền thương hiệu.
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh, theo đó một cá nhân/tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu/tên của sản phẩm/dịch vụ để kinh doanh trong một thời gian nhất định, có ràng buộc tài chính, đó có thể là một khoản chi phí hoặc có thể chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.
Bên sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) sẽ cấp phép bên nhận quyền quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ.
Nhượng quyền thương hiệu giúp phát triển nhận biết thương hiệu, gia tăng về tài chính của cả đôi bên.
Nhượng quyền thương hiệu có các hình thức phổ biến hiện nay
Là hình thức nhượng quyền với vốn đầu tư thấp, bên nhận quyền thường là cá nhân muốn bắt đầu công việc kinh doanh, điều hành doanh nghiệp một mình.
Bên nhận quyền sẽ trang bị một số trang thiết bị, sản phẩm, phương tiện… để phục vụ cho công việc. Một số dịch vụ trong nhượng quyền công việc trong đời sống có thể kể đến là: đại lý vé máy bay, đại lý du lịch, các khu vui chơi trẻ em…
- Nhượng quyền sản phẩm (phân phối sản phẩm)
Bên nhận quyền sẽ phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cấp phép hoạt động nhãn hiệu của mình (chỉ cung cấp một phần), đồng thời hướng dẫn kinh doanh, vận hành…
Hình thức này áp dụng tại những ngành hàng lớn, như ô tô, máy bán hàng tự động, thiết bị gia dụng…
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền, đồng thời được đầu tư, hướng dẫn vận hành, marketing sản phẩm hoặc dịch vụ.
Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất trong tất cả các hình thức nhượng quyền. Áp dụng với cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, cửa hàng bán lẻ, quán trà sữa…
Với dự án có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư cao như bất động sản, khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… các bên nhận quyền đầu tư, sẽ tham gia góp vốn, tham gia vào đội ngũ quản lý vận hành công việc kinh doanh, để tạo ra lợi tức từ khoản đầu tư ban đầu và thu hồi vốn rồi gia tăng tỷ lệ lợi nhuận.
Phù hợp với doanh nghiệp đã có một số chi nhánh hoạt động hiệu quả, có mục tiêu phát triển thương hiệu mạnh và rộng hơn. Với hình thức này yêu cầu bên nhận quyền đầu tư hoặc trực tiếp tham gia quản lý địa điểm có sẵn với doanh thu ổn định.
Ở các địa điểm bên nhượng quyền đã có hoạt động ổn định, doanh thu tốt, có thể chuyển đổi cho bên nhận quyền, nhượng lại (cửa hàng, cơ sở vật chất, con người…).
Thiết kế thương hiệu được hiểu là toàn bộ quá trình tạo ra một thương hiệu, bao gồm:
- Thiết kế logo, tên thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu
Mục đích của thiết kế thương hiệu chính là tạo được nét đặc trưng và bản sắc riêng của thương hiệu đó đối với những thương hiệu khác trên thị trường, cũng là yếu tố nhằm phân biệt sản phẩm/dịch vụ với các thương hiệu khác. Ngày càng có nhiều sự lựa chọn giữa các thương hiệu mà khách hàng là người phải cân nhắc trước khi đưa ra sự lựa chọn. Vậy tại sao khách hàng lại chọn thương hiệu này mà không chọn thương hiệu khác?
Vậy thiết kế thương hiệu để làm gì?
Thứ nhất là tạo lợi thế cạnh tranh
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các mặt hàng, nếu một doanh nghiệp có được thương hiệu độc đáo, thiết kế thẩm mỹ sẽ có một vị trí đặc biệt trên thị trường.
Logo đẹp, slogan cuốn hút, màu sắc hợp lý góp phần đem đến cho thương hiệu lợi thế cạnh tranh nhất định.
Thứ hai là gây ấn tượng với khách hàng
Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến từng chi tiết, dù là nhỏ nhất trong toàn bộ quá trình xây dựng thương hiệu. Bởi nếu việc thiết kế thương hiệu cùng với các chiến lược liên quan đều có kế hoạch tốt, trình bày hiệu quả, đẹp mắt, sẽ dễ gây ấn tượng với khách hàng.
Thứ ba là kết nối cảm xúc vì bộ nhận diện thương hiệu sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tạo ra cảm xúc trong tâm trí họ.
Thứ tư là nhận diện thương hiệu, bởi một thiết kế thương hiệu tốt sẽ được người tiêu dùng ghi nhớ trong tâm trí, tạo ra tác động lâu dài. Bên cạnh đó còn giúp thương hiệu nổi bật, dễ dàng phân biệt với các sản phẩm, thương hiệu khác. Thiết kế thương hiệu là bước đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thương hiệu giới thiệu ra thị trường.
Thiết kế thương hiệu gồm các bước:
Trong quá trình tạo dựng thương hiệu thì đây xuất phát điểm đầu tiên. Nếu doanh nghiệp có tên thương hiệu độc đáo, ấn tượng, thể hiện được giá trị cốt lõi sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng.
Logo thương hiệu có ý nghĩa, vai trò quan trọng không kém bên cạnh tên thương hiệu. Nhìn vào logo có thể nhận diện ra thương hiệu. Logo có ý tưởng tốt, thể hiện được tinh thần, giá trị doanh nghiệp sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng.
Bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, khác biệt là công cụ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy doanh số, khởi tạo giá trị cho tương lai.
Tùy vào nhu cầu và mục đích cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn thiết kế bộ nhận diện phù hợp với mình.
Tùy vào nhu cầu và mục đích cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn thiết kế bộ nhận diện phù hợp. Bao gồm: Nhận diện thương hiệu cơ bản, nhận diện thương hiệu văn phòng, nhận diện thương hiệu trên sản phẩm, nhận diện thương hiệu ngoài trời, nhận diện thương hiệu marketing
Chính là vấn đề liên quan đến pháp lý để tránh những rắc rối về việc tranh chấp bản quyền thương hiệu.
Trên đây là giải đáp cho thương hiệu là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Với định hướng chiến lược rõ ràng trong 15 năm xây dựng và phát triển, Việt Phát (mã chứng khoán: VPG) đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những công ty dẫn đầu về sản xuất, kinh doanh các nguyên liệu khoáng sản.
Dự án Viet Phat South City của Tập đoàn Việt Phát với 174 căn hộ liền kề nhanh chóng được bán hết sau khi ra mắt Ảnh: VPG
Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khoáng sản
Năm 2010 là bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh của Việt Phát khi nhận thấy tiềm năng lớn từ ngành công nghiệp thép tại Việt Nam, Việt Phát đã chuyển trọng tâm kinh doanh sang cung cấp nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc cho ngành luyện thép.
Với nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao từ các mỏ có trữ lượng lớn tại Việt Nam và nhập khẩu từ các nước trên thế giới, trong những năm qua, Việt Phát đã trở thành nhà cung cấp quặng sắt cho các nhà máy luyện gang thép lớn như Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, Công ty Gang thép Cao Bằng, Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang...
Bên cạnh quặng sắt, hoạt động kinh doanh than cũng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Việt Phát. Các sản phẩm bao gồm than cốc, than mỡ nhập khẩu, sản phẩm than do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam sản xuất.
Hiện nay, Việt Phát là nhà cung cấp than chính cho các tập đoàn, nhà máy lớn như Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung, Công ty cổ phần Xây lắp điện I, Công ty cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên… Việt Phát cũng là bạn hàng của các đối tác nước ngoài có thương hiệu lớn trên toàn thế giới như Sumitomo, Mitsubishi, Marubeni, Bluescope, Noble
Resources International, FMG, Glencore… đến từ các nước như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Trung Quốc…
Những năm gần đây, sản lượng hàng hóa mà Việt Phát cung cấp ra thị trường tăng trưởng mạnh. Riêng năm 2021, sản lượng than cốc đạt trên 200.000 tấn; quặng sắt xấp xỉ 500.000 tấn. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh sản lượng quặng sắt, than cốc, Việt Phát sẽ cung cấp ra thị trường mặt hàng than nhiệt. Đây là tiền đề để Hội đồng Quản trị Việt Phát đưa ra chỉ tiêu doanh thu hơn 8.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 280 tỷ đồng trong năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Đức, Tổng giám đốc Việt Phát cho biết: “Với bề dày kinh nghiệm và thương hiệu quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu, khoáng sản, tới đây, Việt Phát sẽ mở rộng sang khách hàng ở lĩnh vực nhiệt điện. Công ty đã tiếp cận được nguồn hàng than nhiệt chất lượng cao, dồi dào. Đến thời điểm này, Việt Phát cũng đã là đối tác với một số nhà máy nhiệt điện lớn, trọng điểm quốc gia nhằm cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu than nhiệt đầu vào cho các nhà máy”.
Tuy chưa tiết lộ cụ thể những đối tác đã ký kết được thỏa thuận nguyên tắc cung ứng than nhiệt và cả những đối tác tiềm năng khác, nhưng ông Nguyễn Văn Đức khẳng định: “Tín hiệu là rất tốt”.
Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực chủ đạo là khoáng sản, Việt Phát còn là một doanh nghiệp đa ngành. Một trong những thành tựu nổi bật nhất phải kể đến khi là đối tác phát triển thành công Dự án Aeon Mall Hải Phòng Lê Chân. Sự thành công này giúp Việt Phát trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn Aeon Mall. Với tổng mức đầu tư gần 200 triệu USD, quy mô lớn, hạ tầng hiện đại, Trung tâm thương mại Aeon Mall Hải Phòng Lê Chân ra đời đóng góp tích cực vào việc tạo sức hấp dẫn mới trong môi trường đầu tư cũng như tạo động lực phát triển đô thị Hải Phòng.
Trong năm 2019, Việt Phát đã thực hiện Dự án nhà ở Việt Phát South City quy mô 24.000 m2, gồm 174 căn nhà liền kề kèm tiện ích và cảnh quan cây xanh, hạ tầng đồng bộ. Việt Phát South City được kết tinh từ tâm huyết của chủ đầu tư và các kiến trúc sư, nên sản phẩm đưa ra thị trường nhận được thiện cảm của đông đảo khách hàng. Toàn bộ số căn nhà trên đã được tiêu thụ trong thời gian ngắn.
Cũng trong lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn Việt Phát đã hoàn thành các thủ tục pháp lý để triển khai đầu tư xây dựng một khu công nghiệp lớn tại Hải Phòng. Dự kiến, khu công nghiệp này có thể khởi công ngay trong năm 2022.
Song hành với những thành công trong kinh doanh, Việt Phát luôn hướng tới mô hình “Doanh nghiệp vì cộng đồng”. Mỗi năm, doanh nghiệp đều dành hơn một tỷ đồng cho các hoạt động xã hội, từ thiện, chung tay xóa đói giảm nghèo, chăm lo gia đình chính sách, khuyến học… Năm 2020 và năm 2021, doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ Phòng chống Covid với số tiền gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, Việt Phát còn tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trồng cây xanh cùng địa phương và các đối tác.
Về quản trị doanh nghiệp, Việt Phát áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2015; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chăm lo đời sống người lao động. Thu nhập trung bình của người lao động tại đây đạt hơn 10 triệu đồng/người/tháng. Công ty chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập môi trường làm việc hiện đại, gần gũi với con người.
Về ứng dụng công nghệ, Việt Phát tích cực ứng dụng nhiều giải pháp chuyển đổi số, chữ ký số, làm việc từ xa, hội nghị trực tuyến và là đối tác của các công ty công nghệ lớn như Misa, FPT, Viettel…
“Những thành tựu có được ngày hôm nay của Việt Phát là nhờ Công ty luôn đặt chữ Tín làm đầu, luôn giữ chữ Tín với đối tác, khách hàng, các cơ quan quản lý nhà nước và cả với người lao động. Hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ uy tín thương hiệu, nhưng đó phải là một thương hiệu không ngừng lớn mạnh và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực của mình, đối với Việt Phát, đó là xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư khoáng sản. Các đối tác, khách hàng của chúng tôi luôn hoàn toàn yên tâm về sản lượng và chất lượng ổn định”, ông Nguyễn Văn Đức chia sẻ.
Tập đoàn Việt Phát đã trải qua 15 năm phát triển và có được nhiều thanh tựu đáng tự hào khi 5 năm liên tiếp có mặt trong bảng xếp hạng VNR500; Top 100 Sao Vàng đất Việt năm 2018, 2021 cùng nhiều bằng khen của các bộ, ban, ngành, địa phương. Những thành tựu đã đạt được chính là động lực để Tập đoàn Việt Phát hướng đến tương lai, phát triển bền vững, đóng góp vào nền kinh tế của đất nước.